221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
939846
Người khơi nguồn giao thương
1
Article
null
Người khơi nguồn giao thương
,

(VietNamNet) - Đại tướng Mai Chí Thọ được biết đến với tư cách một chiến sỹ cộng sản kiên trung, một lãnh đạo ưu tú của ngành công an, TP.HCM qua cái nhìn của những người gần ông trong bộ máy nhà nước. Nhưng chuyện ông là người khơi nguồn giao thương với nước ngoài tại TP.HCM vào những năm ngăn sông, cấm chợ trước đổi mới với tầm nhìn và sự quyết đoán trong ấn tượng của giới doanh nhân chưa được nhắc đến nhiều.

>>Vĩnh biệt đại tướng Mai Chí Thọ
>>Người lãnh đạo dám "liều" vì dân

Chiều 31/5, chúng tôi được gặp một Việt kiều Nhật, ông Đỗ Văn Dũng, Tổng giám đốc một công ty nghiên cứu các dự án về môi trường biển, người gần gũi với đại tướng Mai Chí Thọ và được ông tạo điều kiện tham gia vào bước đột phá trên. Vừa trở về từ sân bay, ông trầm ngâm trong câu chuyện về "chú Năm Xuân":

"Nước tư bản lo cho dân được, sao mình không được?"

Đại tướng Mai Chí Thọ khi làm Chủ tịch UBND TP.HCM (bên phải) cùng ông Đỗ Văn Dũng tại một khu triển lãm hàng năm 1984. Cũng tại nơi này, ông đã gợi ông Dũng đem hàng xuất khẩu sang Nhật. (ảnh tư liệu)
"Năm 1971, đang làm liên lạc cho biệt động Sài Gòn, tôi được cử đi du học ở Nhật, học ngành kinh tế quốc tế.

Năm 1978, chú Năm sang thăm Nhật. Ông là chủ tịch thành phố đầu tiên của Việt Nam thăm nước Nhật với suy nghĩ học Nhật làm kinh tế. Suốt thời gian kéo dài một tuần của chuyến thăm, tôi và một số nghiên cứu sinh đi theo ông, làm thông dịch. Trong chuyến thăm đó, ông nói: "Người ta là nước tư bản mà lo cho dân được. Tại sao mình không lo cho dân được?". Điều này khiến ông bức xúc. Sau chuyến đi của ông, nhiều lãnh đạo địa phương khác sang thăm Nhật để tìm hiểu cách làm kinh tế ở đây.

Tôi về nước năm 1981, làm trợ lý Giám đốc ở công ty Ficonimex. Dưới thời chú Năm khi đó TP có 5 công ty xuất nhập khẩu. Lúc đó TP.HCM là địa phương đầu tiên làm kinh tế kiểu đó. Ficonimex là công ty của giới công thương Sài Gòn cũ ở lại sản xuất kinh doanh. Nhiều người trong số những công thương này đã được chú Năm bảo vệ trong thời gian cải tạo công thương, nên được ổn định làm ăn.

Thời gian đó, nói thật có nhiều thời gian vì ít có việc để làm, buổi chiều, tôi thường đến nhà chú Năm đánh tennis, chơi với con chú. Chẳng hiểu sao một người dân như tôi lại không ngần ngại đến nhà vị lãnh đạo thành phố như thế.

Chú Năm rất nhạy về kinh tế, tôi không hiểu ông học ở đâu. Một hôm tôi phụ trách gian hàng triển lãm ở Nhà văn hoá quận 5. Chú đến thăm, gặp tôi, bèn bảo: "Cháu về nước đã làm được gì chưa?". Tôi nói thật là về nước một năm rồi mà chưa làm được gì. Lúc đó, tôi chưa hiểu gì về cơ chế, thủ tục, chỉ lấy cơ sở của công thương Sài Gòn cũ sản xuất, làm những mặt hàng như trứng muối, hải sản xuất đi Hồng Kông.

Ông nói: "Nước ta vẫn bị Mỹ cấm vận. Cháu hãy trở lại Nhật. Trong nước có thể xuất khẩu cái gì thì cháu đem đi xuất khẩu. Trong nước cần mua gì thì cháu mua về".

Ban đầu không xuất khẩu được gì khác ngoài mây tre đan, sau đó xuất khẩu hải sản. Các nhà máy đông lạnh bắt đầu được xây dựng. Hàng Việt Nam được biết đến, tôi cứ đi về liên tục. Sau đó, xuất khẩu tằm tơ, tìm được giống F1 của Nhật mang về.

Hiệu quả nhất là lô dầu đầu tiên xuất khẩu do tôi môi giới. Tôi may mắn có bạn học cùng lớp làm bên xuất khẩu nên được tạo điều kiện.

"Dân phải buôn bán mới sinh sống được chứ"

Sau chuyến đi Nhật đó, chú Năm đặt vấn đề làm sao cởi trói để dân được sản xuất, kinh doanh. Vào thời điểm người dân đi buôn bán nhỏ cũng bị tịch thu đó, không ai dám nói điều này. Ông quyết và làm, có khi bên dưới còn rụt rè chưa dám theo. Có lần ông nói: Tịch thu những cửa hàng của người dân làm gì. Người ta phải buôn bán mới sinh sống được chứ.

Trong quá trình làm xuất khẩu, những lúc gặp nhiều khó khăn vì cơ chế ràng buộc, tôi lại tìm đến nhờ ông giúp đỡ. Biết tôi nhờ vì việc chung, ông giải quyết rất nhanh.

Có thể ông là người thành công đầu tiên về mở cửa. Ông cũng bị chặn lại nhưng đã vượt qua được và bước đầu chứng minh được mở cửa là cách có lợi nhất cho đất nước, để cấp trên thống nhất thành hành động. Tôi nghĩ, đất nước phát triển được như ngày nay, công của ông không nhỏ.

Một điều ấn tượng nữa là, ông làm lãnh đạo cấp cao mà không bị đóng kín, bao vây về thông tin bởi những báo cáo không sát thực tế. Khi báo cáo với ông, cái nào đúng, cái nào sai ông biết ngay và phán quyết.

Ở ông luôn toát ra hào khí có sức mạnh thuyết phục người khác. Chỉ có người thực lòng yêu dân, yêu nước mới nuôi được hào khí này.

Năm ngoái, đến thăm chú, tôi vẫn thấy ông thiết tha với công việc cho dân, cho nước làm sao để tốt hơn.

Lần cuối tôi gặp ông là vào tuần trước khi ông được điều trị ở bệnh viện 108. Ông nằm trên giường, dụng cụ y tế, dây nhợ chằng chịt xung quanh. Ông có vẻ khó chịu sự gò bó này, muốn la, tay cứ quờ mạnh muốn giật dây ra. Tôi kêu: "Chú Năm, Dũng Nhật đây", lúc đó ông đang thở bình ô xi nhưng vẫn "ờ" một tiếng khá to. Tôi chảy nước mắt, nắm tay chú: "Chú Năm ơi, ráng vượt qua lần này chú nhá". Ổng lại "ờ" một tiếng rõ to, rất dũng mãnh, chứ không hề yếu ớt".

  • Bùi Văn - Phạm Cường

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,