221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
934576
Nhà tài trợ mong Việt Nam sớm kết luận vụ PMU 18
1
Article
null
Nhà tài trợ mong Việt Nam sớm kết luận vụ PMU 18
,

 (VietNamNet) - Tham dự cuộc đối thoại đầu tiên với các cơ quan phòng chống tham nhũng của VN được tổ chức sáng nay, 18/5 tại HN theo chỉ đạo của Thủ tướng VN, đại diện các đối tác phát triển của Nhật Bản, Thụy Điển, Australia, Canađa, Na Uy...  bày tỏ mong muốn cơ quan điều tra của VN sớm có kết luận về các vụ án trọng điểm như vụ PMU 18. 

â
Phó TT Trương Vĩnh Trọng, Phó Ban Chỉ đạo TW phòng, chống TN phát biểu khai mạc cuộc Đối thoại.
Các đối tác phát triển đều hoan nghênh sáng kiến của phía VN tổ chức cuộc đối thoại sẽ được tiến hành định kỳ mỗi năm 2 lần, trước thềm hội nghị CG. Đại diện ĐSQ Thụy Điển, Đan Mạch, Bộ Phát triển Quốc tế Anh, Cơ quan Phát triển quốc tế Canađa đều khẳng định sẽ "đứng bên Chính phủ VN, chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ thiết thực cho công cuộc phòng, chống TN". 

Cuộc đối thoại đầu tiên mà cả phía VN và nhà tài trợ đều cho rằng có tính chất thử nghiệm, có sự tham gia của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền. Điều này chứng tỏ quyết tâm chính trị của VN trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Trong phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khẳng định quyết tâm của VN "phấn đấu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo vào năm 2020. Để đạt mục tiêu trên, CP và nhân dân VN sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp". 

"Tôi bày tỏ niềm tin và đề nghị các nhà tài trợ dành cho các cơ quan phòng, chống TN của VN sự quan tâm và giúp đỡ cần thiết, hiệu quả", ông Trọng nói. 

Chưa phát hiện dấu hiệu tham nhũng trong sử dụng ODA

Thời lượng chính của 4 giờ đối thoại được dành cho các cơ quan, tổ chức của VN giới thiệu vai trò, nhiệm vụ của mình: Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống TN, Kiểm toán NN, Tòa án tối cao, Bộ Công an, Viện KSNDTC, Thanh tra CP, Văn phòng CP. 

Phía Việt Nam cũng đã trình bày nhu cầu được các nước và tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm cũng như tài trợ về tài chính và kỹ thuật cho hoạt động của mình. 

Đại diện VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng cho biết, do mới được thành lập, VP đang củng cố và tiến hành hoạt động bước đầu, có nhu cầu để nghiên cứu, xây dựng chính sách, kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ nhu cầu đào tạo các kiểm sát viên qua hình thức du học hoặc nghiên cứu ở các nước phát triển, tham dự các cuộc hội thảo ở VN và được tài trợ phương tiện hiện đại. 

Phần trình bày được chờ đợi nhất có lẽ là của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Bộ Công An. Theo Đại tá, Cục phó, Trần Huy Hồng, vụ PMU 18 đang được tiến hành điều tra và mới có kết luận về các tội đánh bạc, nhận và đưa hối lộ. Riêng về tham nhũng, cơ quan điều tra chưa có kết luận những nhân vật trong vụ PMU 18 có phạm tội hay không. 

Ông Hồng cũng cho hay, CP Nhật Bản cũng đã cử một đoàn kiểm toán dến VN, nghe các cơ quan thanh tra, kiểm toán, Bộ KHĐT báo cáo liên quan đến việc sử dụng viện trợ phát triển của phía Nhật (ODA). các báo cáo khẳng định việc sử dụng này hoàn toàn có hiệu quả, chưa phát hiện dấu hiệu tham nhũng. 

Các nhà tài trợ: cần tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan của VN

a
Các nhà tài trợ: "Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng".
Ông Donal Brown, đại diện DFID- Bộ Phát triển quốc tế Anh khẳng định ấn tượng tốt của ông với sự quan tâm nghiêm túc của Chính phủ VN với cuộc chiến chống tham nhũng. 

Tuy nhiên, theo ông Brown, VN cần xác định rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ các cơ quan. "Lắm cha con khó lấy chồng", điều quan trọng là kết quả chúng ta đạt được là gì. Chúng ta cần vươn lên phía trước nhanh, đặc biệt để gây dựng niềm tin trong lòng công chúng". 

Ý kiến này được bà Lynne Racine, đại diện cho CIDA - Tổ chức phát triển quốc tế Canađa tán đồng. "Mối quan tâm của chúng tôi là làm sao giải quyết chuyện chống chéo giữa các cơ quan VN. Có vẻ như có nhiều trùng lắp trong vai trò, chức năng giữa VPCP và Ban Chỉ đạo TW", bà nói. 

Bà cũng góp ý là trong cuộc đối thoại, chưa thấy phía VN nhắc đến vai trò của Quốc hội, mà cụ thể là của UB Pháp luật QH. 

Các đại diện SQ Đan Mạch, Na Uy, UNDP cũng đề nghị, về vụ PMU 18, cơ quan chức năng của VN cần điều tra và nhanh chóng kết luận. Một góp ý nữa là vai trò độc lập của phương tiện thông tin đại chúng, của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng. 

Cuối năm 2007: trình dự thảo chiến lược phòng, chống tham nhũng từ nay đến 2020

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra, hiện Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành các khâu nghiên cứu cơ bản và điều tra xã hội học cho chiến lược phòng, chống TN trung hạn từ nay đến 2020. 

Điều tra này được tiến hành nhằm xác định nhận thức của các tầng lớp nhân dân, kể cả những người không phải là công chức, về thực trạng tham nhũng, sự chấp nhận của xã hội đối với Luật phòng, chống TN cũng như những đề xuất từ phía nhân dân. Một đối tượng quan trọng mà cuộc điều tra chú ý là sinh viên, học sinh phổ thông.

Theo ông Thanh, Tổng Thanh tra CP đã thành lập một nhóm công tác soạn thảo chiến lược dựa trên những nghiên cứu trên. Nhóm có thể trình bản soạn thảo cho Tổng thanh tra trong tháng 9. Tiếp theo, sẽ có sự tham khảo ý kiến các ban ngành hữu quan, tổ chức xã hội và cả các nhà tài trợ.

Nếu đạt được sự đồng thuận, Tổng Thanh tra CP có thể trình dự thảo chiến lược ngay cuối năm nay.

Đề án kiểm soát thu nhập: trả lương công chức qua tài khoản 

Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền đã khẳng định, cuộc đối thoại lần sau, diễn ra vào tháng 12, sẽ đi sâu vào một chủ đề, có thể là chống tham nhũng và cải cách hành chính và chắc chắn sẽ hiệu quả hơn lần này. 

Ông cũng cho biết, không có sự chồng chéo giữa các cơ quan phòng, chống TN của VN: VPCP là chỉ đạo tổng thể, giữa thanh tra với kiểm toán, nếu vụ việc được thanh tra làm thì kiểm toán không làm và ngược lại.

Về ý kiến của một số nhà tài trợ cho rằng việc điều tra các vụ án còn chậm, ông Truyền nói, trong thực tế, Thủ tướng cũng như Ban Chỉ đạo TW đều có chỉ đạo hàng tuần, hàng tháng quyết liệt. Nhưng vì tính chất phức tạp của các vụ án nên không thể kết luận ngay được mà phải đảm bảo theo pháp luật, sẽ có kết luận sớm, rõ ràng và công khai. 

Ông Truyền cũng tiết lộ nhiều công việc mà Thanh tra CP đang tiến hành, nhằm phòng tham nhũng hữu hiệu. Trong đó, có việc soạn thảo đề án kiểm soát thu nhập, theo đó lương của cán bộ công chức sẽ không được trả bằng tiền mặt nữa. Thanh tra CP cũng sẽ đề xuất quy định luân chuyển cán bộ công chức, không để cán bộ giữ quyền trong một thời gian dài, dễ gây nhũng nhiễu.

Ông Lennart Nordstrom, Công sứ, Phó Đại sứ Thuỵ Điển tại VN : "Rất cần thiết tạo ra một không gian đối thoại giữa các nhà tài trợ và các quan chức trong chính phủ như thế này, để chúng ta có thể tin tưởng nhau hơn và để thấy có những tiến triển trước mắt".

Cách hiệu quả nhất để chống tham nhũng đó là đảm bảo luật pháp cụ thể hơn, minh bạch hơn. Bạn phải ngăn chặn được những việc xảy ra ở bên ngoài. Hệ thống chống tham nhũng chỉ hiệu quả khi cả bạn và tôi đều chấp nhận hệ thống đó. Nếu không có hệ thống chống và không chấp nhận hệ thống đó hay những giá trị xã hội, sẽ không đạt được kết quả. Đó là cảm giác của mọi người: liệu tôi có nghĩ rằng làm như thế này là sai, là tham nhũng, liệu tôi có từ chối đưa tiền cho ai khác lẫn nhận tiền của người khác. Đó mới là điều quan trọng. 

Điều quan trọng nữa là phải có chiến lược chống tham nhũng. Các cơ quan, bộ ngành phải ý thức rằng mình có trách nhiệm và cùng nhau phối hợp để tìm ra cách thức hiệu quả xóa nạn tham nhũng. 

Vai trò của truyền thông, sự minh bạch thông tin cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Trong đó, báo chí có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phanh phui những vụ tiêu cực, tham nhũng, qua đó ngăn chặn nạn tham nhũng. Báo chí phải được quyền tự do viết lên sự thật.

Ông Bill Tweddell, Đại sứ Australia tại VN: "Chúng tôi cảm thấy hài lòng với việc đối thoại với chính phủ như thế này".
Phó Thủ tướng VN có mặt ở đây cùng đại diện hàng loạt các cơ quan chống tham nhũng. Đó là tín hiệu rất tốt của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề và nhất là có sự tham vấn của các nhà tài trợ tham gia giải quyết vấn đề. Đây là sáng kiến rất tốt của Chính phủ VN và chúng tôi mong đợi mọi việc được xúc tiến trong tương lai. 

Tham nhũng là vấn đề không chỉ của riêng mỗi quốc gia nào. Không quốc gia nào không có tham nhũng. Vấn đề là những nước như VN đã nhận diện sâu sắc về nguồn lực có thể hoạt động hiệu quả với nỗ lực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

  • Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,