221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
680908
"Cú hích" cuối cùng cho một quyết định lịch sử
1
Article
null
'Cú hích' cuối cùng cho một quyết định lịch sử
,

(VietNamNet) - Câu chuyện về quá trình quay 1 bộ phim được xem là "cú hích cuối cùng" để Tổng thống Bill Clinton quyết định tuyên bố xóa bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, là tiền đề cho bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được chính thức bình thường hoá vào ngày 12/7/1995, nhưng để có được sự kiện lịch sử này phải kể đến một quyết định rất táo bạo, mang tính đột phá trong quan hệ hai nước: Bỏ cấm vận với Việt Nam.

Theo như lời ông Pete Peterson, Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, phát biểu ở Diễn đàn “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Con đường đi tới” đầu tháng 6 vừa rồi: Mặc dù đã có quyết sách rõ ràng nhưng để đi tới quyết định này ông Clinton rất cần có một chất “xúc tác” là sự ủng hộ của giới cựu binh Mỹ.

Một bộ phim tài liệu được quay ở Việt Nam vào tháng 10/ 1993 và phát trên kênh truyền hình ABC News vào tháng 1/1994, đã được coi là cú “hích” cuối cùng cho quyết định này.

Ngay sau khi phát xong bộ phim dài khoảng 35 phút này trong chương trình Day-One, tổng đài của hãng ABC đã bị nghẽn mạch bởi rất nhiều cuộc gọi của các cựu binh “Chiến tranh Việt Nam” trên toàn nước Mỹ.

Họ bày tỏ sự xúc động của mình và chia sẻ cách nhìn nhận của các nhà làm phim: Cựu binh của cả hai phía bắt tay nhau trên chiến trường xưa - một hình ảnh mới trong quan hệ giữa hai cựu thù!

Chưa đầy một tháng sau đó, vào ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton trịnh trọng tuyên bố xoá bỏ cấm vận với Việt Nam!

Soạn: AM 479901 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tháng 10/1993, tại Ia Drang (Việt Nam), hai vị tướng Nguyễn Hữu An và Hal Moore có cái bắt tay lịch sử. Năm 1965, tại đây, họ là chỉ huy của quân đội 2 phía trong một trận đánh khốc liệt được xem là "đã làm thay đổi cuộc chiến ở Việt Nam”.

Cái bắt tay trên chiến trường xưa...

Trận đánh lịch sử Ia Drang, diễn ra năm 1965, là một trận đánh chiến thuật nhưng mang tính chiến lược vì trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam chưa bao giờ phía Mỹ lại bị tổn thất lớn như thế trong một trận đánh với 2 tiểu đoàn “Kỵ Binh bay” bị loại ra khỏi vòng chiến đấu.

Thương vong về phía Việt Nam con số cũng rất khác nhau. Phía Mỹ nói là nhiều, trong khi đó theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Chu Huy Mân (lúc đó là Bí thư Mặt trận B5), hay Thượng tướng Nguyễn Hữu An... mà các nhà làm phim có dịp phỏng vấn, thì số thương vong của phía Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với số liệu phía Mỹ đưa ra.

Sau trận đánh này, Quân đội Mỹ phải xem xét lại về “sức mạnh vô địch” của lực lượng kỵ binh bay, còn phía Việt Nam cũng hình dung được cách đánh Mỹ như thế nào.

Đúng như lời nhận xét ngắn gọn của Tướng Harold Moore ở bìa đầu cuốn sách: “Ia Drang là trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến ở Việt Nam”.

Bộ phim với tựa đề “They were soldiers... once young... and brave” (Họ từng là những người lính... trẻ trung... và quả cảm) được xây dựng dựa theo cuốn sách “We were soldiers once... and young” (Chúng ta từng là những người lính... và trẻ mãi) của Tướng ba sao quân đội Mỹ Harold Moore và phóng viên Joe Galloway của hãng Thông tấn UPI, những người đã có mặt trong trận đánh Ia Drang lịch sử.

Trong cuốn sách của mình, hai đồng tác giả muốn nhấn mạnh đến tính chất khốc liệt, chết chóc của trận đánh đó và sự quả cảm của những người lính trẻ Mỹ. Các nhà làm phim đến Việt Nam với một kịch bản như vậy thông qua hành trình trở lại chiến trường xưa của những cựu binh Mỹ còn sống này.

Tôi nói với họ rằng trong phim phải nêu được tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội Việt Nam như một sự thật lịch sử. Nếu không họ hãy đề nghị người khác, chứ không phải là tôi, cộng tác”, Vũ Bình kể lại.

Quan điểm của Vũ Bình trong cuộc tranh luận với đạo diễn Terry Wrong và bình luận viên nổi tiếng của hãng ABC Sawyer Forest sau đó đã được Tướng Harold Moore xác nhận.

Vị tướng này đã bày tỏ sự khâm phục thực sự đối với những người phía bên kia chiến tuyến trong trận đánh đó.

Trong phim có một cảnh không chỉ làm các cựu binh Mỹ xúc động, mà còn khiến bản thân những người làm phim thấy “cay cay trong mắt”: Hình ảnh các cựu binh Việt Nam và Mỹ, trong đó có Thượng tướng Nguyễn Hữu An (nguyên Tư lệnh Mặt trận B5), Tướng Harold Moore (nguyên Trung tá Chỉ huy Lực lượng Kỵ binh bay của Mỹ), khoác vai nhau đứng mặc niệm những người đã khuất của cả hai phía, cùng những lời phát biểu đầy xúc động của họ về những người đã nằm yên dưới lòng đất.

Điều thứ hai tôi muốn họ nhấn mạnh trong bộ phim là quan điểm của Việt Nam “sẵn sàng gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Và những người đi tiên phong trong chính sách này chính là các cựu binh Việt Nam”, Vũ Bình kể tiếp.

Có một điều rất thú vị là sau khi bộ phim được hoàn thành, bắc thêm một “nhịp cầu” giữa cựu binh hai nước, thì hai “nhân vật chính” trong phim lại trở thành những người bạn ngoài đời.

Tướng Harold Moore hễ lần nào sang Việt Nam lại đến thăm Tướng Nguyễn Hữu An. Đến khi vị danh tướng Việt Nam qua đời vị tướng Mỹ này đã nhiều lần đến thắp hương trước bàn thờ ông.

Những người tham gia trận đánh đó rõ ràng là những người lính trẻ quả cảm. Và những người còn sống lại thực sự là những người lính già cao thượng”, nhà báo kỳ cựu Joe Galloway, đồng tác giả của cuốn sách, đã thốt lên với Vũ Bình như vậy khi gặp lại anh tại Hà Nội trong dịp kỷ niệm 30 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam. 

Chỉ huy cả tướng Mỹ vì là... chủ nhà!

Có lẽ họ bị thuyết phục bởi những bằng chứng lịch sử tôi đưa ra, và, hơn thế nữa, là ý tưởng của tôi muốn làm cho bộ phim có tầm vóc lớn hơn, đóng góp vào mối quan hệ của hai nước”, Vũ Bình giải thích lý do các nhà làm phim Mỹ đồng ý với lập luận của anh. Còn trong suốt quá trình làm phim, họ luôn làm việc với anh như với một “co-producer” (đồng đạo diễn).

Có một điều nữa mà chỉ khi bộ phim đã được hoàn thành, các nhà làm phim Mỹ mới nói lại với Vũ Bình, là họ cũng hình dung được sự khó khăn khi thực hiện bộ phim này qua ba lần sang Việt Nam đi “tiền trạm”. Chính sự kiên quyết đến “dữ dội” của anh trong khi trình bày quan điểm khiến họ cảm thấy yên tâm là bộ phim sẽ được thực hiện thành công cùng với anh.

Thực tế đã chứng minh mối lo của các nhà làm phim Mỹ là có thật. Mặc dù đã có sự đồng ý bằng văn bản của các cấp lãnh đạo rất cao nhưng Vũ Bình vẫn phải giải thích cặn kẽ về bộ phim với các cơ quan có liên quan ở cấp địa phương, hay quân khu quân đoàn, để được phép vào quay ở những nơi mà vào thời điểm đó vẫn bị coi là nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng, đặc biệt là đối với truyền hình Mỹ.

Cuối cùng thì thông điệp của bộ phim là Việt Nam muốn “chìa tay” ra với tất cả, kể cả với người Mỹ, và sự có mặt của Tướng Nguyễn Hữu An trong nhiều cuộc gặp của tôi với họ như là một sự xác nhận cho thông điệp này, cũng thuyết phục được mọi người”, Vũ Bình nói.

Nhưng gay go nhất là khi mọi chuyện tưởng như ổn thoả thì một vấn đề kỹ thuật lại nảy sinh: Bộ Ngoại Giao ngoài Hà Nội điện vào cho biết là không thoả thuận được với Bộ Quốc Phòng để lấy máy bay trực thăng đưa đoàn làm phim quay lại bãi chiến trường xưa!

Soạn: AM 479871 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Phải rất nỗ lực, cần đến sự đồng ý của những tướng lĩnh cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam, chiếc trực thăng này mới có thể có mặt tại địa điểm nơi ngày xưa là bãi chiến trường. Trong ảnh: Tướng Hal Moore và bình luận viên của hãng ABC Forrest Sawyer đang có mặt tại nơi ngày xưa từng xảy ra những đụng độ khốc liệt: Ia Drang.

Đây là một vùng "rất nhạy cảm" nằm cách biên giới với Cam-pu-chia theo đường chim bay khoảng 2 - 3 cây số. Lúc đó, tàn quân của Khơ me Đỏ và Fulro vẫn còn hoạt động.

Tôi qua Quân đoàn 3, gặp anh Bình là Thiếu tướng Tư lệnh nhờ anh cho sử dụng đường dây riêng để gửi gấp bức điện tôi tự thảo và ký với danh nghĩa là trưởng nhóm làm phim, kiến nghị Cục tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) cấp cho một máy bay trực thăng để bảo đảm cho chương trình này thành công”, Vũ Bình nhớ lại.

Tới nửa đêm hôm đó, khi anh Trung uý công an đi cùng đoàn để bảo đảm an ninh nghẹn ngào nhắc tới cô vợ trẻ mới cưới được một tuần của mình, tôi mới “giật mình”, thực sự cảm nhận được mối nguy hiểm đang rình rập chúng tôi.

Chứ cho đến lúc đó tôi chỉ hoàn toàn chỉ nghĩ đến tác dụng của sản phẩm của mình đối với quan hệ hai nước”,
Vũ Bình vừa nói, vừa nhấc cặp kính ra lau.

Sáng sớm hôm sau, khi nhận được điện trả lời của Phó Tổng Tham mưu trưởng Trần Hanh nhất trí với kiến nghị của đoàn làm phim, đến 9 giờ sáng hôm ấy máy bay trực thăng đã hạ cánh.

"Ngẫm lại, thấy rằng suốt cả chặng đường quả là nhiều lần mình đã ‘uống thuốc liều‘, tôi cũng hơi “sởn gai ốc”. Nhưng trong cái thời khắc cần có một sự quyết đoán như vậy chắc cũng chẳng còn cách nào khác”, Vũ Bình bật cười ha hả, ánh mắt loé lên sau cặp kính cận khá dày.

Vẫn chưa hết đâu, sau khi quay xong ở X-Ray thì trời có bão, máy bay trực thăng không tới đón được, và tôi phải đóng vai một vị tư lệnh bất đắc dĩ”, Vũ Bình thong thả kể tiếp. Anh nói với Tướng Harold Moore: “Ông là tướng, ông hãy chỉ huy phía Mỹ nhưng hãy đặt ông dưới sự chỉ huy của tôi vì tôi là chủ nhà, và hiểu rõ cần phải làm gì khi sự cố xảy ra”.

Tướng Harold Moore, theo lời Vũ Bình kể lại, đã nhìn thẳng vào mắt anh một lúc, trước khi dập chân đứng nghiêm theo tư thế nhà binh và dõng dạc nói: “Yes, Sir!” (Tuân lệnh, thưa Ngài! )

Những người cựu binh Mỹ tỏ ra rất chuyên nghiệp. Họ tìm ngay những cành cây to bằng cổ tay chặt ra, vót nhọn, rồi hơ lửa, để làm vũ khí tự vệ trong trường hợp xấu nhất. Đêm đó, họ phân công nhau “chong mắt” đứng gác như một đơn vị chiến đấu thực thụ. (Rất may đêm đó không có chuyện gì xảy ra và sáng hôm sau máy bay trực thăng tới bốc cả đoàn đi).

... Bộ phim này đã khiến tổng đài của hãng ABC nghẽn mạch như đã nói ở trên, thực sự tạo thành cú “hích” cuối cùng cho quyết định tuyên bố xoá bỏ cấm vận với Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton.

Và người kể lại những câu chuyện này: Vũ Bình, nguyên là cán bộ của Trung tâm Báo chí (Bộ Ngoại Giao), lúc bấy giờ được cử làm Trưởng nhóm hướng dẫn cho đoàn làm phim.

Còn chúng tôi ghi chép lại những câu chuyện chưa bao giờ được kể này để cho thấy sức mạnh của "Truyền thông và những tác động chính trị" trong quá trình tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia, mà chúng tôi đã đề cập trong nhiều phần trước.

Và chắc chắn vẫn còn rất nhiều câu chuyện như vậy nữa...!

  • Hoàng Ngọc

Có lẽ nhược điểm lớn nhất của cuốn sách “We were soldiers... once young” là việc ở đoạn mở đầu ông Harold Moore miêu tả tính chất “giết chóc” của trận đánh quá “dữ dội” và “kỹ càng”.

Có lẽ, ông ta bị ám ảnh nhiều bởi cuốn “The street without joy” của nhà báo nổi tiếng Benard Fall kể về chuyện lính Pháp bị bộ đội Việt Minh phục kích trên đoạn đường An Khê – Pleiku, nên không phản ánh xác thực được tính lịch sử của trận đánh Ia Drang.

Bộ phim của Hollywood “We were soldiers...” có sự tham gia của diễn viên Đơn Dương trong vai Trung tá Nguyễn Hữu An còn tệ hơn vì các nhà làm phim chỉ khai thác khía cạnh “chém giết” vốn đặc trưng cho loại phim hành động & bạo lực của Mỹ. Trong phim này đã xây dựng hình ảnh sai lệch về ông Nguyễn Hữu An, một vị tướng tài ba trong chiến trận và tài hoa trong đời thường (ông làm thơ rất hay), một nhà quân sự rất thương lính, thương dân. 

Một vài hình ảnh trong quá trình làm phim:

 

Soạn: AM 479875 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Từ một cuốn sách của tướng ba sao quân đội Mỹ Harold Moore và phóng viên Joe Galloway của hãng Thông tấn UPI, những người đã có mặt trong trận đánh Ia Drang lịch sử...

Soạn: AM 479879 gửi đến 996 để nhận ảnh này

... được dựng lại thành một bộ phim kể về những người lính của cả 2 phía trong trận đụng độ tại Ia Drang. Bộ phim này được xem là "cú hích" cuối cùng để cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton quyết định bãi bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.

Soạn: AM 479883 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Và đây là 2 vị chỉ huy của quân đội 2 phía từng đụng độ dữ dội tại Ia Drang. Khó có thể tưởng tượng cả tướng Nguyễn Hữu An và tướng Hal Moore lại có một ngày cùng đứng bên nhau trên chiến trường xưa, để cùng làm một bộ phim "hàn gắn" những vết thương giữa những người cựu binh của 2 phía.

 

Soạn: AM 479885 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tướng Nguyễn Hữu An đang ngồi cùng những người bạn Mỹ trước ống kính truyền thông để kể về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ.

Soạn: AM 479889 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Sau khi hoàn thành bộ phim này, họ đã trở thành một đôi bạn. Năm 1965, họ là chỉ huy của 2 đội quân đối đầu trong 1 trận chiến mà sau này tướng Moore viết trong cuốn sách của mình: “Ia Drang là trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến ở Việt Nam”.

Soạn: AM 479895 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nhóm làm phim “They were soldiers... once young... and brave” (Họ từng là những người lính... trẻ trung... và quả cảm) đang thảo luận, tháng 10/1993, tại Việt Nam. Trong bộ phim có mặt những người lính của cả 2 phía Việt - Mỹ.

 Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,