,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1238610
Điện nông thôn "loạn" giá
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Điện nông thôn 'loạn' giá

Cập nhật lúc 09:33, Thứ Sáu, 02/10/2009 (GMT+7)
,

- Từ 1/3/2009 cả nước áp dụng điện "một giá" không phân biệt nông thôn-thành thị, nhưng dân nhiều vùng quê vẫn đang phải trả tiền điện cao hơn quy định. 

Mô tả ảnh.
Đường điện nông thôn ở Hà Tĩnh. Ảnh: VNN

Làng quê không yên tĩnh vì giá điện

Anh Trần Bá Sơn ở xóm 12, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam gửi đơn  tới Vietnamnet cho biết HTX nông nghiệp Nhân hậu thuộc xã Hòa Hậu Lý Nhân Hà Nam không chịu bàn giao lưới điện về cho Điện lực Hà Nam quản lý mặc dù 100% xã viên đã có nghị quyết bàn giao lưới điện cho ngành điện. Trong khi đó, HTX tăng thu cao hơn 239 đồng/Kwh với điện sản xuất.

Hóa đơn thu tiền điện của nhà anh Sơn tháng 8/2009 vừa qua  sử dụng hết 2.188 Kw với 1 mức giá là 1.290đồng/Kwh. Nhà Anh sơn có sử dụng điện để dệt vải, căn cứ vào giá điện trên hoá đơn là 1.290 đồng /Kwh thì  đây là giá điện tính cho hộ sản xuất. Nhưng anh Sơn cho biết đã hỏi Chi nhánh Điện Lý Nhân và cơ quan này trả lời nếu nhà anh không sử dụng  công tơ 3 giá ( tính theo các giờ cao điểm, thấp điểm và bình thường), thì chỉ áp dụng mức giá ở giờ bình thường. Theo quy định của Nhà nước, giá điện sản xuất giờ bình thường là 955 đồng/Kwh ( chưa có thuế VAT)  đối với cấp điện áp dưới 6 KV.

Chúng tôi đã làm đơn gửi nhiều cơ quan từ huyện đến tỉnh mà vẫn không được giải quyết. Cả làng tôi làm nghề thủ công nghiệp tức là dệt vải chạy bằng môtơ, trung bình mỗi hộ sử dụng trên 300 kWh/ tháng. Sô tiền điện phải nộp hàng tháng khá lớn và người dân quê tôi đang đang "oằn lưng" gánh chịu giá điện cao mà kêu không thấu, anh Sơn nói.

Không riêng gì mỗi xã Hoà Hậu, hiện tượng điện nông thôn "loạn giá" đang "tung hoành" ở nhiều ngõ ngách thôn quê. Anh Đặng Duy Nhân, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi  cho biết, HTX kinh doanh điện ở Tinh Châu đang quy định  giá điện sinh hoạt thấp nhất là 700đồng /Kwh và cao nhất là 1.969 đồng/Kwh. Điện sử dụng cho mục đích khác được quy thành điện kinh doanh với quy định cụ thể:  Cafe, karaoke, internet: 2.653 đồng/Kwh;  Dùng trạm phát sóng BTS: 2.100 đồng/Kwh;  Điện bơm nước 1.200 đồng/Kwh; Xẻ gỗ, xay xát, nước đá: 1.700 đồng/ Kwh; Hành chính sự nghiệp: 1.200 đồng/Kwh;  Dùng cho kiot (chợ) : 1400 đồng/Kwh.

Biết giá điện cao nhưng đành chịu, không ai dám lên tiếng do sợ bị cắt điện. Đến HTX hỏi thì chỉ nhận được câu trên quy định sao thì  thu vậy. Hiện tôi kinh doanh internet với mức sử dụng hơn 800 KWh điện. Giá điện hiện tại cao hơn giá trước kia gấp đôi. Tìm hiểu rất nhiều công văn cũng không thấy ở đâu có mức giá thế.

Bạn đọc Chu An ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cũng phản ánh hiện tượng  tương tự: Ở quê tôi điện phục vu cho sinh hoạt và sản xuất được HTX nông nghiệp Quyết Thắng (thực tế là do tư nhân tổ chưc bán rồi trích phần trăm cho HTX NN) bán với giá 700đồng với 50kwh đầu tiên, 1.000đồng  với kwh từ 51-100, 1.300 đồng cho kwh thứ 101-150, mức cao nhất là 1.900đồng nhưng chẳng có hoá đơn VAT gì cả.

Ngay tại 1 số xã của tỉnh Hà Tây cũ (vừa sáp nhập với Hà Nội), giá điện cũng được tính cao chót vót. Công ty Xây dựng điện và Dịch vụ phát triển nông thôn kinh doanh điện tại xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai vừa qua đã thu của bà con nông  với giá 1.725 đồng/kwh, cao vọt so với quy định của Nhà nước, khiến người dân bức xúc. Tại một số xã thuộc huyện Hoài Đức người tiêu dùng cũng đang phải oằn lưng gánh chịu giá điện sinh hoạt từ 1.300đồng/Kwh - 1.500đồng/kwh mà không biết kêu ai.

 

Mô tả ảnh.
Điện nông thôn "loạn "giá, người tiêu dùng biết hỏi ai? Ảnh minh hoạ : free.fr

Kinh doanh điện nông thôn: Sống chết mặc bay

So sánh giá bán buôn điện quy định tại Thông tư số 05 của Bộ Công thương về giá bán điện năm 2009 thì giá bán buôn điện nông thôn cho các đơn vị kinh doanh vẫn ở mức thấp nhất so với các đối tượng khác, nhưng khi "qua tay" các đơn vị này thì giá bán lẻ điện cho nông dân ở nhiều địa phương lại cao hơn quy định rất nhiều. Không những thế, nhiều  HTX còn nhập nhằng trong cách tính giá điện, những hoạt động như xay xát gạo, chế biến đồ gỗ, thức ăn gia súc ...vốn thuộc đối tượng  sản xuất, được tính mức giá điện thấp thì nay đã bị họ chuyển thành đối tượng kinh doanh chịu giá cao.

Mới đây, 18 hộ làm nghề xay xát ở thôn Văn Lâm, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã phải kêu trời vì HTX Văn Lâm đột nhiên nâng giá điện lên rất cao khiến hoạt động sản xuất của họ gặp khó khăn. Bắt đầu từ tháng 5/2009, HTX Văn Lâm (quản lý điện thôn Văn Lâm) bất ngờ nâng giá điện của 18 hộ làm nghề xay xát từ 1.200 đồng/Kwh lên 1.800 đồng/Kwh. Trong số đó chỉ có 1 hộ phản ứng liền bị cắt điện, còn  17 hộ khác phải cắn răng chịu mức giá “cao chọc trời này” vì sợ bị cắt điện.

Tại thôn Cậy xã Long Xuyên, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, ông Trần Huy Bình, chủ cơ sở xay xát gạo cũng cho biết hiện tượng tương tự: Từ giữa tháng 3/2009, giá bán điện trên các hoá đơn tiền điện tại xã Long Xuyên được tính  với các hoạt động xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc là 1.725đ/Kwh (chưa gồm thuế VAT), trong khi trước đó chỉ là 1.200đồng/Kwh. Với mức giá này, các cơ sở bị lỗ, phải đình trệ sản xuất, máy móc đắp chiếu, kéo theo là tình trạng dư dật, thừa thãi nhân công". Cứ tính, nếu xay xát 1 tạ gạo, chi phí của một hộ sản xuất tại xã Long Xuyên phải chi trả đắt hơn cơ sở sản xuất của các xã khác 15.000 đồng, tuy nhiên việc nâng giá gạo với các hộ sản xuất này là không thể.

Lý giải về việc tăng giá này, các HTX cho biết  từ tháng 3/2009 Nhà nước thay đổi giá điện, nếu thu theo giá cũ thì HTX sẽ bị lỗ. cho nên họ phải làm như vậy.

Giá điện cao nhưng chất lượng điện không cao. Theo thống kê, thành phố Hà Nội sau hợp nhất từ ngày 1/8/2008 còn 305 xã, phường, thị trấn do 572 tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện việc quản lý bán điện đến hộ dân nông thôn. Hầu hết các tổ chức quản lý điện nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng đều không đủ điều kiện hoạt động điện lực và không đáp ứng các tiêu chí của Bộ Công thương . Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các tổ chức và thợ quản lý điện còn rất hạn chế, do đó có rất nhiều nơi đã để xảy ra tình trạng mất an toàn cho người và thiết bị, gây thất thoát điện năng lớn; chất lượng điện năng không đảm bảo do các tổ chức quản lý bán điện ít tái đầu tư, sửa chữa, nâng cấp lưới điện nông thôn, thường gây nhiều khiếu kiện, tố cao trong việc mua và bán điện.

Lấy chuyện ở xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai làm ví dụ thì thấy. Ngày 16/12/2008 UBND xã Cộng Hòa đã ký biên bản bàn giao lưới điện hạ thế trạm thuộc Trạm biến áp số 1 (320 kVA) với gần 700 đồng hồ công tơ của các hộ dân (tài sản Nhà nước và nhân dân cùng làm mà UBND xã trực tiếp quản lý) cho Công ty Xây dựng điện và Dịch vụ phát triển nông thôn. Theo đó, doanh nghiệp này có trách nhiệm: Quản lý, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và bán điện cho 3 cụm dân cư của xã (Thời gian lắp đặt chậm nhất là đến hết tháng 6/2009); hoàn trả giá trị tài sản lưới điện cũ cho địa phương; thanh toán cho địa phương 10đồng /kwh tại công tơ tổng.

Tuy nhiên, kể từ khi nhận bàn giao cho đến ngày 20/7/2009, doanh nghiệp này chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác nguồn lợi từ tài sản của Nhà nước mà không hề thực hiện bất kỳ một điều khoản nào như cam kết, dù UBND xã đã có công văn đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần. Trong khi đó, Trạm biến áp số 1 xuống cấp trầm trọng, luôn trong tình trạng quá tải, lưới điện liên tục xảy ra sự cố. Vào những giờ cao điểm, điện áp đo được ở các khu vực cuối nguồn chỉ từ 70-80 V, có nơi chỉ được 50 V… Ngược lại với đồ thị lao xuống dốc của chất lượng điện áp thì giá bán điện lại là 1.725 đồng/kwh như đã nói.

Giải quyết bằng cách nào?

Sau khi bức xúc về việc chất lượng điện thấp, giá điện cao, ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất, đặc biệt, trong những đợt nắng nóng vừa qua, người dân xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai đã chiếm giữ trạm biến áp của Công ty Xây dựng điện và Dịch vụ phát triển nông thôn. UBND xã đã quyết định  chấm dứt bàn giao lưới điện hạ áp trạm biến áp số 1 cho công ty này.

Sau đó UBND xã Cộng Hoà đã tiến hành bàn giao hệ thống điện cho ngành điện quản lý. Ngay sau khi tiếp nhận, Chi nhánh điện  Quốc Oai đã  xây dựng thêm 1 trạm biến áp 400 kVA, đồng thời tiến hành thay toàn bộ công tơ, hòm công tơ, cải tạo đường trục hạ thế sau trạm biến áp với  tổng số vốn đầu tư  hơn 2 tỉ đồng, chất lượng điện đã tốt hơn hẳn và các hộ dân xã Cộng Hòa không còn phải “cõng” giá điện “trên trời” như trước, mà được mua điện theo đúng giá quy định của Nhà nước.

Điều nhiều khách hàng sử dụng điện ở  nông thôn mong muốn nhất hiện nay là được mua điện trực tiếp từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) như vậy vừa được mua điện đúng giá lại vừa được đầu tư nâng cấp hệ thống điện, chất lượng điện tốt hơn. Nhưng điều này không chỉ người dân muốn là được. Để thực hiện được mong muốn này thì các đơn vị kinh doanh điện nông thôn sẽ phải từ bỏ kinh doanh điện và bàn giao lưới điện về cho EVN quản lý.

Hiện nay chủ trương của EVN với nhiều địa phương vẫn là nếu các đơn vị kinh doanh điện nông thôn tự nguyện bàn giao thì sẽ tiếp quản, chứ  không ép buộc. Như vậy chỉ những đơn vị nào kinh doanh thua lỗ thì mới muốn nhanh chóng bàn giao cho EVN, còn nhhững đơn vị kinh doanh đang có lãi sẽ không đời nào tự nguyện bàn giao. Để làm được như xã Cộng Hoà thì phải có sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ chính quyền xã và huyện. Ở những địa phương mà chính quyền xã với đơn vị kinh doanh điện cùng đứng " chung một chiến hào" thì điều này rất khó  xảy ra và người dân sẽ còn còn phải “cõng” giá điện “trên trời” không biết đến bao giờ.

Mô tả ảnh.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng chung trên toàn quốc từ 1/3/2009.
Mô tả ảnh.
Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất được áp dụng từ 1/3/2009.

  • Trần Thuỷ

 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));