221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1172952
Sững sờ cắt xoẹt điện thoại, internet
1
Article
null
Sững sờ cắt xoẹt điện thoại, internet
,

 - Không thấy "trát đòi nợ", vẫn bị cắt điện thoại, internet. Nhà cung cấp dịch vụ khẳng định đã thông báo 3 lần, duy trì đường dây 7 ngày trước khi cắt; khách hàng bực bõ với cái lý "đâu có thấy mặt mũi hoá đơn?".

Bị cắt điện thoại, đến bưu điện nộp tiền cước để được nối lại đường dây. Ảnh: B.D 

Gia đình chị Hằng mới chuyển đến khu B, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội và đã đến bưu điện địa phương làm thủ tục lắp đặt điện thoại cố định và internet vào cuối tháng 12/2008. 
 
Tháng 1/2009, nhận được thông báo giá cước, gia đình chị đã thanh toán hóa đơn đầy đủ. Tuy nhiên giữa tháng 2, nhà chị bỗng không vào mạng internet được; điện thoại cố định cũng không sử dụng được nữa. 
 
Đem thắc mắc này hỏi 116, chị Hằng được tư vấn gọi đến 700 để hỏi giá cước. Khi gọi đến 700, chị được nhân viên trả lời “gia đình chưa thanh toán tiền hóa đơn tháng 2 nên đã bị cắt”. 
 
Chị Hằng sững sờ: “Tôi không hề thấy nhân viên nào đến thu tiền và cũng không thấy bất cứ thông báo nào cho gia đình tôi. Hơn nửa tháng qua, gia đình tôi lúc nào cũng có người ở nhà, không thể nói là nhân viên đến nhà nhưng không gặp được!”.

Để được khôi phục đường dây điện thoại, internet, chị Hằng vội vã bỏ làm đến bưu điện nộp tiền cước ngay. Và chị không hài lòng với câu trả lời của nhà cung cấp dịch vụ.

Bộ phận Quản lý thu cước của VNPT khẳng định: khách hàng bị cắt điện thoại và internet do không nộp tiền khi đã được thông báo. Nhân viên đã đến gia đình để thông báo nhiều lần nhưng không gặp được.

Quy định của bưu điện là sau ba lần thông báo và sau bảy ngày nếu khách hàng không nộp tiền cước sẽ bị cắt dịch vụ. Sau khi khách hàng đóng tiền cước, bưu điện đã khôi phục lại đường dây cho khách hàng.

Đáp lại lời giải thích này, chị Hằng vẫn khẳng định: “Tôi đảm bảo là không có nhân viên nào hay bất kỳ thông báo nào đến gia đình cả. Tự nhiên bị cắt xoẹt, chúng tôi cảm thấy không được tôn trọng!”.

Giải pháp: "Thượng đế"... xin trả tiền

Một điểm giao dịch bưu điện. Ảnh minh hoạ: B.D

Một khách hàng khác của VNPT, cũng từng bị cắt điện thoại, theo ông là quá đột ngột, cũng đề nghị nhà cung cấp dịch vụ rà soát lại cách làm việc của đội ngũ nhân viên "gần" khách hàng nhất trước khi thi hành quyết định mà ai cũng sợ chết khiếp này. 

“Tôi công tác tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương III, lắp đặt điện thoại bàn với hình thức thanh toán chuyển khoản. Tháng 12/2008 trường không nhận được giấy báo cước trả tiền, vậy mà VNPT đã cắt chiều gọi của khoa tôi, khiến cho việc liên lạc gặp khó khăn. Việc này cũng đã xảy ra vào các tháng trước. Chúng tôi đã liên lạc đến tổng đài nhưng họ đều trả lời đã gửi hóa đơn rồi. Vậy hoá đơn chạy đi đâu?”.

Để tránh "sự cố" hoá đơn "lạc chỗ", các đồng nghiệp của ông đã khôn ngoan thực hiện giải pháp: Chịu khó alô "bác viễn thông" để... xin thanh toán cước, đúng ngày cần phải thanh toán. Hoá đơn, nhờ vậy, đến đều đều.

Ông bảo, đôi khi có những cái cớ khiến người tiêu dùng khó cãi, nhưng đi kèm với nó là niềm tin thay đổi.

  • Bình Dương

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,