221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1152985
Vật lộn đổi LCD sau nhiều lần bị từ chối bảo hành
1
Article
null
Vật lộn đổi LCD sau nhiều lần bị từ chối bảo hành
,

 - Chiếc TV LCD Sony Bravia KLV - 32V300A bảo hành 2 năm, nhưng mới dùng 1 năm đã nổi quầng đen ở 2 góc trên màn hình. Nhà SX Sony Việt Nam từ chối bảo hành vì cho đó là lỗi cho phép theo tiêu chuẩn của riêng mình.

Lỗi sản phẩm... được nhà SX cho phép?

Gửi thư đến hộp thư Bảo vệ khách hàng Báo VietNamNet, anh Lưu Chí Cương (ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội) cho biết, tháng 8/2007 anh mua một chiếc TV LCD Sony Bravia KLV - 32V300A của Công ty Sony Việt Nam. Sau khi sử dụng hơn một năm (thời hạn bảo hành là 2 năm) thì phát hiện chiếc TV bị lỗi (có quầng đen ở 2 góc trên màn hình). Anh Cương đã liên hệ với trung tâm bảo hành Sony Việt Nam tại Hà Nội. Hãng cử người đến kiểm tra, chụp ảnh  và thông báo đó là lỗi cho phép theo tiêu chuẩn của hãng nên từ chối bảo hành.

Sau đó anh Cương đã chụp ảnh lỗi của TV và gửi tới Văn phòng của Sony Việt Nam  trong TP.HCM và họ đã chấp nhận bảo hành bằng cách thay thế một panel mới. Nhưng sau khi thay panel mới thì vẫn bị lỗi tương tự. Anh Cương liên hệ lại với Trung tâm bảo hành tại Hà Nội thì lại được trả lời là: “Lỗi này không thể khắc phục được và khẳng định đây là lỗi cho phép theo tiêu chuẩn của Sony Việt Nam.  Nhưng đem so sánh với các sản phẩm LCD cùng loại của  Sony và của các hãng khác đều không thấy bị lỗi như vậy.

Phản hồi từ phía Công ty Sony cho rằng các góc màn hình là nơi tập trung ánh sáng phản xạ từ 2 cạnh 2 bên góc màn hình, nhằm làm giảm hiệu ứng các góc bị sáng khi màn hình tối, các nhà thiết kế đã làm giảm độ phản xạ tại 2 góc trên của màn hình. Điều này làm các góc sẽ xuất hiện 1 vệt hơi tối khi màn hình có độ sáng thấp. Hiện tượng trên không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi xem tivi. Hãng khẳng định hiện tượng này không phải là lỗi kỹ thuật.

Anh Cương cố gắng liên hệ với Công ty Sony qua website thì được nhân viên Sony thương lượng: Do model KLV - 32V300A không còn nữa nên sẽ đổi ngang cho model KLV-32T400A. Nhưng theo anh Cương, đây là loại TV rẻ tiền nhất của Sony; giá thị trường hiện khoảng hơn 9 triệu đồng. Sony phân chia chất lượng dòng TV của mình từ thấp đến cao (từ rẻ tiền đến đắt tiền) là: T, S, V, W, X ;và TV của anh Cương sử dụng là dòng V.  Anh Cương không đồng ý và đề nghị  đổi TV LCD 32V400A (là model tương đương với TV đang sử dụng) thì Sony yêu cầu phải trả thêm gần 4,5 triệu đồng (25%) vì giá của công ty là 17.900.000 đồng.

Chỉ sau khi phóng viên báo VietNamNet làm việc với văn phòng của Công ty Sony tại Hà Nội, Sony mới đồng ý đổi sang ngang cho anh Cương một chiếc TV Bravia KLV - 32V400 mới, mà không phải trả thêm 25% giá như đã yêu cầu, và thu hồi chiếc TV đã bán cho anh Cương.

Chiếc TV LCD Sony Bravia KLV - 32V300A anh Cương mua có quầng đen ở 2 bên góc mà hình. Ảnh: T.Thuỷ

LCD chỗ sáng chỗ tối: Đổi máy mới bằng mọi giá

Một chuyên gia trong lĩnh vực điện tử khi được tham khảo ý kiến đã cho biết: Phải khẳng định chiếc TV  LCD như vậy là có sự cố, sự cố này được bảo hành Sony giải thích không đúng. Tất cả màn hình LCD (trừ OLED), phía đáy mỗi màn hình đều có hệ thống đèn chiếu sáng kèm theo lưới trang sáng. Nếu lưới trang sáng này kém phẩm chất thì sẽ làm cho màn hình xuất hiện chỗ sáng chỗ tối.

Nguyên nhân là vùng lưới đó bị nấm mốc, bị bong rộp, bị vênh...; ánh sáng từ hệ thống đèn chiếu bị khúc xạ làm cho những vùng này bị giảm sáng, tạo thành những quầng đen rất khó chịu. Thường hay bị lỗi nhất là ở 4 góc và xung quanh rìa cạnh màn hình (vì ở những vị trí này hơi ẩm dễ lọt vào và chịu lực nhiều nhất nên thường phải có "gioăng giảm xóc kín" bảo vệ - Thậm chí màn hình  TV LCD Trung Quốc cũng có).

Việc thay thế nó cũng rất đơn giản. Cái khó là các thao tác vật lý phải đòi hỏi kỹ thuật viên có kinh nghiệm hoặc được trang bị thiết bị hỗ trợ của hãng. Điều này là không tưởng đối với rất nhiều cơ sở bảo hành ở Việt Nam. Nếu để lâu, khoảng giáp lai giữa lưới TFT đến nhưng vùng mốc này rất nhỏ, dễ bị "ăn" lan sang thì coi như hỏng toàn bộ, vì vậy bằng mọi giá phải thay hoặc đổi máy mới.

Cũng theo chuyên gia này, hiện công nghệ sản xuất màn hình LCD (LCD, FLASHMA, TFT, OLED ) chỉ đạt mức giới hạn tốt trung bình được công bố là 66%, vậy còn 34% số màn không đủ chuẩn kia để làm gì thì chẳng ai biết được. "Chính vì vậy tôi rất nghi ngờ khuyến mại. Vừa rồi có một khách hàng mua khuyến mại monitor LCD 17" của 5 công ty máy tính ở Hà Nội bị lỗi mất điểm ảnh, có lẽ nó là 1 trong số 34% số LCD kém phẩm chất này được bán ra", vị chuyên gia này nói.

  • Trần Thuỷ

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,