221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1151947
Mua bán không hoá đơn, ngậm bồ hòn chịu thiệt
1
Article
null
Mua bán không hoá đơn, ngậm bồ hòn chịu thiệt
,

 - Tường nhà vừa sơn đã loang lổ, tróc từng mảng lớn. Điện thoại "hàng hiệu" mới mua nửa tháng đã "liệt". Nhưng khó mà đòi nhà SX/cung cấp dịch vụ bồi hoàn. Những sự cố lớn lại bắt đầu từ động tác rất nhỏ: bỏ qua hợp đồng, hoá đơn.

Dịch vụ sơn tường đắt khách cuối năm. Ảnh minh hoạ: V.Đ
Giận cái hợp đồng "miệng"

Chị Phạm Thị Hoa (chủ cửa hàng vàng bạc Trung Hoa, ngã ba Hòa Lạc) cho biết, tường nhà chị sơn cuối tháng 6/2008 với tổng chi phí 9.200.000 đồng (tiền sơn và tiền công), do công ty tư nhân Thành Sơn gần đó thi công. Chỉ một tháng sau sơn, lớp sơn mới bỗng thay hình đổi dạng, bong loang lổ, rơi lả tả từng mảng.  
 

Chị Hoa gọi điện cho công ty phản ánh. Sau một tháng, chủ công ty đến kiểm tra và cho thợ đến sửa rồi "một đi không trở lại"!

Do sơn tường nhà vẫn không cải thiện được, chị Hoa gọi điện nhiều lần đến công ty nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Có hiện tượng như vậy do tường bị axit, công ty đã sơn theo yêu cầu nên không thể chịu trách nhiệm về việc này”. 

Chị Hoa cho biết, chủ công ty là hàng xóm nên khi tiến hành dịch vụ hai bên chỉ thỏa thuận miệng mà không ký hợp đồng. “Tôi chỉ bảo, công ty sơn tường sao cho bóng đẹp, thợ thi công cũng nói là yên tâm, họ sẽ bảo hành 10 năm. Tiền tôi bỏ ra không phải là ít, vậy mà mà họ nói lời không giữ lời! - chị Hoa bức xúc bày tỏ qua hộp thư Bảo vệ káhch hàng của VietNamNet. 

Về sự việc này, ôgn Thành - chủ công ty Thành Sơn giải thích: “Có hiện tượng như vậy là do trước đây tường nhà chị Hoa đã dùng bột bả Kova. Sau một thời gian bị thấm nước, tường đã bị kiềm hóa. Phải đục bỏ lớp vữa trát rồi trát lại thì mới có thể sơn lại được”. 

Trả lời lý do không thể làm đúng quy trình trên, ông Thành nói: “Khi thi công, hai bên không có thỏa thuận ban đầu như vậy, chúng tôi chỉ bán sơn và cho người thi công. Tiền sơn và tiền công đã thanh toán đầy đủ. Trường hợp này chúng tôi không thể bảo hành vì tường đã bị axit từ trước đó!”.  

Theo lời chị Hoa, vì là chỗ người quen, tin tưởng được nên chị nhờ “trọn gói”, nhưng khi thi công, phía công ty không báo lại các bước cần làm để gia đình chị thực hiện theo. Trước giải thích từ phía công ty, chị chỉ biết ngậm ngùi: “Cứ tưởng chỗ tin tưởng không làm hợp đồng, bây giờ xảy ra sự việc đành ấm ức chịu thiệt!”. 

Cách đây 6 năm, việc sơn tường nhà chị Hoa cũng do chính công ty Thành Sơn thi công. Nay sự việc xảy ra như vậy, chị Hoa cũng chỉ biết cãi bằng tình, trong khi công ty Thành Sơn vẫn đúng lý.

Trách thói quen "trao tiền là... xong"

Cùng trường hợp như chị Hoa, chị Lê Thị Thu (ở Tam Kỳ, Quảng Nam) cũng vừa "đốt" 2,2 triệu đồng sau khi mua một chiếc điện thoại di động lỗi hiệu Samsung M620, chỉ vì mua bán không chứng từ. Ngay sau khi mua chiếc điện thoại này ở cửa hàng Nam Tín (Tam Kỳ) ngày 22/11/2008, chị gửi tin nhắn tới số 6060, được báo hạn bảo hành là ngày 20/10/2009. Chị hơi lo lắng: "Thời hạn bảo hành có 11 tháng, hay là điện thoại đã được sử dụng"?

Nửa tháng sau, máy bỗng tự tắt
nguồn, không thể khởi động lại được. Chị Thu đem tới cửa hàng Nam Tín để bảo hành, được cửa hàng này gửi ra một cửa hàng ở Đà Nẵng (tên Hồng Yến) để sửa.

Lại hơn nửa tháng sau, chị Thu nhận lại máy, nhưng gần nửa tháng sau bàn phím điện thoại lại trơ, máy
bị treo. Chị Thu lại đem máy đi bảo hành, và nhận lại máy ngày 08/01/2009.

Dùng chiếc điện thoại nhưng chị Thu đang phấp phỏng chờ... hỏng. Chị muốn nhà sản xuất cho đổi chiếc
khác, nhưng vấn đề ở chỗ chị không có chứng từ nào (giấy bảo hành, hoặc hoá đơn, biên lai thu tiền...) chứng minh chị đã mua hàng và bảo hành nhiều lần ở cửa hàng này. Chị ân hận cho VietNamNet biết, chị thấy vừa ý thì mặc cả rồi... trả tiền mua, không nghĩ là cần phải có giấy tờ lằng nhằng.

TS. Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết rất nhiều người tiêu dùng chỉ vì không có hợp đồng dịch vụ nên không có cơ sở pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại khi dịch vụ không đảm bảo chất lượng.  

Ông Thắng khuyến cáo người tiêu dùng: khi làm dịch vụ, nhất thiết phải có hợp đồng dù giá trị lớn hay nhỏ; khi mua hàng hóa phải lấy hóa đơn, chứng từ. Đó là cơ sở pháp lý để khách hàng bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình khi dịch vụ không đảm bảo chất lượng, hàng lỗi, hỏng cần bồi thường thiệt hại. Đòi hỏi chính đáng về giấy tờ khi trao đổi, mua bán, thuê các dịch vụ… sẽ giúp thuận mua - vừa bán, tình ngay - lý khó gian!

  • Bình Dương

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (091)356-4657 hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,