,
221
9082
Blog Radio
blogradio
/blogviet/blogradio/
1277696
Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)
1
Photo
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
,

Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)

Cập nhật lúc 10:37, Thứ Năm, 08/07/2010 (GMT+7)
,
Dấu Chân Online
Các bạn đang lắng nghe chương trình Dấu Chân Online.

Các bạn thân mến, trong hơn mười số vừa qua của chương trình các bạn đã cùng Dấu Chân Online vượt qua biết bao những cánh rừng thẳm, những đỉnh non cao và những con đường dài bụi bặm. Chinh phục nhiều vùng đất tươi đẹp của Tổ Quốc. DCOL đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc nghe chương trình bày tỏ sự yêu thích và đóng góp những bài viết, những trải nghiệm thật thú vị. Xin cảm ơn sự ủng hộ của các bạn rất nhiều

Trong chương trình ngày hôm nay các bạn sẽ cùng DCOL theo bước chân những con chiến mã, dưới sự điều khiển của những người Việt trẻ đầy nhiệt huyết đi chinh phục cao nguyên Mông Cổ bao la, vùng đất thống trị của Thành Cát Tư Hãn – đế quốc Mông Cổ hung bạo một thời. Ký sự nhiều phần này được ghi chép bởi Tùng Tabalo – một tay lái trong đoàn xe chinh phục thảo nguyên của những chàng trai trong nhóm Tây Bắc Group.

Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)

Bản đồ hành trình " Cào cào chinh phục thảo nguyên"


Mời các bạn cùng theo dõi phần đầu tiên của loạt DCOL Chinh phục cao nguyên Mông Cổ.

Dưới cánh bay của Miat (Hàng không quốc gia Mông cổ), những trảng đất mênh mông không thấy chân trời mầu vàng cát, pha lẫn nâu thẫm của đất, đôi vạt xanh mướt, có lẽ là những thảm cỏ của thảo nguyên từ từ trôi qua, chúng tôi đang bay qua thảo nguyên Nội Mông của Trung quốc, những sợi chỉ nhỏ dài tít tắp, mà nhìn trên bản đồ mới biết là những phần của một di tích nổi tiếng, Vạn Lý Trường Thành. hành trình chinh phục Ngoại Mông – tức đất nước thảo nguyên Mông cổ - hành trình mà chúng tôi hằng mong đợi, đang dần dần trở thành hiện thực.

Mông cổ, cái tên xa xăm cả về thời gian lẫn không gian, gợi đến hình ảnh về “ Ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông“ trong những quyển truyện tranh thưở thơ ấu, hay như một vùng đất xa lắm mà không mấy người Việt đặt chân đến. Hiện hữu gần nhất về Mông cổ chắc chỉ có đôi găng tay da Mông cổ mềm mại và ấm áp mà mỗi lần chuẩn bị cho chuyến đi xe máy mùa đông, chúng tôi cố tìm bằng được. Có lẽ, Mông cổ cũng mãi mãi chỉ dừng ở đó nếu một ngày đẹp trời, một anh bạn trong nhóm không giới thiệu quyển sách có cái tên bí ẩn và lạ tai “Totem Sói”. Những trang sách như cuốn chúng tôi vào một thế giới của hoang dã, đầy ắp những cuộc cạnh tranh sinh tồn mạnh mẽ và ngoan cường của thiên nhiên, những tính cách mạnh mẽ của con người thảo nguyên trong việc tồn tại và bảo vệ sự hoang dã sống còn của họ, để rồi, những câu chuyện về sói bẫy ngựa, săn rái cá… đã ăn nhập vào tâm trí chúng tôi từ lúc nào, và chuyện khám phá thảo nguyên vừa quen thuộc vừa bí ẩn và xa lạ chỉ còn là vấn đề thời gian.

May mắn, trước chuyến đi của chúng tôi chừng 2 năm, Vĩnh, một tay dị nhân không kém phần lãng tử, cũng đã thực hiện một chuyến đi tương tự. Vậy là, gần như những chủ đề chính trong một vài chuyến chèo thuyền kayak ở Cát bà, nơi Vĩnh thỏa sức với cuộc sống vừa hoang dã vừa lãng mạn của mình, chúng tôi lại xoay quanh chủ đề chinh phục thảo nguyên bằng xe máy. Thế là giờ đây, những vệt đường ngoằn ngoèo dưới kia đang hấp dẫn chúng tôi với một sự thu hút thật là ma mị. Hành trình Mông cổ bắt đầu!
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)


Sân bay Ulanbator nhỏ nhắn, cỡ như sân bay Cam Ranh. Ra khỏi máy bay, một cảm khác hẳn đón chúng tôi. Trời xanh trong văn vắt, cao vời vợi. Khí hậu cao nguyên se lạnh nhưng ấm áp trong cái nắng hanh hanh. Không khí không gợn một chút bẩn bụi nào, mang lại cảm giác trong suốt của một khối pha lê. Đón chúng tôi là Joe, một tay bạn quen biết từ Việt nam cùng vợ hắn. Joe là một tên hợp chủng quốc, cha Hàn mẹ Việt sống lang bạt khắp nơi và dừng chân tại Ulanbator. Vợ hắn, một cô gái Mông cổ da trắng như ngọc và chân dài thẳng tắp như siêu mẫu, mặc một cái jupe tỉ lệ nghịch với chân làm cả bọn cứ ngẩn người ra nhìn. Trời ơi, 2 tuần nữa khám phá xứ Mông toàn là những người thế này đây!

Khách sạn cử một chiếc xe du lịch nhãn hiệu Uaz 12 chỗ (tương tự như cái xe Uaz cứu thương còn sót lại của quân đội thi thoảng vẫn còn nhìn thấy trên phố) ra đón chúng tôi. Hê, lần đầu tiên chui vào chiếc xe này. Trần xe và thành trong xe phủ kín bằng những lớp đệm mút, trông hơi hơi lạ mắt so với những nội thất nỉ hoặc da của xe nhà mình. Mãi tới những hôm sau mới biết lý do tại sao.

Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)


Đường phố Ulanbator khá nhỏ hẹp, xe ô tô chạy đầy ắp. Ô tô thì đủ mọi chủng loại trên thế giới đều có mặt ở đây. Từ những chiếc xe Lada, Uaz của Nga cũ mèm được sơn lại, cho đến những chú Hummer H1, H2 chạy sừng sững. Xe Nhật tay lái nghịch đủ đời cũ mới, xe Hàn tay lái thuận cũng lắm. Giá xe ở Mông cổ khá rẻ. Chiếc Landcruise 5 tuổi mà Joe chạy giá chừng 25000 USD, trong khi đó mấy chiếc xe Hàn chỉ vài ba nghì n là cả nhà vi vu được rồi. Xe rẻ vậy và chỉ đổi vài chục chú cừu là mua được chiếc xe nên ô tô là phương tiện giao thông cá nhân phổ biến ở đây, khiến thành phố đang dần trở nên quá tải về ô tô. Tại mỗi đèn đỏ, ô tô ứ lại thành 2-3 làn dài cả trăm mét.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)


Đường phố Ulanbator như đưa chúng tôi trở lại thời kỳ Sô Viết. Những tòa nhà tập thể cũ kỹ 5 tầng, kiến trúc kiểu kiểu như những khu tập thể Nguyễn Công Trứ nhưng được sơn sửa sạch sẽ và sáng sủa hơn, sân trước nhà có những khuôn viên nho nhỏ có mấy cái đu quay, bập bênh nhỏ cho trẻ em. Mỗi tòa nhà lại c ó một cái Minimart ở tầng 1. Còn các nhà tầng 1 khác thì không buôn bán kinh doanh gì giống như các nhà ở tầng 1 của ta. Khắp nơi, những bảng chữ mang ký tự tiếng Nga mà chữ Mông cổ sử dụng làm ta cứ như rơi vào những năm 60-80 của đất nước Liên xô. Đây đó trên đường, trong những góc phố, người ta dựng một cái lều Mông cổ (ger), sống cả trong lều lẫn trong khu tập thể. Lều Mông cổ là một biểu trưng rất du mục của người dân Mông cổ mà chúng ta sẽ có dịp hiểu kỹ hơn ở phần sau. Chiếc lều Mông cổ vẫn nằm rải rác trong sân các khu tập thể, trên phố, như một biểu hiện mãnh liệt của tập quán sống truyền thống của người Mông, không dễ gì phai nhạt.

hác với phần lớn những chuyến đi Mông cổ của các bạn Việt nam khác, chúng tôi quyết định sẽ chọn phương tiện là xe máy. Nhiều nhóm Việt nam đi Mông cổ đều đi theo lối thuê xe ô tô và mua tour, hoặc chí ít cũng là sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Nhưng viễn cảnh về một chuyến đi hoàn toàn du mục và phóng khoáng, không phụ thuộc vào bất kỳ ai và yếu tố nào, xe máy lại vẫn là phương tiện tối ưu.
Mời bạn Click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 15: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần I)


Tuy vậy, đây cũng lại là vấn đề khó khăn nhất. Khi ở Việt nam, tìm hiểu qua các forum của tây ba lô, rồi liên lạc với các bạn Mông cổ, dường như chuyện không đơn giản. Giá cho thuê xe cào cào Nhật khoảng > 100 USD một ngày, xe Planeta của Nga cũ rich cũng tới 30 USD một ngày. Xe Trung quốc thì rẻ hơn nhưng chưa biết chạy thế nào. Trên đường đi mà có hỏng hóc thì chỉ có xe Nga may ra dân địa phương còn chữa nổi, các loại xe khác thì có mà tha về Ulanbator. Lần trước, Vĩnh, tay bạn kể trên, chạy xe Nga trên đồng cỏ Mông cổ, hỏng hộp số, đã phải mất đến cả tuần chạy đi chạy lại cả trăm cây số để thay được cái hộp số chết tiệt ấy. Rồi một bạn Mông cổ ở Việt nam, khi biết dự định của chúng tôi, đã vội can: “đi xe máy ở Mông cổ không giống ở Việt Nam đâu”…

(Còn nữa)
  • Blog Việt - Nhacvietplus thực hiện

Dù bạn đang dùng dịch vụ Blog nào, Blog Việt vẫn là người bạn đồng hành cùng cộng đồng Blogger Việt. Hãy chia sẻ những bài viết và đường link blog hay bạn muốn chia sẻ tới chúng tôi như thường lệ bằng cách gửi theo mẫu sau hoặc gửi email về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn

Chép link sau vào chương trình đọc Feed (RSS) để cập nhật những bài viết mới nhất của Blog Việt ngay tại Blog của bạn: feed://vietnamnet.vn/blogviet/index.rss
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,