221
3701
Hồi âm
hoiam
/bandocviet/hoiam/
1240049
Những chuyện cười ra nước mắt về thủ tục hành chính
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Những chuyện cười ra nước mắt về thủ tục hành chính
,

 – Hàng trăm câu chuyện về làm thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được bạn đọc phản ánh qua diễn đàn VietNamNet. Bức xúc, bất bình là tâm trạng chung của người dân khi đối diện với cơ quan công quyền trong các thủ tục hành chính.

Nhiêu khê nhất vẫn là đất đai, hộ khẩu

Trong số những câu chuyện về sự nhiêu khê, phiền phức khi làm thủ tục hành chính thì thủ tục làm sổ đỏ, hộ khẩu khiến người dân khó chịu nhất.

Bạn Nguyễn Hữu Hiệp ở TP.HCM kể: Năm 2000, tôi có mua lại một căn hộ tái định cư của một người thuộc diện giải tỏa (nhưng không có nhu cầu ở nhà tái định cư), có làm giấy ủy quyền không thời hạn do UBND phường ký. Chủ đầu tư dự án đồng ý cho tôi đứng tên ký hợp đồng mua bán theo giấy ủy quyền này. Công an quận đã cho gia đình tôi nhập hộ khẩu năm 2002. Nhưng nay, tôi làm giấy tờ nhà không được chỉ vì lý do duy nhất là giấy ủy quyền… không do phòng công chứng ký?! Tôi đi kiếm chủ cũ để làm lại giấy ủy quyền thì họ đã xuất cảnh chính thức từ đời nào rồi, có giấy xác nhận của công an phường nơi họ cư ngụ. Do đó, tôi không bao giờ làm giấy tờ được cho căn nhà do chính đồng tiền chắt chiu của tôi mua. Thật vô lý hết sức

Cùng chung nỗi bức xúc, bạn Đỗ Tuấn (Vĩnh Phúc) viết: “Sau thời gian tích cóp, tôi có mua một

 

Mô tả ảnh.

Người dân chen chúc nhau để được nộp thuế. Ảnh vico.vn

mảnh đất ở quê (Vĩnh Phúc) có đủ giấy tờ. Do hàng xóm tranh chấp, tôi đã nộp đơn đề nghị xác minh lại mốc giới. Đơn từ đã nộp và tôi đi lại hơn 1 năm trời nay hỏi, về việc trên thì các cán bộ xã tôi cứ đùn đẩy người này sang người khác

 

Bạn Tuấn nhận xét thêm: “Trong thời gian qua lại xin xác minh một số giấy tờ, tôi thấy bộ máy làm việc của xã tôi năng lực yếu kém và rất vô trách nhiệm, làm thì ít nhũng nhiễu thì nhiều.

 

 

Tôi đi xin làm sổ hộ khẩu rất nhiều lần không được, phó công an xã tôi nói vì chưa có sổ. Anh bạn tôi cũng làm trong UBND xã nói cứ đưa cho 50.000 đồng là xong, tôi đưa cho phó công an xã tôi 50.000 đồng thì ông lại lấy sổ ra làm cho luôn?!”

Không chỉ ở các địa phương, ngay ở Thủ đô Hà Nội, việc làm hộ khẩu cũng không dễ dàng nếu không có “lót tay”. Bạn đọc Trần Trung (Hà Nội) kể:Quê tôi gần Hà Nội nên đã mua nhà ở Hà Nội từ đầu năm 2004, đầu năm 2007 tôi được nghỉ hưu trí từ một thành phố khác và chuyển về ở với con trai tại Hà Nội.

Tháng 8/2006, theo hướng dẫn của cảnh sát khu vực, tôi làm giấy xác minh nhận hộ khẩu, nhân khẩu KT3 và đã gửi cho đồng chí cảnh sát khu vực.

Khoảng tháng 10/2008, tôi ra Công an phường thì được biết đồng chí cảnh sát khu vực quản lý địa bàn cũ đã chuyển sang quản lý địa bàn khác, đồng chí quản lý địa bàn mới đưa cho tôi một giấy xác minh hộ khẩu, nhân khẩu KT3 lần thứ hai và yêu cầu tôi về công an nơi ở cũ xác nhận lại hộ khẩu KT3”.

Bạn Trung cho biết: “Tháng 8/2009, tôi mang giấy xác minh hộ khẩu, nhân khẩu KT3 lần thứ hai ra gửi cho đồng chí cảnh sát khu vực thì được biết rằng có thể làm thủ tục chuyển hộ khẩu cho bố con tôi về Hà Nội ngay nhưng phải mất chi phí khoảng mấy triệu đồng cho quận

Muốn đóng thuế cho Nhà nước cũng không xong

Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, vậy nhưng đến khi làm các thủ tục liên quan đến thuế, người dân đành phải kêu trời trước sự vòi vĩnh, quan liêu, hách dịch của một số người được coi là “đầy tớ của dân”.

Bạn Nguyễn Văn Sơn (vanson353@...) bức xúc: “Các bạn hãy đến những nơi nộp thuế sẽ biết thế nào là hành chính. Các bạn sẽ bị hành hạ hàng tuần liền có khi chưa nộp được thuế, nếu bạn phản ứng sẽ bị bảo vệ đuổi ra ngoài ngay. Ở đấy có các loại “cò” nộp thuế hay phải mất tiền để lấy số thứ tự. Kể cả bạn đi xếp hàng từ 3h sáng nhưng nếu bạn không chi tiền thì tôi không bảo đảm rằng bạn sẽ lấy được số thứ tự vào nộp thuế.

Tôi ở một huyện ngoại thành Hà Nội đã từng chứng kiến một ông cụ gần 80 tuổi đi xếp hàng nộp thuế đất 5 ngày liền mà vẫn không đến lượt, cụ đã phản ứng và bị đuổi ra ngoài”.

Có lẽ phải chi tiền để được nộp thuế đã trở thành “luật bất thành văn” đối với một số người dân đi thực hiện nghĩa vụ của mình?

Bạn Hồng Kiều (HV Báo chí và Tuyên truyền) phản ánh: “Có lần chị bạn tôi làm kế toán ở một công ty tư nhân đi làm thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân. Mặc dù chị có đầy đủ giấy tờ nhưng nhân viên hành chính vẫn bảo về chờ khi nào giải quyết thì gọi điện.

Sau đó, nhân viên thu thuế đó thẳng thừng nhắn tin nói muốn làm nhanh mất 500 nghìn. Vì muốn hoàn thành công viện nhanh nên giám đốc công ty cũng đồng ý "bồi dưỡng" cho nhân viên thuế. Những việc như thế này không còn là lạ đối với những người đã quen làm thủ tục hành chính”.

Một bạn đọc ở địa chỉ email albertinvietnam@... kể: “Một lần tôi đến chi cục thuế để làm thủ tục cho công ty và người quản lý thuế gọi tôi bằng "mày" vì người đó thấy tôi đang còn rất trẻ mà… dám mở công ty và tất nhiên là ông ấy đã gây ra rất nhiều phiền hà cho tôi.

Còn một lần khác khi đến nộp thuế đất đai cho công việc kinh doanh của tôi, sau khi ngồi chờ hơn một tiếng đồng hồ, tôi được nghe câu trả lời: "Tôi không có thời gian tiếp anh!" vì có lẽ tôi không làm như những người trước đó là kèm theo một cái phong bì ở dưới hợp đồng thuê nhà.

Không biết họ có không tự hỏi rằng họ ngồi đó để làm gì không? Họ có biết ai là người nộp thuế và tạo ra công ăn việc làm cho cán bộ thuế không? Thật vô cùng bất bình trước thái độ của nhân viên thuế”. 

Mấu chốt là yếu tố con người

Theo bạn Việt Anh (Hà Nội), con người tự ban hành quy định và thực hiện theo các quy định đó. Luật hay các quy định có tốt và hoàn hảo đến mấy nếu không được thực thi nghiêm túc thì cũng không mang lại hiệu quả.

Bạn đọc này góp ý: “Một trong những mục tiêu của cải cách hành chính còn phải là việc làm sao để người dân ý thức được rằng mình đang trong một quốc gia, ở đó mọi người sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Để làm được điều này, cần thay đổi cách thức tuyển dụng công chức, xoá bỏ cơ chế “con ông cháu cha”, “sống lâu lên lão làng” như hiện nay”.

Cùng chung ý kiến với bạn Việt Anh, một bạn đọc ở địa chỉ email tmqt6688@... nhận xét: “Các thủ tục hành chính hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải chỉ là cải cách như thế nào mà quan trọng nhất là con người cần phải cải cách trước tiên. Con người đẻ ra quy định. Nhưng do trình độ quản lý hạn chế, quyền lợi cục bộ, thậm chí là dốt nát của một số cá nhân, cơ quan có chức năng… nên người ta hay đặt ra các quy định hành dân.

Chỉ cần nhìn qua Singapore, ta có thể thấy ngay cốt lõi vấn đề hành chính của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có dạy: “Cán bộ phải là công bộc của dân”. Nếu yếu tố cốt lõi là con người chưa được cải thiện, thậm chí thay mới cho phù hợp thì vấn đề cải cách hành chính vẫn mãi là câu chuyện dài tập không có hồi kết”.

  • Bảo Hà

Mời độc giả tiếp tục phản ánh những TTHC rườm rà, không cần thiết cũng như việc triển khai thực hiện của các chính quyền cơ sở. Ý kiến của quý dộc giả sẽ được VietNamNet phản ánh trên mặt báo và chuyển Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,