221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1116106
Bỏ HĐND quận, huyện, phường vì hoạt động kém hiệu quả
1
Article
null
Bỏ HĐND quận, huyện, phường vì hoạt động kém hiệu quả
,

 - Không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, bên cạnh mục tiêu tinh giản bộ máy hành chính còn là bởi, trên thực tế, hoạt động của các cơ quan này kém hiệu quả, không thiết thực và còn nặng tính hình thức.

 

Họp HĐND phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Ảnh hochiminhcity.gov.vn) 

Nằm trong chương trình cải cách hành chính, tới đây, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ dự thảo Đề án không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, góp phần tinh giản bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm chi tiêu ngân sách công.

Cả nước hiện có 551 huyện, 45 quận, 1.297 phường. Nếu không tổ chức HĐND huyện, quận, phường sẽ giảm được 1.893 HĐND với số lượng bình quân khoảng 57.300 đại biểu HĐND. Như vậy, sau khi đề án được triển khai, bộ máy hành chính sẽ giảm được số lượng lớn về nhân sự, phục vụ tổ chức này, ngân sách nhà nước cũng tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để chi cho hoạt động của các cơ quan này.

Không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, bên cạnh mục tiêu tinh giản tổ chức còn là bởi, trên thực tế, hoạt động của các cơ quan này kém hiệu quả, không thiết thực và còn nặng tính hình thức.

Nói về hiệu quả hoạt động của HĐND, không chỉ ở cấp quận, huyện mà ở cấp tỉnh, thành phố cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. HĐND là cơ quan quyền lực, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương song lại không tham gia giải quyết trực tiếp các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh. Nghị quyết ban hành phần nhiều mang tính chung chung, đại khái…

Hoạt động giám sát của HĐND lại thiếu kiên quyết, triệt để, thiếu các chế tài cần thiết đã khiến cho quyền lực thực sự của HĐND không được phát huy triệt để. Bên cạnh đó, chất lượng đại biểu và tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND các cấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan này.

Phần lớn đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, thường nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn, trong các thành phần kinh tế hoặc các tổ chức xã hội. Vì vậy, thời gian và tâm huyết của đại biểu cũng khó có đủ điều kiện để phát huy, trách nhiệm trước nhân dân và cuối cùng cũng chỉ là lời hứa.

Là cấp trung gian trong hệ thống chính trị ở địa phương, quyền lực của HĐND quận, huyện rất khó có thể xác định rõ ràng. Hai nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu là ban hành nghị quyết, giám sát thực hiện nghị quyết, thì ở quận, huyện, cả hai nhiệm vụ này đều quá mờ nhạt. Định hướng, trọng tâm phát triển, thậm chí cả các chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu của quận, huyện cũng đều theo sự chỉ đạo chung của cấp tỉnh.

Đối với hoạt động của UBND cùng cấp, HĐND quận, huyện thực sự chỉ là cái phải có theo luật. Trong nhiều trường hợp, việc bắt buộc phải xin ý kiến HĐND, dù chỉ là hình thức đã làm cho tiến độ giải quyết thủ tục hành chính bị chậm trễ, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân ở địa phương. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp trên, cũng trong nhiều trường hợp, UBND quận, huyện đã “vô tình” biến HĐND cùng cấp – cơ quan quền lực, cơ quan bầu ra - thành “bù nhìn”.

Với chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật, nghị quyết của các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn, HĐND quận, huyện cũng chưa làm tốt vai trò của mình. Nhiều cuộc giám sát, dù phát hiện sai phạm nhưng đoàn giám sát cũng khó có thể có một động thái nào đáng kể đến đối tượng giám sát. Và cuối cùng, giám sát chỉ để biết hoặc chỉ để báo cáo lên cấp trên mà thôi

Bên cạnh đó, hiện tượng đại biểu HĐND cứ “đến hẹn lại lên” mỗi năm 2 lần dự kỳ họp đến lĩnh “chế độ” rồi về lại khá phổ biến. Rất ít đại biểu đầu tư thời gian, tâm huyết để đóng góp, xây dựng nghị quyết hoặc chủ động tham gia giám sát theo quyền hạn của mình.

Tiếp xúc cử tri hình thức, tiếp nhận đơn thư rồi chuyển đơn cho hết trách nhiệm… càng làm cho vai trò đại diện của đại biểu HĐND quận, huyện ngày thêm mờ nhạt, cử tri thậm chí không thể nhớ nổi ai là đại biểu – người mà mình đã cầm lá phiếu bầu ra.

Trước đòi hỏi của thực tiễn về một nền hành chính hiện đại, việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, xã và tiến tới là cơ cấu lại đại biểu HĐND cấp tỉnh, thành phố là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần sớm được triển khai thực hiện. Nhân dân đồng thuận và ủng hộ chủ trương đúng đắn này của Đảng và Nhà nước.

  • Nguyễn Thăng

Ý kiến bạn đọc:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,