,
221
4581
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
chuyenthammy
/10namvietmy/chuyenthammy/
675034
Có một con đường chung cho quan hệ Việt - Mỹ
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Có một con đường chung cho quan hệ Việt - Mỹ

Cập nhật lúc 00:22, Thứ Ba, 28/06/2005 (GMT+7)
,

Không ai nghĩ rằng, sau một chặng dài của lịch sử, nhất là sau một cuộc chiến tranh khốc liệt, con đường giúp cho quan hệ Việt Mỹ phục hồi và phát triển lại là một sản phẩm đã dọn sẵn của văn minh loài người: “Kinh tế thị trường” và riêng với hai dân tộc còn có một đoạn văn viết từ năm 1776.

Nhìn vào lịch trình hoạt động của chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, Thủ tướng Việt Nam chưa bao giờ gặp nhiều người Mỹ như vậy. Đương nhiên nhân vật quan trọng nhất là Tổng thống G.Bush.

Soạn: AM 453173 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 
Có một ngẫu nhiên khiến hai vị đứng đầu chính phủ này đã có cơ hội ngồi cạnh nhau trong những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh. Đó là vì vần U (United States) liền với vần V (Vietnam). Giữa hai người đứng hoặc ngồi cạnh nhau có thể là những nụ cười hay những động tác xã giao... Nhưng chưa khi nào hai vị với tư cách chủ và khách lại cùng chủ trì một sự kiện quan trọng mang ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển quan hệ giữa hai nước lại được dư luận của hai nước và thế giới chú ý như trong buổi sáng ngày 21/6/2005.

Một cuộc hội đàm dẫn đến một tuyên bố chung được ký kết chứa đựng đầy đủ những mối đồng thuận giữa hai bên và những cơ sở để tìm sự đồng thuận trong những vấn đề còn lại. Một cam kết nâng cao hơn nữa tầm mức của mối quan hệ và mở rộng những lĩnh vực hợp tác cụ thể... được khẳng định. Phía Việt Nam cũng chọn đủ 16 chữ để định vị cho quan hệ Việt - Mỹ là “Quan hệ hữu nghị - Đối tác xây dựng - Hợp tác nhiều mặt - ổn định lâu dài” trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

Sau những nghi thức ngoại giao đón tiếp trọng thể người đứng đầu chính phủ Việt Nam, hình ảnh Tổng thống Georges Bush dạo bộ cùng Thủ tướng Phan Văn Khải trên Vườn Hồng tiễn ra tận ôtô và nhận lời mời vào sang năm sẽ có mặt ở Việt Nam đã gây những ấn tượng mạnh mẽ.

Thủ tướng Việt Nam cũng gặp gỡ nhiều chính khách Mỹ trong Chính phủ trung uơng, chính quyền các bang đến thăm cũng như bên Quốc hội. Trong những diễn từ của mình, Thủ tướng luôn nói đến câu: “Tôi có vinh dự là Thủ tướng Việt Nam đầu tiên sang thăm Hoa Kỳ” và “đây là thời điểm thích hợp nhất cho cuộc viếng thăm này”...

Khi nghe câu phát biểu như vậy trong buổi tiếp tân của nhóm “Nghị sĩ quan tâm đến Việt Nam” (Caucus) ở Hạ viện, một doanh nghiệp Mỹ vốn là cựu chiến binh đã đầu tư ở Việt Nam nhiều năm nói nhỏ với tôi rằng: "Lẽ ra phải từ lâu rồi", còn tôi trả lời rằng: "Điều quan trọng là đã không chậm hơn nữa".

Có thể nói rằng có hai lớp người Mỹ để tâm và đóng góp tích cực nhất vào tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Đó là các cựu chiến binh và các nhà doanh nghiệp. Đương nhiên, để những cố gắng ấy trở thành những đảm baỏ lâu dài phải có vai trò của các chính khách.

Trong chuyến thăm này, theo chương trình, Thủ tướng có tiếp một số tổ chức cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tôi không được tham dự các cuộc gặp mặt này nhưng cũng đủ hình dung được sự đánh giá của cả hai bên về đóng góp của thế hệ những người từng chĩa súng vào nhau trong thời chiến đối với công cuộc hòa giải và xây dựng hữu nghị ngày nay. Có lẽ đây là một đặc thù của cuộc Chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của Mỹ) hay cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (theo cách gọi của ta).

Có một sự thật khắc nghiệt là chỉ riêng trong thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã phải đụng đầu với nhiều nước lớn (có nhận xét vui rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có 5 vị thì mình chót có chuyện đánh nhau với 3 vị rồi). Chỉ có điều nó đều xảy ra trên đất nước ta và với mọi hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì Việt Nam luôn là người phải chống trả những đạo quân từ nơi khác kéo đến nước mình để bảo vệ chủ quyền độc lập.

Những cựu binh Pháp của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954) thì chỉ trở lại Việt Nam với nỗi niềm “nhớ nhung” (nostalgie) về mảnh đất đã tiêu phí một thời trai trẻ, hay là nơi ông cha họ đã từng lập nghiệp thời thuộc địa. Các cựu chiến binh Pháp cũng thích gặp gỡ những đối thủ cũ chủ yếu để “ôn cố tri tân”, hoà giải chuyện cũ mà thôi. Còn những cựu binh của cuộc chiến tranh sau Mỹ (1979) thì... không có gì để nói.

Nhưng với các cựu binh Mỹ thì mặc dù vẫn còn một bộ phận chưa dứt hận thù nhưng số rất đông lại là những người chủ động tìm trở lại với Việt Nam, tham gia vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà giải và tìm cách góp phần tăng cường sự cảm thông và hợp tác giữa hai quốc gia.Không ít người bày tỏ sự ân hận về những gì đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Họ còn có những hành động rất thiết thực để đóng góp vào quá trình đó cả về vật chất lẫn tinh thần...

Những tên tuổi như các ông thượng nghị sĩ John Kerry của đảng Dân chủ hay John McCain của Đảng Cộng hoà, ông Peter Peterson, vị đại sứ đầu tiên sau thiết lập quan hệ ngoại giao... là bằng chứng. Nhiều tướng lĩnh hay chính khách cao cấp hiện nay cũng có một phần ký ức sâu đậm về cuộc Chiến tranh Việt Nam và các Hội cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam hiện vẫn là một lực lượng hùng hậu về số lượng và có ảnh hưởng trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Cựu tổng thống Bill Clinton hay vị ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử mới đây là John Kerry có những cách ứng xử khác nhau trong thời chiến tranh nhưng đều góp chung vào những tiến triển tích cực trong quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam...

Chuyến sang Mỹ cách đây 1 năm (5/2004) của nhóm đại biểu Quốc hội có Trung tướng Trần Hanh, nay là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Khi còn là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ông là quan chức cao cấp đầu tiên của QĐNDVN làm khách của Lầu Năm góc. Ông kể cho tôi nghe câu chuyện thú vị về sự tình cờ, người đồng cấp của Quân đội Hoa Kỳ ra đón ông lại chính là một phi công mà ông đã “chạm trán” trong một cuộc không chiến trền bầu trời tỉnh Hà Tây “quê lụa”.

Trong lần gặp lại sau hơn 30 năm, linh cảm người lính khiến họ nhận ra nhau và cùng nhau nhắc lại trận đánh năm xưa. Nhiều lần tôi được nghe từ những cựu chiến binh hai phía nói đến một cách ví von: khi vết thương đã thành sẹo, đôi khi nó trở thành những kỷ niệm tốt để cảm thông. Trong chuyến đi cùng ông ở Mỹ, tôi còn được biết đến nhiều biểu thị tốt đẹp trong mối quan hệ giữa cựu chiến binh hai bên...

Đến nay khi các bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã thăm viếng nhau, các tàu chiến của Hoa kỳ đã cập cảng Việt Nam thăm xã giao, những quan chức QĐNDVN đã tham gia quan sát tập trận và với những cam kết mới sau chuyến đi này, Việt Nam có thể tiếp nhận sự huấn luyện về ngôn ngữ, quân y hay tháo gỡ bom mìn... thì đó là những điều khó ai nghĩ tới cách đây chỉ một thập kỷ...

Để nói đến đóng góp của các cựu binh Mỹ vào cuộc tạo dựng nền móng cho quan hệ Việt Mỹ, tôi muốn nhắc đến nội dung một bài phát biểu của đại sứ - cựu binh P.Peterson vào dịp chúc mừng hai vị thượng nghị sĩ - cựu binh John Kerry và John McCain nhận giải thưởng Christiane Herter, một giải thưởng cho những cố gắng phục vụ hoà bình (9/2001). Ông đại sứ đã nhắc đến 2 sự kiện trong lịch sử của nước Mỹ.

Sự kiện thứ nhất là vào năm 1913, các cựu chiến binh của cả 2 phía Bắc-Nam trong cuộc nội chiến đã cùng tổ chức lễ kỷ niệm một trong những trận đánh ác liệt giữa hai bên ở Gettysburg đã diễn ra 50 năm về trước. Vẫn những chàng trai năm xưa nay đã ở độ tuổi trên dưới 80 dàn quân ra thành hai chiến tuyến, quân miền Nam tấn công, quân miền Bắc (Yankee) phòng thủ. Họ lấy hết hơi sức hô xung phong và giáp lá cà, trên tay họ những khẩu súng, thanh gươm năm xưa được thay bằng những chiếc batoong. Và thay vì bắn chém nhau họ ôm chầm lấy nhau mà... khóc. Đến đấy, với nước Mỹ, cuộc nội chiến mới thực sự là kết thúc.

Sự kiện thứ 2, P.Perterson nhắc đến là một tai nạn đau lòng khi chiếc trực thăng chở các quân nhân Mỹ - Việt trong đơn vị đi tìm kiếm những hài cốt của lính Mỹ tử trận trên chiến trường Việt Nam (MIA) bị rơi ở vùng cao nguyên trung phần (tháng 3/2001). “Lãnh đạo hai bên đã cùng đến viếng lễ tưởng niệm chung. Tại đó các gia đình Việt Nam và Mỹ an ủi lẫn nhau. Tại đó, người Mỹ và người Việt Nam đã đoàn kết trong bàu không khí hoà bình giữa những người cùng chia sẻ một thảm hoạ... gắn bó với nhau bởi một kỷ niệm chung... và lòng nhân ái cao cả của con người”, ông đại sứ- cựu binh đã viết như vậy và cho rằng một ngày nào đó, các sử gia của cuộc Chiến tranh Việt Nam có lẽ sẽ đặt tên cho ngày hôm đó là “Ngày chiến tranh kết thúc”.

Đó là một cách nhìn của một cựu binh Mỹ. Nhưng trong những ngày diễn ra chuyến thăm Hoa kỳ của Thủ tướng Việt Nam có một sự chia sẻ chung thể hiện qua nhiều ý kiến được phát biểu là sự kết thúc chiến tranh không chỉ là những tượng đài tưởng niệm quá khứ và sự hoà giải hận thù mà phải để hoà bình thể hiện sức sống bằng những công trình hợp tác xây dựng tương lai.

Vì thế trong chuyến đi này, Thủ tướng Việt Nam còn tiếp xúc với một lực lượng hùng hậu các doanh nhân, của các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ cũng là của thế giới...

New York 23/6/2005
Dương Trung Quốc

Còn tiếp...

,

Tin khác

Tin khác của 'Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng'

,
,