- Rời quê lên thành phố, rong ruổi khắp các nẻo đường Thủ đô, hàng ngày những người phụ nữ vẫn đang miệt mài mưu sinh với từng bước chân tần tảo… Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, vẫn có những người phụ nữ không biết đến một bó hoa, một món quà...
|
Đã hơn 2 năm nay, chị Viên (Phú Thọ) vẫn "chạy" theo các công trình xây dựng làm công việc của một công nhân phu hồ. Chị bảo: “Trên công trình xây dựng chị là nữ công nhân duy nhất, vừa làm phu hồ vừa làm hậu cần nhưng lương chính vẫn là lương phu hồ. Vất vả nhưng ngày cũng được đến 90 -120.000 đồng, ở quê khó mà kiếm được”. |
|
Chị Phan Thị Hợi gắn bó với "nghiệp xe ôm" đã gần 7 năm nay. Chủ yếu là những khách quen, nhưng là “bóng hồng” trên từng “cuốc” đường cũng có bao khó khăn vất vả. Trong số khách quen của chị có một cô học sinh đang học lớp 11. Chị tâm sự: “Đứa con trai lớn cũng đang học lớp 11 nhưng chỉ khi nào con người ta được nghỉ thì mình đi đón con mình, còn bình thường sớm hay chiều con vẫn đi xe buýt…”. |
|
|
|
|
Từ nông thôn ra thành phố mưu sinh, họ thường chọn gánh hàng rong làm “sự nghiệp” cho mình. Những đôi vai oằn mình trên đôi quang gánh hay những chiếc xe đạp thồ vẫn là phương tiện gắn bó giữa thành phố hiện đại ồn ào. Nhiều khi họ cũng mưu sinh bằng những công việc mà người ta vẫn gọi là “việc của đàn ông”. |
|
Gánh hoa sớm trước ngày 20/10. Từ chợ đêm hoa Quảng Bá chở hoa bán dọc đường Thuỵ Khuê, Hoàng Hoa Thám, chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nam) chia sẻ: “Ngày phụ nữ Việt Nam đặc biệt nên chỉ mong bán hoa được nhanh, được có giá thêm một chút để được trở về nhà sớm”. |
|
|
Còn với chị Minh, chị Huệ (Hưng Yên), xe than là sự nghiệp mưu sinh của cả 2 vợ chồng. “Còng mình” trên từng chuyến xe than nặng đầy các chị cũng chỉ mong “vất vả để có tiền gửi về quê cho con học nên người, mình đã học ngắn mới phải khổ phải cố để con ăn học cho đổi đời”. |
|
Và có những giấc ngủ chập chờn… |