Miền Trung sau lũ:

Rời hang đá, dân vùng lũ khóc giữa hoang tàn

Cập nhật lúc 11:31, 11/10/2010 (GMT+7)

- PV VietNamNet trở lại 2 xã Minh Hóa, Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) sau khi cơn “đại hồng thủy” đã rút đi. Những gì còn lại sau trận lũ chỉ đủ để nói lên 2 từ: hoang tàn và xác xơ.

TIN LIÊN QUAN

>> Người dân vùng lũ lỡ hẹn ngàn năm có một

>> Nghe tường thuật từ tâm lũ miền Trung

>> Rợn người cảnh mưu sinh giữa lũ dữ

Trở về đứng khóc ngoài sân

Chiều 10/10, chúng tôi trở lại rốn lũ huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Sau khi cơn lũ rút đi đã được 2 ngày, trời nắng lên, người dân đi trú ẩn trên lèn đá đã về lại nhà mình.

Nhưng đáng thương thay, khi họ trở về nhà thì chỉ biết đứng nhìn vào khóc nức nở. Bao nhiêu tài sản, của cải, là vốn liếng của những gia đình nông dân nghèo giờ chỉ còn một số thứ nằm lẫn lộn trong lớp bùn nhão nhoét.

Những gì còn sót lại sau trận lũ kinh hoàng mà người dân xã Tân Hóa và Minh Hóa là những mái nhà siêu vựo, đồ dùng bị lũ quật nát, tất cả đều xác xơ, đổ nát trong bùn lầy
Những gì còn sót lại sau trận lũ kinh hoàng mà người dân xã Tân Hóa và Minh Hóa là những mái nhà siêu vựo, đồ dùng bị lũ quật nát, tất cả đều xác xơ, đổ nát trong bùn lầy Những gì còn sót lại sau trận lũ kinh hoàng mà người dân xã Tân Hóa và Minh Hóa là những mái nhà siêu vựo, đồ dùng bị lũ quật nát, tất cả đều xác xơ, đổ nát trong bùn lầy
Những gì còn sót lại sau trận lũ kinh hoàng


Trở về từ hang đá, nhìn cảnh nhà cửa tan hoang, chị Đinh Thị Thanh, trú tại xóm Cầu Rục, xã Minh Hóa đứng trước sân nghẹn ngào nói: “Về đến nhà là tui chỉ thiếu chết ngất đi nữa thôi. Nước chi mà kinh khủng rứa không biết? Cuốn trôi hết, bao nhiêu là lợn gà trôi xuống sông hết. Nhà cửa thì xiêu vẹo, xoong nồi, bát chén lấm lem bùn lầy hết. Từ nhỏ đến giờ tui mới thấy trận lũ kinh khủng như rứa”.

Đường vào xã Minh Hóa và Tân Hóa chưa kịp khô sau hai ngày nước rút, phải thật vững tay lái thì xe máy mới đi vào được trung tâm xã. Dọc con đường này, nối tiếp nhau là những khung cảnh xác xơ, hoang tàn.

Có những ngôi nhà không biết của ai từ đâu trôi trong cơn lũ về nằm chỏng chơ giữa khoảng đồng trống. Có những nền nhà trơ trọi, không thấy "bóng dáng" của ngôi nhà đâu. Những hàng cây và cột điện còn bám đầy rác rưởi trên ngọn, là dấu tích của dòng nước đỉnh lũ 3 ngày trước đó.

Ông Cao Đình Lâm, trưởng thôn Cổ Liêm, xã Tân Hóa cho biết: “Chiều hôm nay có 2 người cuối cùng của thôn chạy lũ từ trong rừng sâu trở về. Toàn thôn có 175 hộ (với 870 nhân khẩu) nhà nào cũng bị tốc mái. Tất cả mọi vật dụng, lương thực của người dân ở đây đều bị nước ngập hết. Gạo, ngô, lạc, đậu của dân đều bị mọc mầm và thối nát hết rồi”.

Nước lũ dâng cao ngập cả cây cột điện như thế nay. Người dân nơi đây lại bắt đầu từ 2 bàn tay trắng ... Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Nước lũ dâng cao ngập cả cây cột điện như thế này. Người dân nơi đây lại bắt đầu từ 2 bàn tay trắng ...

Toàn cảnh hai xã Tân Hóa và Minh Hóa chỉ còn là một màu xám xịt của bùn đất. Bên những ngôi nhà xiêu vẹo, những con người mệt mỏi, uể oải quét dọn, lau chùi vài thứ đồ đạc dính đầy bùn đất.

Lúc khó khăn mới thấu hiểu được tình quân dân, đúng như "cá với nước". Trong suốt 3 ngày qua, 120 chiến sỹ Đại đội 15 thuộc quân khu 4 hết mình giúp nhân dân 2 xã Tân Hóa và Minh Hóa.

Đồng chí Nguyễn Quốc Phong, Đại đội trưởng cho biết: “Mấy ngày vừa qua, hàng trăm chiến sỹ đã giúp bà con dọn dẹp nhà cửa, trường học, trạm y tế. Dự kiến Đại đội chúng tôi sẽ ở lại đây trong suốt 7 ngày giúp nhân dân ổn định cuộc sống”.

Nguy cơ dịch bệnh và đợt đói dài

Trong cái nắng hơi oi nồng sau lũ, không khí ở rốn lũ này như đặc quánh lại bởi mùi bùn non pha trộn với mùi của nhiều thứ bị ngâm trong nước lâu ngày bốc lên nồng nặc. Đáng nói nhất là trong không khí này có cả mùi tanh tưởi của xác chết gia súc, gia cầm trong trận lũ vừa qua.

Trong khi người dân đang phải dè chừng từng gói mì tôm, tiết kiệm từng chai nước sạch thì nguy cơ dịch bệnh đang là hiểm họa trước mắt. Nếu tình trạng môi trường không được nhanh chóng làm sạch thì không ai có thể nói trước được rằng dịch bệnh sẽ không ập tới.

Nhanh chóng vệ sinh môi trường, khẩn cấp dọn xác động vật thối rữa để tránh lây lan bệnh tật
Nhanh chóng vệ sinh môi trường, khẩn cấp dọn xác động vật thối rữa để tránh lây lan bệnh tật

Bác sĩ Cao Sỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Minh Hóa cho biết: “Nguy cơ xảy ra dịch bệnh sau lũ là rất cao. Ở xã Tân Hóa cũng đã quen với lũ, họ cũng biết cách xử lý môi trường, nhưng trận lũ năm nay có quá nhiều gia súc, gia cầm bị chết, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng tôi đã đề xuất với huyện điều động lực lượng nhanh chóng thu dọn xác động vật chết, vì đây là vấn đề cấp bách nhất, phải nhanh chóng khắc phục nguồn nước uống cho người dân. Việc xử lý môi trường bằng hóa chất chúng tôi đã thực hiện từ sau khi lũ rút”.

Khi lũ dữ đã đi qua, hoạn nạn của nhân dân trong vùng rốn lũ đã được Nhà nước, đồng bào gần xa quan tâm chia sẻ. Rất nhiều chuyến hàng cứu trợ lương thực đã đến được với bà con nơi đây. Tuy nhiên, trước mắt họ có thể qua được cơn đói do thiếu thức ăn nước uống, nhưng số hàng cứu trợ này không đủ để nuôi họ trong nhiều tháng tiếp theo.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Hiện tại, tại 2 xã Minh Hóa và Tân Hóa, nhà nào may mắn thì còn sót lại vài bao thóc, ngô bị ướt, nếu có nắng để phơi khô thì có thể ăn được. Còn đại đa số hộ dân ở đây đều trắng tay. Nếu thời tiết thuận lợi thì họ bắt tay vào gieo trồng cây hoa màu, ít nhất sau ba tháng mới có thu hoạch. Bởi vậy trước mắt họ bây giờ là một đợt đói dài đã nhìn thấy.

Ông Đinh Ngọc Báu – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Minh Hóa nói với chúng tôi khi đang tiếp nhận hàng cứu trợ: “Những chuyến hàng cứu trợ tại thời điểm này rất là quý báu với nhân dân lũ lụt nơi đây. Có thể sắp tới còn có thêm nhiều chuyến hàng cứu trợ nữa, như thế sẽ giúp đồng bào khỏi đói.

Riêng tôi có một mong muốn rằng các đơn vị, tổ chức nào đó có lòng hảo tâm cứu trợ nhân dân lũ lụt ở đây thì cũng nên rải ra, cụ thể là phân ra theo thời gian, tốt nhất là để giành một đợt cứu trợ cho thời điểm hai tháng sau. Như thế sẽ duy trì được nguồn lương thực kéo dài cho đến khi người dân có thể sản xuất trở lại”.

66 người chết, thiệt hại 3.000 tỷ

Thống kê tính đến 11/10 của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cho thấy thiệt hại vì lũ lụt ở miền Trung lên tới xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Trong đó Quảng Bình là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất (gần 1.400 tỷ đồng). Tiếp đến là Hà Tĩnh (gần 850 tỷ đồng), Quảng Trị (205 tỷ đồng),Thừa Thiên Huế (42,5 tỷ đồng), Nghệ An (76 tỷ đồng).

Thiệt hại về người cũng rất lớn với 66 người chết (Quảng Bình: 45 người, Hà Tĩnh: 12 người, Nghệ An: 6 người, Quảng Trị: 3 người); 75 người bị thương (Quảng Bình: 64 người, Hà Tĩnh: 5 người, Quảng Trị: 4 người, Nghệ An: 2 người); 17 người mất tích (Quảng Bình: 15 người, Nghệ An: 2 người).

Mưa lũ đã san bằng hàng ngàn ngôi nhà, làm hư hỏng nặng toàn bộ cơ sở hạ tầng của các địa phương này. Hàng ngàn m3 bùn đất đã đổ xuống các công trình thủy lợi, giao thông, trường học, trạm y tế, … Phải mất một thời gian dài người dân mới có thể vực dậy được sau trận lũ lịch sử này.

C.Q

  • Quang Cường – Quốc Huy – Trí Thức

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác