Cận cảnh hiểm hoạ tai nạn đường sắt từ buồng lái tàu

Cập nhật lúc 14:34, 16/08/2010 (GMT+7)

- Cùng xem những cung đường sắt qua cửa kính buồng lái đầu tàu Đổi Mới, để thấy hiểm hoạ giao thông luôn rình rập.

TIN LIÊN QUAN

Tai nạn giao thông đường sắt thời gian gần đây xảy ra liên tiếp, một số vụ để lại hậu quả nặng nề. Nhưng hầu hết, lỗi lại do các phương tiện giao thông đường bộ gây ra, các đoàn tàu bị biến thành nạn nhân khi ôtô cứ thản nhiên…chết máy, mắc kẹt giữa điểm giao cắt đường bộ- đường sắt.

Tuyến đường sắt Bắc-Nam trải dài 1.726 km có hàng nghìn điểm giao cắt với đường bộ, nơi có rào chắn- đèn tín hiệu, nơi không. Chưa kể nhiều sinh hoạt của người dân địa phương thậm chí diễn ra ngay trong hành lang an toàn đường sắt.

Đối với đầu tàu kiểu cũ, từ lúc phanh đến lúc dừng hẳn mất khoảng 800m; còn đầu tàu Đổi Mới, muốn dừng lại cũng mất đến 300-500m. Dừng gấp hơn có thể lật toa, vặt tàu…vì thế nên khi có chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ trên đường ray thì hầu như không thể tránh khỏi xảy ra va chạm.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Đầu máy Đổi Mới dài 16,8m; phần lớn là chỗ để máy, ca-bin dành cho lái chính và lái phụ rất chật hẹp (3m ngang x 1,7m dài), không có toa-lét cũng như không có cửa thông sang toa hành khách. Một đoàn tàu nếu tính cả đầu máy có thể dài tới 300m (nếu kéo khoảng 13 toa), chở trung bình từ 700-800 hành khách, ngày lễ-tết có thể lên tới gần 1.000 hành khách

Mô tả ảnh.
Lái chính ngồi bên trái, lái phụ ngồi bên phải. Để lái chính sẽ mất 2,5 năm học trong trường và 6 năm ngồi ghế lái phụ. Tàu hoả có vô lăng bé xíu, nhưng không để điều khiển hướng mà để...tăng giảm tốc độ

Mô tả ảnh.
Khi chạy đêm, dưới chân lái tàu có 2 bàn đạp chống buồn ngủ. Ban đêm tầm quan sát rất khó, dù có 2 đèn pha cỡ lớn song cũng chỉ soi rõ được chừng 20m

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Trong đêm mọi vật lướt qua loang loáng, là lúc hiểm hoạ giao thông có thể xuất hiện. Ảnh phải chụp khi đoàn tàu đi qua một đường hầm.

Mô tả ảnh.
Ban ngày tầm quan sát tốt hơn, song các tổ lái thường phải hết sức đề phòng vì chướng ngại vật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Lái tàu là nghề cực nhọc, vì thế mỗi tổ lái (2 người) thường chỉ lái một cung đường sắt nhất định nằm giữa 2 ga chính; tàu dừng tại ga sẽ có tổ khác lên lái tiếp.

Mô tả ảnh.
Những đoạn đường cong khuất tầm nhìn nguy hiểm hơn. Phụ lái có trách nhiệm hô to "Chú ý" cho lái chính biết trước những đoạn cong, đường ngang, đèn tín hiệu ra vào ga...lái chính sẽ đáp lại: Nghe-rõ

Mô tả ảnh.
Một điểm giao với đường bộ có rào chắn, có chốt gác. Dọc tuyến Bắc-Nam còn rất nhiều điểm giao cắt không có rào chắn.

Mô tả ảnh.
Đoàn tàu rời khỏi một ga. Trung bình để đạt được tốc độ 70km/h thì đoàn tàu phải chạy hết quãng đường khoảng 2km.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Dân nhảy tàu chuyên nghiệp ở một ga-họ thường nhảy tàu hàng vì tốc độ chậm; ảnh phải cho thấy nhiều sinh hoạt của người dân địa phương nằm sát ngay cạnh đường sắt

Mô tả ảnh.
Trong tủ khoá là hộp đen (có thẻ từ) để theo dõi lịch trình của tàu. Chỉ cần cho tàu chạy nhanh hơn 1km/h so với công lệnh là lái tàu đã bị cảnh cáo; nhanh hơn 3 km/h thì nắm chắc quyết định kỷ luật trong tay.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Đoàn tàu chạy qua một khúc cua khuất tầm nhìn, đến đoạn thẳng thì lại mờ mịt khói bụi

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Tàu chạy qua cầu và qua hầm.

Mô tả ảnh.
Ngoài tai nạn giao thông thì ngành đường sắt còn phải đối mặt với nạn ném đá vỡ kính tàu. Theo thống kê 2 địa bàn thường xảy ra nạn này là Quảng Bình và Bình Định, thời gian bị ném thường là 4-5h chiều, mùa hè, thủ phạm toàn là trẻ chăn trâu

Mô tả ảnh.
Chuyện một chuyến tàu vỡ đến 5-6 tấm kính sau khi về đến Hà Nội hoặc TP.Hồ Chí Minh là bình thường, sẽ mất khá nhiều tiền và thời gian để thay thế tấm kính mới

Mô tả ảnh.
Biện pháp phòng tránh là có thể dùng lưới sắt, song thiếu thẩm mĩ và bị trẻ chăn trâu chuyển qua ném...bùn.

  • Phú Thái

Ý kiến của bạn

Các tin khác