TP.HCM: Đề xuất chống triều cường bằng cây đặc hữu
Cập nhật lúc 16:00, 09/06/2010 (GMT+7)
– Sở NN&PTNN TP.HCM đề xuất nên trồng các loại cây có khả năng giữ đất tốt và chịu được mặn để góp phần ngăn triều, chống ngập cho TP.
TIN LIÊN QUAN
Ước tính, từ năm 2010 đến 2015 TP.HCM sẽ phải đầu tư 950 tỉ đồng để xây dựng các công trình chống ngập. Như vậy, trung bình mỗi năm TP sẽ phải đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
Kinh phí TP. HCM chi cho các công trình chống lụt bão từ năm 2006 đến nay tăng chóng mặt nhưng hiệu quả không như mong đợi (biểu đồ do Sở NN&PTNT thực hiện) |
Những con số trên vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP.HCM đưa ra trong đề án "Trồng cây chắn sóng bảo vệ kè biển, đê biển và trồng cây phòng, chống sạt lở hai bên bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh".
Theo sở NN&PTNT, trong cán năm qua, dù hàng năm TP đều đầu tư từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng để xây dựng các công trình bờ bao (chủ yếu bằng bùn đất) chống ngập nhưng tình trạng bể bờ bao gây ngập úng vẫn còn xảy ra rất nhiều do đỉnh triều cường ngày càng cao.
Theo đề xuất của Sở NN&TPNN, các tuyến bờ bao nên trồng các loại cây có khả năng giữ đất để chống sạt lở. Ảnh: H. Mến |
Trước tình trạng này, Sở NN&PTNN đề xuất phương án, sẽ trồng các loại cây có khả năng giữ đất tốt và chịu được mặn như bần chua, dừa nước, gõ nước, gáo vàng, nhạc ngựa nước, tràm chua, trâm, vẹt đen… để góp phần ngăn triều, chống ngập, cho TP.HCM.
Các loại cây trên sẽ được trồng trên 160 km đê bao, kênh rạch của TP.HCM (thuộc địa bàn các quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh và các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh).
Theo đề xuất của sở NN& PTNN, việc trồng cây sẽ được thực hiện từ năm 2010 đến 2015 với tổng kinh phí dự kiến là 10 tỉ đồng.
-
Hoàng Mến