Tại sao cứu hoả không vào được toà nhà Keangnam?
- Chỉ trừ Đại sứ quán các nước thì mới có quyền từ chối sự can thiệp của lực lượng PCCC, toà nhà Keangnam không có ngoại lệ như thế!
Sáng 25/3, trao đổi với PV VietNamNet, trung tá Lê Hồng Hải (Phòng cảnh sát PCCC-Công an TP.Hà Nội) cho hay, đơn vị này đã tiến hành lập hồ sơ vụ cháy tại toà nhà Keangnam (nằm trên đường Phạm Hùng) theo đúng trình tự.
Khói bốc lên đen kịt từ toà nhà Keangnam đang xây dựng - (Ảnh: Vn Media)
“Chỉ trừ Đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam vì lý do bảo mật thông tin mới có quyền từ chối sự can thiệp của lực lượng PCCC” - ông Hải khẳng định - “Đối với toà nhà Keangnam chỉ là công trình xây dựng, cảnh sát PCCC đã vào kiểm tra tại chỗ bình thường”.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, chiều 24/3, tại tầng 26 của công trình toà nhà cao nhất Việt
Tuy nhiên, lực lượng PCCC đã không phải “động thủ”, ngồi ngoài đợi và chỉ có đại diện của lực lượng này được bảo vệ toà nhà cho vào trong để kiểm tra sự vụ.
Tại hiện trường vụ cháy, không có một đại diện nào của công trình tòa nhà Keangnam xuất hiện để giải thích nguyên nhân đám khói. Và sau gần 1 giờ không thể nào “đột nhập” vào bên trong công trình, các xe cứu hỏa đành phải quay về khi đám khóitan hẳn.
Các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. (Trích khoản 1,2 điều 13, Luật Phòng cháy và Chữa cháy) Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. (Điều 37, Luật Phòng cháy chữa cháy)
Người chỉ huy chữa cháy là cảnh sát
- Đỗ Minh