,
221
1564
Mưu sinh cùng WTO
muusinh
/wto/muusinh/
814921
Nam Á: Vỡ mộng vì WTO
1
Article
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
,

Nam Á: Vỡ mộng vì WTO

Cập nhật lúc 17:35, Thứ Tư, 05/07/2006 (GMT+7)
,

Chỉ còn vài bước cuối cùng nữa là VN chạm ngõ WTO sau 11 năm ròng theo đuổi. Thực tế tại một số nước cho thấy, nếu nghĩ WTO là “cây đũa thần”, thở phào tự mãn khi có nó trong tay, là thất bại... Một số nước đã vượt qua khó khăn giai đoạn đầu của thời kỳ hậu WTO như thế nào? Các doanh nghiệp nước ngoài đã tận dụng tốt cơ hội từ WTO ra sao?

Nam Á: Vỡ mộng vì WTO

Cũng như VN, nhiều nước nghèo hoặc đang phát triển thường đề cao quá mức lợi ích do WTO mang lại, xem nhẹ những tác động xấu của nó để sau đó phải... vỡ mộng! Bức tranh tối về nạn thất nghiệp tại các nước Nam Á thời kỳ hậu WTO là một ví dụ điển hình.

Một số nước khu vực Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka... cùng ghi tên vào WTO vào ngày 1-1-1995. Ở thời điểm này, Nam Á chiếm khoảng 22% dân số thế giới, trong đó có nhiều nước luôn đối mặt với tình trạng bùng nổ dân số. Lực lượng lao động chủ yếu là trẻ, tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp rất cao, chẳng hạn như năm 1997, 70% lao động trẻ, có bằng cấp ở Sri Lanka thất nghiệp, tương tự, ở Ấn Độ và Pakistan là 53% và 45%. Năm 1998-1999, kết quả khảo sát lực lượng lao động ở Pakistan cho biết 20% số người tốt nghiệp đại học không tìm được việc, 50% nữ bác sĩ thất nghiệp.

Bản khảo sát này cũng kết luận rằng WTO đã không mang lại cơ hội việc làm cho người dân Nam Á, cụ thể là tỉ lệ thất nghiệp trung bình toàn khu vực đã tăng thêm 3,4% sau 6 năm gia nhập tổ chức này, tăng trưởng kinh tế giảm. Đặc biệt, tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ tăng cao, 2/3 số họ chỉ được nhận làm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp với đồng lương bèo bọt, điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Trong khó khăn đó, một số nước phát triển lại “xé rào” WTO bằng cách áp dụng các chính sách thương mại đơn phương nhưng không được tổ chức này can thiệp, khiến các nước Nam Á bị đẩy vào thế bí. Chẳng hạn, Mỹ đơn phương áp thuế phụ thu đối với thép nhập khẩu, tăng trợ cấp nông nghiệp, thay đổi nguyên tăng về xuất xứ hàng hóa sản phẩm dệt...

Lúc này, các nước Nam Á mới nhìn nhận “sân nhà” lâu nay đã bị bỏ rơi! Chỉ chú trọng tăng trưởng GDP và cân bằng ngân sách nhưng quên thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo; Chính phủ thiếu hẳn chính sách phát triển nguồn nhân lực; không linh hoạt chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề để tạo ra việc làm, đó là 2 lý do khiến tình trạng thất nghiệp và nghèo đói ở Nam Á tiếp diễn. Quan trọng hơn, các nước giàu trong WTO đã quên mất lời hứa trợ giúp các nước nghèo, không thực hiện cam kết trích 0,7% ngân sách hằng năm để giúp các nước đang phát triển. “Họ không có thiện chí thực hiện tự do hóa thương mại toàn cầu, chỉ chăm chăm lợi ích riêng mình” - báo cáo khảo sát lực lượng lao động ở Pakistan đã viết như vậy.

Rõ ràng, WTO không phải là cây đũa thần. VN đang ngấp nghé ngôi nhà WTO với hy vọng sẽ giải quyết được hơn 1 triệu việc làm mỗi năm cho lao động trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ mất việc hiện đang thách thức hàng triệu lao động nông nghiệp, dệt may, da giày trong nước khi phải mở cửa thị trường, cắt giảm trợ cấp, bị kiện chống bán phá giá... Nhiều nước Nam Á nay đã cơ bản vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ hậu WTO đó, nhưng bài học về sự ảo tưởng quá mức vào WTO này cũng là một kinh nghiệm đối với VN.

(Theo Người Lao động, Hinduonnet, HD Development in South Asia 2003, Pakistan)

,

Tin khác

Tin khác của 'Mưu sinh cùng WTO'

,
,