,
221
1564
Mưu sinh cùng WTO
muusinh
/wto/muusinh/
228274
Nhân tài y dược sinh học không bao giờ thất nghiệp
1
Article
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
,
Ngành nào hưởng lợi từ việc gia nhập WTO?

Nhân tài y dược sinh học không bao giờ thất nghiệp

Cập nhật lúc 10:13, Thứ Tư, 17/03/2004 (GMT+7)
,

Thời tác giả còn đi học có quen một nữ sinh rất xinh đẹp. Cô ta bị mắc chứng bệnh có tên là "argenerativa anemia” (Thiếu máu do không có khả năng tái tạo lại). Bác sĩ cho biết cô ta mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Cô ta vẫn bình thường vui vẻ hòa nhập với mọi người, nhưng mỗi khi gặp một đứa trẻ thì mắt cô ta ứa đầy nước mắt.

Thời gian trải qua rất lâu, các tạp chí y học vẫn chỉ đưa ra cùng một kết luận: “Trước mắt chưa có phương pháp trị bệnh triệt để. May ra, vào thế kỷ XXI, liệu pháp gen mới có khả năng chữa khỏi.”

Thế kỷ XXI là thời đại của công nghệ sinh học

Nhân loại có thể vĩnh viễn không bị bệnh tật? Có thể trường sinh bất lão?

Từ cổ chí kim các đời hoàng đế đều ôm giấc mộng trường sinh bất lão. Như Tần Thủy Hoàng sai Từ Phúc vượt biển Đông đến tận xứ Phù Tang tìm thuốc trường sinh bất lão.

wto.

Tiến trình phát triển lịch sử cho thấy khả năng thực hiện những mộng tưởng ấy đã hé mở. Chỉ cần đọc hiểu bản đồ gen, tìm ra những gen thích hợp cho con người là có thể giúp nhân loại thực hiện giấc mộng bao đời.

Trước mắt, các nhà khoa học nhờ vào kỹ thuật gen đã giải mã được bản đồ gen con người và phát hiện ra một số gen gây bệnh. Một số người dự báo liệu pháp gen sẽ thay thế thủ thuật ngoại khoa, xạ trị và hóa trị, trở thành niềm hy vọng khắc chế bệnh ung thư trong thế kỷ XXI.

Nông sản biến đổi gen, gia súc biến đổi gen đã xuất hiện trên trái đất này. Vấn đề nhân bản vô tính con người chỉ còn bị ràng buộc bởi hàng rào luân lý.

“Cuộc chiến giành gen” đang được tiến hành khẩn trương trên toàn thế giới. Người ta đã giải mã được bản đồ gen của con người và áp dụng kỹ thuật gen vào y học, đây là một bước tiến lớn của nền y học. Nhiều người tiên đoán rằng: “Thế kỷ XXI là thời đại của công nghệ sinh học”.

Các xí nghiệp điều chế thuốc sinh học hốt bạc!

Ngành công nghệ sinh học đã được chú trọng ở một số thành phố lớn trong nước. Gần đây Quảng Châu đã phát triển 10 xí nghiệp dược công nghệ sinh học. Trong đó có 5 xí nghiệp có doanh số bán hơn 100 triệu, 3 xí nghiệp có doanh số hơn 1 tỷ nhân dân tệ. Giá trị sản xuất dược phẩm công nghệ sinh học toàn thành phố Quảng Châu trong 5 năm đạt hơn 20 tỷ nhân dân tệ.

Các công ty sản xuất dược phẩm gen bắt đầu hốt bạc. Công ty trách nhiệm hữu hạn gen Cửu Tuyền ở Hàng Châu là một ví dụ. Công ty này do 9 đơn vị hùn vốn thành lập. Các nhà sáng lập đều là những chuyên gia cao cấp lâu năm kinh nghiệm trong ngành điều chế dược phẩm và công nghệ sinh học. “Jilifen” là thuốc công nghệ gen do họ chế tạo thành công bán rất chạy trên thị trường.

Được biết, các công ty dược phẩm Trung Quốc có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán đa số là các công ty sản xuất dược phẩm công nghệ gen.

Tuy nhiên để đồng hành với nước ngoài, Trung Quốc phải còn đổ nhiều mồ hôi. Có quá nhiều các công ty sản xuất dược phẩm của Trung Quốc ăn cắp kỹ thuật của nước ngoài. Sau khi gia nhập WTO các công ty này sẽ chịu các áp lực về cạnh tranh giá cả của thuốc ngoại nhập (do thuế quan giảm và các hàng rào phi thuế quan cũng bị xóa bỏ) và quyền sở hữu trí tuệ. Các DN chuyên sản xuất theo kiểu ăn cắp bản quyền buộc phải đóng cửa.

Bác sĩ, y tá là những thiên thần áo trắng không bao giờ thất nghiệp

Có một câu nói luôn luôn là chân lý: dù cho vật đổi sao dời, hễ con người còn tồn tại, hễ còn sinh lão bệnh tử thì còn nghề bác sĩ, y tá.

Không ai không quan tâm đến sức khỏe của chính mình và gia đình. Trừ phi đó là những người không bình thường. Ngày nay các cửa hàng bày bán đủ thứ thuốc bảo vệ sức khỏe, nào là “Bổ âm tráng dương” nào là “Kéo dài tuổi thọ”… Khi đời sống người dân nâng cao, tiền tiết kiệm dự phòng bệnh tật cũng tăng lên. Phong trào “Toàn dân khỏe mạnh” cuốn theo hàng ngàn trung tâm bảo vệ sức khỏe ra đời. Chỉ cần sản phẩm nào ghi rõ “sản phẩm nhiều dinh dưỡng” thì tiêu thụ rất chạy. Người tiêu dùng không quan tâm có bị mất tiền vô bổ hay không mà chỉ suy nghĩ rất đơn giản: “Lỡ nó bổ thiệt mà mình không ăn thì uổng lắm!”

Tuy vậy, mức tiêu thụ dược phẩm trên đầu người của Trung Quốc còn rất thấp chỉ 5USD/người. Trong khi đó từ những năm 90 của thế kỷ xx, các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức có mức chi tiêu cho dược phẩm trên đầu người là 110USD, các nước phát triển khác từ 50 – 80USD. Mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người của thế giới là cũng đã 20USD. Quả thật là một sự chênh lệch quá lớn.

Nhưng chênh lệch lớn nghĩa là tiềm năng còn lớn, còn nhiều cơ hội cho ngành dược phẩm và các y bác sĩ.

Ngành y học cổ truyền của Trung Quốc cũng đã có một bước tiến xa so với trước đây. Tuổi thọ bình quân người dân Trung Quốc đã hơn 70 tuổi. Thật là điều đáng mừng. Tuy thỉnh thoảng trên truyền hình cũng còn chiếu cảnh ở những vùng hẻo lánh của Tây Tạng không đủ thuốc men. Nhưng so với ngày xưa phải nói thành tích của ngành y tế thật là vĩ đại.

Tuổi thọ con người được kéo dài, tỷ lệ người già trong tổng dân số sẽ không ngừng tăng lên. Cả xã hội Trung Quốc sẽ bị lão hóa, nhu cầu về nhân viên chăm sóc sức khỏe cũng theo đó mà tăng lên.

Ở một số nơi của Trung Quốc các bác sĩ tự mở phòng mạch riêng, phục vụ tận nơi theo yêu cầu. Cảm thấy nhức đầu sổ mũi chỉ cần hô lên một tiếng là bác sĩ ở ngay trước mặt.

Sau khi gia nhập WTO sự giao lưu y học Đông Tây ngày càng mở rộng, thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Các bác sĩ có thể thông qua mạng quốc tế điều trị từ xa. Nhân loại sẽ đón chào một thời đại mới tươi đẹp hơn.

(Còn tiếp)

Nguồn: WTO và cuộc mưu sinh của người Trung Quốc (Tác giả: Thôi Lệ Kim)

,
,