,
221
1564
Mưu sinh cùng WTO
muusinh
/wto/muusinh/
227306
Ngành nào hưởng lợi từ việc gia nhập WTO?
1
Article
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
,
Trung Quốc:

Ngành nào hưởng lợi từ việc gia nhập WTO?

Cập nhật lúc 14:41, Thứ Năm, 11/03/2004 (GMT+7)
,

Gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều vận may cho các ngành thâm dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, đồ chơi… Lao động trong những ngành này phải làm gì để giữ chắc chén cơm? Điều mấu chốt là nhân lúc biển yên sóng lặng hãy tranh thủ nâng cao trình độ kỹ thuật.

 

Ngành dệt may: nét rạng rỡ trên gương mặt chị em

 

Dệt may - ngành "hưởng lợi" nhiều nhất khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Sáng mai “con vịt bầu xấu xí” biến thành “con ngỗng đẻ trứng vàng!". Phải chăng sau khi gia nhập WTO ngành dệt may sẽ từ con vịt con xấu xí trở thành con gà đẻ trứng vàng?

 

Trung Quốc là một nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Sản phẩm may mặc, giày dép là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Trung Quốc, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.

 

Sau khi gia nhập WTO việc trao đổi hàng dệt may được tự do hóa, ngành may mặc và thời trang của Trung Quốc sẽ hưởng được nhiều ưu đãi. Đặc biệt là đến năm 2005, Hoa Kỳ và các nước phát triển sẽ xóa bỏ quota nhập khẩu mang tính phân biệt đối xử đối với hàng dệt may của Trung Quốc. Ngành dệt may rồi đây sẽ là một ngành tạo ra ngoại tệ ròng và có một môi trường kinh doanh ổn định. Do các sản phẩm may mặc của Trung Quốc thuộc vào loại các sản phẩm nước ngoài không còn sản xuất hoặc sản xuất rất ít, giá lại rẻ, nhu cầu thị trường trong dài hạn không biến đổi lớn nên có người nhận xét: đến năm 2005 thị phần của Trung Quốc trên thị trường may mặc Âu Mỹ là 35% (so với hiện tại là 15%). Nghĩa là trong tương lai cứ ba chiếc áo có mặt ở thị trường Âu Mỹ thì có một cái mang nhãn hiệu “Made in China”. Tính theo con số tuyệt đối kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may mỗi năm sẽ đạt đến con số 12 tỷ USD.

 

Thật đáng mừng khi ngành dệt may lại là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp. Hiện Trung Quốc có 7,6 triệu lao động công nhân dệt may và sẽ tăng mạnh sau khi gia nhập WTO.

 

Gia nhập WTO ngành hưởng lợi nhiều nhất là ngành dệt may. Trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc, cổ phiếu của các công ty dệt may tăng nhanh chóng và nhạy cảm nhất đối với sự kiện gia nhập WTO.

 

Những ai còn tiếp tục trụ lại trong ngành dệt may, những cô thợ vận hành thành thục những giàn máy dệt tự động điều khiển bằng vi tính sau này sẽ tìm được một cuộc sống ngọt ngào.

  

Kinh doanh bất động sản: đón chào xuân mới

 

Kinh doanh bất động sản - ngành đang hốt bạc ở Trung Quốc.

Hiện tại ở Trung Quốc nhân viên ngành nào lương cao nhất? Ngành kinh doanh tiền tệ hay ngành bưu chính viên thông? Cả hai đều không phải.

 

Năm 1999 Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc tiến hành điều tra tình hình lương người lao động trong các ngành chủ yếu ở 14 thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Trùng Khánh… Kết quả cho thấy mức lương bình quân cao nhất thuộc về ngành kinh doanh bất động sản với mức lương bình quân tháng hơn 1400 nhân dân tệ. Kết quả điều tra còn cho thấy mức lương bình quân của ngành trong năm 1998 đã tăng 17% so với năm 1997. Tốc độ tăng nhanh nhất trong tất cả các ngành. Điều đó cho thấy ngành bất động sản vẫn thuộc nhóm ngành “đang tiếp tục tăng trưởng”.

 

Những năm tháng “bong bóng”: nhân viên buộc phải nhảy lầu. Ngành kinh doanh bất động sản Trung Quốc đã trải qua những con đường gồ ghề nhiều chông gai của thời “kinh tế bong bóng”. Khi đó hàng đống tiền vốn phải bị đóng băng, nhân viên thì nhảy lầu tự tử.

 

Đó là những năm tháng khiến mọi người khi nhớ lại đều sởn gai óc. Có một số quan chức từ bỏ nhiệm sở, giáo viên bỏ trường bỏ lớp hăng hái “nam tiến” đến Thâm Quyến, Hải Nam. Sau đó có người vợ con ly tán, có người phất lên nhanh đến không ngờ, nhưng cũng có người tán gia bạn sản.

 

Gió xuân lại về. Phương án cải cách nhà ở của Chính phủ không còn mập mờ như trước, người dân dần có thêm lòng tin. Một phần tiền tiết kiệm của họ sẽ dùng để mua nhà. Hơn nữa sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu rẻ, vật liệu xây dựng sẽ hạ giá, người tiêu dùng sẽ được ở trong những căn nhà chất lượng cao, giá thành hạ.

 

Người nước ngoài sẽ đến Trung Quốc “đãi vàng”. Muốn lạc nghiệp trước tiên họ phải an cư. An cư ở đâu? Đương nhiên là ở Trung Quốc. Ngày trước do ràng buộc về quốc tịch người nước ngoài phải mua nhà với giá cao hơn người Trung Quốc hai lần. Giờ đây tất cả mọi ràng buộc đều bị xóa bỏ, mọi người bình đẳng như nhau. Sắp tới chủ các cao ốc văn phòng, khu biệt thự sang trọng sẽ thuộc quyền sở hữu của đủ loại màu da.

 

Những người kinh doanh bất động sản sau một thời gian nằm chờ thời trên môi bắt đầu hé nở những nụ cười. Nhà cửa cũ kỹ được sơn phết, tô vẽ lại. Hàng trăm mẫu nhà đủ loại xuất hiện trên màn ảnh truyền hình, nào là “biệt thự sân vườn” nào là “khu chung cư chất lượng cao”…

 

Theo các nguồn tin báo chí, khi hiệp định Trung Mỹ còn đang ở giai đoạn đàm phán, tình hình kinh doanh các cao ốc văn phòng, nhà ở cao cấp ở Bắc Kinh diễn ra rất uể oải. Vậy mà khi bản hiệp định vừa ký xong số người mua nhà, đất ở đường Trường An, khu phố tiền tệ, khu thương vụ trung ương, Trung Quan Thôn… tăng lên thấy rõ.

 

Tin từ Tân Hoa Xã, Phó Cục trưởng Cục Phát triển mậu dịch Hồng Kông Lâm Thiên Phúc nói: “Năm 2001 là thời cơ cho ngành dịch vụ bất động sản Hồng Kông khai thác thị trường nội địa. Bởi vì tiến trình Trung Quốc gia nhập WTO sẽ không ngừng tăng tốc, khối lượng vốn đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Trung Quốc. Nhu cầu về các khu văn phòng làm việc, nhà ở cao cấp sẽ gia tăng. Hơn nữa lĩnh vực dịch vụ nội địa sẽ được mở cửa, cung cấp nhiều cơ hội cho những nhà kinh doanh dịch vụ bất động sản”.

 

Hội trưởng Hiệp hội Quản lý bất động sản Hồng Kông Trần Kiến Cầu cho biết nhu cầu về quản lý bất động sản ở Trung Quốc đại lục ngày càng cao, đặc biệt là cung cách quản lý kiểu Hồng Kông rất được ưa chuộng. Đó lá cơ hội tốt cho người Hồng Kông.

 

Rồi đây những cao ốc lạnh lẽo xây cất lên không ai hỏi tới sẽ trở nên những món hàng nóng hổi, nóng đến bỏng tay. Ngày đó không còn xa…

 

  • Thôi Lệ Kim ("WTO và cuộc mưu sinh của người dân Trung Quốc")
,
,