,
221
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
870852
VN vẫn là chủ đề nóng của giới truyền thông nước ngoài
1
Article
null
,

VN vẫn là chủ đề nóng của giới truyền thông nước ngoài

Cập nhật lúc 09:56, Thứ Sáu, 01/12/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sau 2 sự kiện mang tầm cỡ quốc tế của VN là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị APEC, VN tiếp tục trở thành tâm điểm của các hãng truyền thông nước ngoài với những bài bình luận tích cực về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Soạn: HA 971811 gửi đến 996 để nhận ảnh này
(Ảnh: Voanews.com)

Báo "Thế giới" của Đức số ra cuối tuần trước đã đăng bài đánh giá cao thành tựu kinh tế của Việt Nam và nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút hàng triệu USD sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Bài báo nhận định với tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng gấp hai lần trong 9 năm qua và hiện đạt trung bình gần 8% hàng năm, nhiều nhà đầu tư coi Việt Nam là thị trường "hứa hẹn" nhất ở châu Á.

Nhật báo Dân tộc (Algeria) cũng đăng bài viết với nhan đề "Việt Nam đạt kỷ lục lịch sử về đầu tư nước ngoài" có nhận xét, kể từ đầu năm 2006 tới nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2005, cả năm nay dự kiến vượt mức kỷ lục của năm 1996. Bài báo cho biết, năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết đầu tư vào Việt Nam gần 8,27 tỷ USD, đồng thời khẳng định chắc chắn VN sẽ đạt kỷ lục 9 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm nay.

Ngày 22/11, Đài Phát thanh Trung Quốc có bài bình luận cho rằng việc VN gia nhập WTO sẽ mang lại các cơ hội tốt cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc với VN. Theo bài bình luận, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc đánh giá cao rằng việc VN gia nhập WTO sẽ mở rộng không gian phát triển cho quan hệ hợp tác làm ăn giữa hai nước.

Cuối cùng, tờ "La bàn" của Inđônêxia, số ra ngày 25/11, có bài viết đánh giá cao những chính sách nông nghiệp hiệu quả của Chính phủ và những thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam. Bài báo cho rằng Inđônêxia nên học tập các chính sách nông nghiệp của Việt Nam để có thể đạt được mục tiêu tự cung cấp được về lương thực.

Còn về phía VN, giữa tuần này, trước khi bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007. Theo dó, mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai thực hiện các cam kết WTO...

Quốc hội cũng đã thông qua các chỉ tiêu với GDP tăng 8,2%-8,5%; nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,5%-3,8%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%-10,7%; ngành dịch vụ tăng 8%-8,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 17,4%, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 15,5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 40% GDP...

  • Nhất Linh
,
,