,
221
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
535488
Tiếp tục đàm phán với Mỹ về việc gia nhập WTO
1
Article
null
,

Tiếp tục đàm phán với Mỹ về việc gia nhập WTO

Cập nhật lúc 09:19, Thứ Năm, 21/10/2004 (GMT+7)
,

Các nước đang phát triển luôn đấu tranh đòi vị thế xứng đáng trong WTO.

Cuối tuần này, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự sẽ lên đường sang Washington D.C để tiến hành vòng đàm phán song phương tiếp theo với phía Mỹ về việc gia nhập WTO. 

Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên - chuyên gia kinh tế Viện Quản lý kinh tế T.Ư, VN  đang có nhiều lợi thế từ việc kết thúc đàm phán với EU. Giờ đây nhiều đối tác đã hiểu được tình hình của Việt Nam. Tuy nhiên một chuyên gia đàm phán hàng đầu của Việt Nam cho rằng: "EU là EU, Mỹ là Mỹ. Tình hình đàm phán của hai bên với VN cũng hoàn toàn khác nhau".

Một ngày trước các cuộc đàm phán, bà Dorothy Dwoskin - Trưởng đoàn đàm phán WTO của Mỹ và các quan chức cấp cao đại diện thương mại Mỹ sẽ có cuộc gặp nghe ý kiến của Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt và Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN, hai tổ chức đại diện cho hàng trăm công ty và doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ.  

Thứ trưởng Lương Văn Tự cho biết tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam là cuộc đàm phán phức tạp, kéo dài và đến nay Việt Nam đã qua 8 phiên đàm phán đa phương, trên 100 phiên đàm phán song phương, trả lời trên 2.000 câu hỏi về minh bạch hóa chính sách.

Ngày 20/10, tại hội thảo về hội nhập WTO, do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) phối hợp với Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên (Mutrap) tổ chức, Thứ trưởng Lương Văn Tự nêu rõ gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội như hàng hóa xuất khẩu được đối xử bình đẳng và có quyền tham gia giải quyết những tranh chấp. Tuy nhiên bên cạnh đó Việt Nam cũng đã và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức.

Để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO, Thứ trưởng Lương Văn Tự nêu ra nhiều giải pháp, trong đó có vấn đề tăng cường nhận thức; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách; cải cách cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ, đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, ông Tự cũng nhấn mạnh việc coi trọng phát triển thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh thương mại dịch vụ và giải quyết các tác động xã hội của việc gia nhập WTO như đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, cân bằng cán cân thanh toán.

  • PV
,
,