Thời điểm lịch sử của ông Saddam và ông Arafat
15:00' 20/07/2002 (GMT+7)

Tổng thống Iraq Saddam Hussein và lãnh đạo Palestine Yasser Arafat

Lãnh đạo 2 nhà nước Palestine và Iraq hiện đang trong tình thế hết sức nguy kịch. Các thế lực đối địch đang vận hết trí năng kiên quyết huỷ diệt cả 2 ông. Các ông nhận thức rõ điều đó và cả thế giới cũng vậy. 

Trước tiên cần kể đến một số mốc thời gian quan trọng đối với sự nghiệp chính trị của từng người. Về phần lãnh đạo nhà nước Palestine Yasser Arafat, giai đoạn quyết định không gì khác chính là thời điểm diễn ra cuộc Tổng tuyển cử tại Israel dự kiến vào tháng 11/2003. Nếu vượt qua được thời điểm hết sức nguy hiểm này, ông Arafat chắc chắn sẽ bước sang một trang mới trong cuộc đời chính khách của mình. 

Không ai có thể tiên đoán được tương lai, song vẫn có thể nhận thức được rằng, trong năm tới, nhân dân Do Thái chắc chắn sẽ phản kháng lại những chính sách quân phiệt, kích động hận thù dân tộc và thiếu hiệu quả của Chính phủ Thủ tướng Ariel Sharon. Và như vậy, một chính phủ mới, mềm mỏng hơn và thiện chí hơn sẽ dọn đường cho các cuộc hoà đàm vốn vẫn đang bị đóng băng, chí ít là trong thời điểm này. Một chính phủ như vậy mang ÿ nghĩa hết sức quan trọng đối với ông Arafat. Bởi vì nó sẽ cần một đối tác đàm phán. Do vậy, ông Arafat sẽ có cơ hội để thể hiện môt cách đầy đủ nhất và toàn diện nhất vai trò của mình. 

Trước tình hình căng thẳng hiện nay, ông Arafat mới đây đã tuyên bố kế hoạch ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1 năm tới. Giới phân tích nhận định, ông Arafat có nhiều cơ hội tái đắc cử. Tuy nhiên hiện tại, ông Arafat đang phải huy động mọi nỗ lực ngăn chặn ÿ đồ lật đổ cuả Mỹ và Israel. Trước đó, cả 2 đối thủ trên đã đơn phương đưa ra chương trình cải cách chính quyền Palestine kéo dài 100 ngày hòng gây áp lực đối với ông Arafat. 

Thách thức đối với ông Saddam Hussein

Đối với Tổng thống Iraq Saddam Hussein, thời gian hiểm nguy cần vượt qua có thể sẽ là giai đoạn từ tháng 9/2002 tới 5/2003 và từ 9/2003 tới 12/2003. Những mốc thời gian trên chính là thời điểm ông Saddam Hussein sẽ phải đối mặt với cuộc chiến tổng lực của Mỹ và các nước đồng minh. Đó chính là cửa sổ mở ra những cơ hội quÿ giá đối với những ÿ đồ tấn công của Washington. 

Lÿ do thật giản đơn. Trước tiên, Mỹ không thể phát động chiến tranh chống Iraq vào những tháng hè nóng nảy lửa của Trung Đông. Thời tiết khắc nghiệt sẽ gây cản trở lớn tới năng lực tác chiến của quân đội Mỹ. Và thứ đến, cho tới 1/2004, Chính quyền Bush, hay nói đúng ra là toàn thể chính giới Mỹ, sẽ sục sôi phát động các chiến dịch tranh cử Tổng thống bắt đầu vào tháng 11/2004. Trước những dấu hiệu gần đây cho thấy, Washington đang không ngừng gia tăng áp lực đòi thay đổi thể chế tại Iraq. Và như vậy, chắc chắn Mỹ sẽ mở màn cuộc tấn công quân sự vào Baghdad vào đầu năm 2003. 

Cả ông Arafat và Saddam nhận thức rõ những mối nguy hiểm đang ngày càng cận kề, đặc biệt khi Mỹ không giấu giếm ÿ định của mình. 

Chính sách của Mỹ đối với ông Arafat

Chính sách của Mỹ đối với lãnh đạo Palestine Arafat được gói gọn như sau:

1. Không quan hệ và thương thuyết với ông Arafat. Đối với Washington, vị lãnh đạo nhà nước Palestine này không còn là đối tác đàm phán với Mỹ. 

2. Không đưa ra bất kỳ kế hoạch tổng thể hay thúc đẩy động lực toàn cầu để tiến tới một giải pháp cho cuộc xung đột giữa Palestine và Israel trong khi vẫn viện trợ khiêm tốn nhằm giảm bớt những khó khăn của thường dân Palestine, và can thiệt thúc đẩy cải cách thể chế Palestine. 

3. Không xúc tiến thành lập nhà nước Palestine độc lập cho đến khi một nhà lãnh đạo mới được bầu ra cam kết ngừng các cuộc tấn công vào mục tiêu của Israel. 

Mới tuần trước, các phần tử quá khích Palestine đã tấn công một xe buÿt gần khu định cư Emmanuel, Bờ Tây khiến 8 người Do Thái thiệt mạng. Sự kiện trên càng khiến Washington kiên quyết bảo vệ quan điểm hiện nay - phần lớn do ảnh hưởng từ phía Israel, rằng chẳng có gì để làm nữa nếu như các hành động khủng bố vẫn chưa được chấm dứt. 

Trong khi đó, Mỹ liên tục làm vẻ gây sức ép đối với ông Sharon. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tiếp tục bật đèn xanh để ông Sharon rảnh tay tái chiếm các vùng lãnh thổ do Palestine kiểm soát, rảnh tay áp đặt lệnh giới nghiêm, bắt bớ dưới danh nghĩa tự phòng. 

Chính sách của Mỹ đối với Iraq

Đối với Iraq, chính sách của Mỹ có vẻ rõ ràng hơn:

1. Cố gắng đưa phái đoàn thanh sát viên vũ khí LHQ trở lại Iraq nhằm gây sức ép Iraq phải giải trừ hoàn toàn các loại vũ khí mà Mỹ cho là vũ khí huỷ diệt, đồng thời triệt tiêu mọi năng lực sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, sinh học, hoá học của Baghdad. 

2. Không đàm phán hay thoả hiệp với ông Saddam Hussein xung quanh các vấn đề nói trên. 

3. Không cam kết hoặc bảo đảm sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận ngay cả khi Iraq đồng thuận cho phái đoàn thanh sát viên quốc tế vào. 

4. Xây dựng lực lượng thân Mỹ ngay trong lòng Iraq và kích động lật đổ ông Saddam Hussein. 

Rất nhiều quốc gia châu Âu và phần lớn các nhà nước Ảrập cho rằng, những chính sách trên của Mỹ hết sức sai lầm. Việc Mỹ dung túng cho Israel tái chiếm các thành phố và quấy phá Chính quyền Palestine chỉ như đổ thêm dầu vào biển lửa xung đột tại khu vực Trung Đông. 

Mỹ có nhiều khả năng sẽ triển khai ít nhất 5 hàng không mẫu hạm phục vụ cuộc chiến chống Iraq vào mùa đông năm nay. Ngoài ra, Washington cũng sẽ tận dụng các căn cứ quân sự của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Kuwait, Qatar, Bahrain và Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất. Trước những hành động hiếu chiến trên của Mỹ, giới lãnh đạo các nước Ảrập đồng loạt lên tiếng phản đối bất kỳ cuộc chiến quân sự nào chống Iraq. 

Tuy nhiên trước thềm một cuộc chiến như vây, hàng loạt bài toán hóc búa nảy sinh : Liệu người đồng minh thân cận Anh có tham chiến cùng Mỹ? Nước nào sẽ đứng ra gánh những chi phí khổng lồ của cuộc chiến? Trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, chiến phí chủ yếu do Kuwait và Ảrập Xêút đứng ra trang trải, trị giá khoảng 100 tỷ USD. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, tình hình ngân sách khối Ảrập hoàn toàn không thích hợp cho một cuộc chiến như vậy? Trước thực trạng giá đô la giảm mạnh và thâm hụt ngân sách quá lớn, Washington có thể biết rằng, phát động chiến tranh chống Iraq mà không được sự ủng hộ hoặc tham gia của các nước đồng minh giàu có sẽ là rất khó khăn và có thể rút cạn kiệt hết nguồn lực của nước Mỹ. 

(Trần Kiên - Theo Lebanon News)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi