|
Một gian hàng của DN Việt Nam tại hội chợ Quốc tế. |
Hội chợ GDS là một hội chợ quốc tế nổi tiếng và có uy tín nhất về ngành giày, mỗi năm được tổ chức hai lần (xuân-hè và thu-đông) tại Dusseldorf, �ức. Tháng 9 vừa qua, Hiệp hội giày Việt Nam đã tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia khảo sát thị trường và trưng bày triển lãm tại đây. Nhưng các DN Việt Nam vẫn chưa tập hợp và xây dựng được một hình ảnh hàng hoá Việt Nam đàng hoàng hơn, tự tin hơn...
�oàn gồm 14 người (lãnh đạo của 12 doanh nghiệp) do chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam dẫn đầu. Chỉ có ba doanh nghiệp: giày Hiệp An, Hùng Huy và giày Hà Nội có mang hàng theo trưng bày trong gian chung của hiệp hội với diện tích 20m2. Ngoài ra, công ty Biti�s, Vina Giày và Wec Sài Gòn cũng có gian hàng riêng nhưng nằm tản mạn mỗi nơi một gian hàng. Gian hàng của Hiệp hội Giày do đăng kÿ muộn nên nằm ở vị trí hẻo lánh ít khách qua lại. �ã thế, sự thiếu chuẩn bị, thô sơ trong cách bài trí, nghèo nàn ÿ tưởng thể hiện càng làm cho hàng Việt Nam mất hẳn chỗ đứng của mình bên cạnh sự lộng lẫy, hiện đại, chuyên nghiệp từ màu sắc, ánh sáng, đến từng phụ liệu trưng bày nhỏ nhặt như sỏi cát, cỏ cây...của các gian hàng khác.
�ến hội chợ trước khai mạc một ngày, cả đoàn tập trung dán lên vách mấy mảnh giấy decal cắt sẵn từ ở nhà, xếp lên kệ những mẫu hàng tượng trưng, bên cạnh các tờ brochure, catalogue�, vậy là xong. Kết quả cũng không lạ: khách không quan tâm nhiều đến gian Việt Nam và chỉ có những khách hàng cũ do doanh nghiệp trực tiếp mời mới tìm đến để củng cố thêm mối quan hệ, còn cơ hội tìm kiếm khách hàng mới khó có thể với tay tới.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc được tập trung toàn bộ tại Hall 3. Họ có chương trình quảng cáo trước và trong catalogue chung của hội chợ. Thái Lan, Malaysia, Hongkong, Ấn �ộ và Paskistan... cũng xuất hiện với quy mô xứng tầm quốc gia vì từ khâu thiết kế và ánh sáng tại gian hàng đến trưng bày sản phẩm. Họ đều thuê các nhà chuyên môn thực hiện nên trình diễn được hết thế mạnh và đặc biệt từ tài liệu đến công cụ trưng bày được chọn lọc kỹ đúng ''gu'' châu Âu. Một điều hết sức quan trọng, đó là tính cộng đồng trong làm ăn được thể hiện rất cao, các doanh nghiệp trong cùng một nước luôn tập trung thành khu vực lớn để hỗ trợ và giới thiệu cho nhau khi khách hàng cần các chủng loại hàng hoá nằm ngoài thế mạnh của doanh nghiệp họ.
Hiệp hội Các nhà buôn Pháp cho biết, hai năm nữa, EU sẽ bỏ hạn ngạch đối với các loại giày vải, giày làm từ chất liệu EVA, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Muốn tồn tại, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng chuyển sang xu hướng giày thời trang, có cá tính riêng và chú trọng khâu thiết kế và chủ động được nguồn nguyên vật liệu.
Tuy khó vươn đến loại giày cao cấp, nhưng phân khúc thị trường cho loại giày trung bình với giá 10-25 USD/đôi, Việt Nam có thể tự tin chiếm lĩnh. So với các nước châu Á khác, Việt Nam có ưu thế hơn vì phong cách gần gũi châu Âu, dung hoà được cả hai phong cách Á - Âu. Cái thiếu lớn nhất là làm sao tập hợp và xây dựng được một hình ảnh hàng hoá Việt Nam đàng hoàng hơn, tự tin hơn, không cam tâm mãi đi theo con đường gia công, làm hàng giá rẻ. |
(Theo SGTT)
|