Thuê bao ĐTDĐ trả sau có thể sử dụng sóng của Vinaphone và MobiFone
17:28' 29/11/2001 (GMT+7)
Anh Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Nam thường phải chỉ đạo kinh doanh ở cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Để tiện liên lạc, anh đã phải sử dụng hai SIM của cả MobiFone và Vinaphone bởi Cầu Treo chỉ được phủ sóng VinaPhone mà chưa có sóng MobiFone. Nhưng bắt đầu từ ngày 15/11 vừa qua, anh Nam có thể sử dụng sóng của VinaPhone để đàm thoại bằng SIM của MobiFone.

Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức triển khai dịch vụ chuyển vùng GSM (roaming) trong nước cho các thuê bao điện thoại di động trả sau của hai mạng VinaPhone và MobiFone.
 
Dịch vụ chuyển vùng GSM (roaming) là gì?

Dịch vụ chuyển vùng GSM (roaming) trong nước giữa hai mạng VinaPhone và MobiFone là dịch vụ thông tin di động mà thuê bao VinaPhone sử dụng được trong vùng phủ sóng của mạng MobiFone và ngược lại (mạng chủ, mạng khách và ngược lại). Dịch vụ này giúp cho mọi thuê bao của mạng chủ sử dụng được vùng phủ sóng của mạng khách thuận tiện mà vùng phủ sóng của mạng chủ không có tại một số địa điểm trong cả nước. Chẳng hạn như tại Hà Tĩnh, trước khi thực hiện chuyển vùng, MobiFone chỉ có hai trạm thu phát sóng (BTS) đặt tại thị xã Hà Tĩnh và Hồng Lĩnh, trong khi VinaPhone có 7 trạm BTS đặt tại Cầu Treo, Hồng Lĩnh, Vũ áng, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hơng Sơn và thị xã Hà Tĩnh. Khi thực hiện dịch vụ chuyển vùng, thuê bao của MobiFone và VinaPhone có thể đàm thoại một cách thuận tiện tại cả 7 địa điểm nói trên. Bắt đầu từ ngày 15/11, dịch vụ này sẽ được áp dụng cho 24 tỉnh khu vực 1 (từ Hà Tĩnh trở ra). Thuê bao thuộc 17 tỉnh phía Nam và 10 tỉnh miền Trung sẽ được sử dụng dịch vụ này từ ngày 15/12. Tuy nhiên, dịch vụ chuyển vùng sẽ không áp dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...

Việc kết hợp vùng phủ sóng của hai mạng sẽ giúp tận dụng thiết bị, nguồn vốn, tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đem lại lợi ích cho khách hàng.       

Khách hàng được lợi gì?

Hiện tại, Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC và Công ty Thông tin Di động VMS là hai đơn vị trực tiếp quản lÿ và khai thác mạng VinaPhone và MobiFone. Hai mạng này đã phủ sóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, do vùng phủ sóng không đều nhau, việc kết hợp vùng phủ sóng giữa hai mạng sẽ giúp khách hàng thực hiện đàm thoại tại những nơi mà mạng chủ chưa phủ sóng tới. Trong trường hợp mạng chủ bị sự cố, khách hàng có thể chuyển sang sử dụng mạng khách một cách nhanh chóng và thuận tiện.
 
Khi thực hiện chế độ chuyển vùng, khách hàng không phải trả thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Khách hàng cũng không phải tiến hành đăng kÿ dịch vụ tại các bưu điện, các nhà khai thác sẽ tự động mở dịch vụ này cho họ.
Rất nhiều khách hàng mà chúng tôi tiếp xúc đều có nhận định rằng, với dịch vụ chuyển vùng, khách hàng sẽ chỉ có lợi mà thôi. Tuy nhiên, họ còn băn khoăn về cách thức sử dụng dịch vụ này.     

Sử dụng như thế nào? 

Tính cho đến thời điểm hiện tại, đã có gần 300.000 thuê bao trả sau đang sử dụng các dịch vụ do GPC và VMS cung cấp, tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết cách sử dụng dịch vụ chuyển vùng GSM. Hiện tại, do chủng loại đầu cuối của khách hàng rất đa dạng, vì vậy, đối với các thuê bao của VinaPhone, công ty GPC có nhiệm vụ xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và gửi cho các Bưu điện tỉnh và đơn vị trực thuộc để giải đáp cho khách hàng. Đối với các thuê bao thuộc mạng MobiFone, công ty VMS trực tiếp hướng dẫn sử dụng dịch vụ chuyển vùng GSM trong nước.

Thông thường thì máy di động của người dùng đã đặt chế độ tự động chọn mạng hoạt động. Nếu đến một vùng nào đó mà một trong hai mạng không phủ sóng thì điện thoại sẽ tự động chuyển sang mạng kia, hoặc ngược lại. Còn nếu người dùng muốn chọn mạng hoạt động thì bắt buộc họ phải thực hiện một số thao tác nhất định. Ví dụ, một số loại máy của Nokia, cách thức thực hiện chuyển vùng như sau: chọn Menu - chọn Settings (Cài đặt) - chọn Phone Settings (Cài đặt cho máy) - chọn Network Selection (Chọn mạng) - chọn Automatic (tự động) hoặc Manual (nhân công). Nếu người sử dụng chọn chế độ Automatic, khi đến vùng sóng yếu hoặc không có sóng mạng chủ, điện thoại sẽ tự động chuyển sang mạng khách. Còn nếu khách hàng chọn chế độ Manual, họ sẽ phải thao tác bằng tay để tìm và lựa chọn mạng khách, cũng như chuyển về mạng chủ khi có sóng.

Khi sử dụng mạng khách để thực hiện cuộc gọi, khách hàng phải thực hiện nhấn đủ số như sau:

Đến thuê bao di động của mạng chủ hoặc thuê bao mạng khách: 0 + Mã mạng + Số thuê bao di động

Đến thuê bao cố định: 0 + Mã vùng + Số thuê bao cố định

Đến thuê bao di động hoặc cố định ở nớc ngoài: 00 + Mã nớc + Mã mạng (hoặc mã vùng) + Số thuê bao di động (hoặc cố định)   

Tại sao không tiến hành chuyển vùng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác?

Có rất nhiều khách hàng thắc mắc về việc VNPT không áp dịch vụ chuyển vùng cho các tỉnh lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Ông Dương Quang Sáu, Phó Ban viễn thông - VNPT cho biết: ''Do các trạm phát sóng tại các thành phố lớn vẫn đáp ứng đợc yêu cầu phủ sóng đối với cả hai mạng điện thoại di động nên trước mắt VNPT chưa cho triển khai dịch vụ chuyển vùng. Ngoài ra, do số lượng thuê bao trả sau tại các thành phố này là khá lớn, nên việc mở dịch vụ vào thời điểm hiện tại có thể gây ra sự cố nghẽn mạch.

Tại sao chỉ áp dụng chuyển vùng cho các thuê bao trả sau?

Đối với các thuê bao trả trước, việc chuyển vùng chưa thực hiện được là do VNPT còn phải giải quyết một số yêu cầu về mặt kỹ thuật. Theo ông Sáu, trong thời gian sắp tới, việc hạ giá cước ĐTDĐ sẽ làm tăng số lượng các thuê bao trả sau, vì thế việc triển khai dịch vụ chuyển vùng GSM cho các thuê bao trả sau mới cần được thực hiện trước.
 
Chuyển vùng tiết kiệm chi phí nhưng cước không giảm?

Một số ÿ kiến cho rằng việc kết hợp hai mạng sẽ giúp VNPT giảm chi phí đầu tư và vì thế đương nhiên cước thuê bao điện thoại di động sẽ phải hạ. Tuy nhiên, theo ông Sáu, vấn đề giá cước là do Nhà nước ban hành theo một chính sách chung về khung giá theo từng thời điểm. Ngày 1/11 vừa qua, cước thuê bao điện thoại di động đã được giảm xuống đáng kể. Ông Sáu cho biết, VNPT sẽ tiếp tục giảm giá cước để phù hợp với mặt bằng chung của khu vực.

Trong trường hợp khách hàng cần tư vấn hoặc có khiếu nại về cước phí, họ có thể trực tiếp yêu cầu với đơn vị kÿ hợp đồng. Họ cũng có thể gọi số điện thoại chăm sóc khách hàng của hai mạng VinaPhone (151) và MobiFone(145).

Trước mắt, các Bưu điện tỉnh, thành phố sẽ thành lập một bộ phận thường trực hướng dẫn sử dụng và theo dõi giải quyết khiếu nại của khách hàng. VNPT cũng sẽ quy hoạch và phân bổ lại hệ thống mạng một cách hợp lÿ. Ngày 15/12 tới, VNPT sẽ triển khai dịch vụ chuyển vùng GSM cho 17 tỉnh phía Nam và 10 tỉnh miền Trung. Sau một thời gian thử nghiệm dịch vụ, VNPT sẽ có đánh giá và rút kinh nghiệm để việc thực hiện dịch vụ đạt được hiệu quả cao hơn.

Theo số liệu của Trung tâm Điều hành Viễn thông thuộc VNPT, tính cho đến ngày 19/11, đã có 1090 cuộc chuyển vùng từ mạng MobiFone sang mạng VinaPhone thực hiện thành công.

Độc giả có thể tham khảo những tài liệu sau để biết thêm chi tiết:
 
(Đăng Khoa - Ngọc Lÿ - VASC Orient)
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi