''VINASA không thể là một câu lạc bộ phần mềm''
10:32' 17/04/2002 (GMT+7)

�ó là nhận định của TS. Mai Anh, Tổng thư kÿ kiêm Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VASC Orient xung quanh việc ra đời Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA).

Ông đánh giá như thế nào về sự ra đời của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam? Theo ông thì các doanh nghiệp sẽ có lợi ích gì khi tham gia vào Hiệp hội này?

ÿ tưởng thành lập Hiệp hội phần mềm đã được nhen nhóm từ 4, 5 năm trước, nhưng lúc đó có lẽ vì một số vướng mắc về thủ tục nên Hiệp hội phần mềm chưa thể ra đời. Cũng có một thời gian xuất hiện cái gọi là Câu lạc bộ các doanh nghiệp phần mềm. Các thành viên trong Câu lạc bộ cũng đã sinh hoạt được với nhau một vài buổi nhưng không duy trì được lâu dài. �ến nay thì Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm đã có giấy phép thành lập. Xét một cách tổng quan thì đây là một hướng đi rất đúng đắn, bởi vì Nhà nước đang có chủ trương xây dựng ngành công nghiệp phần mềm, mà sự ra đời của một hiệp hội doanh nghiệp phần mềm chắc chắn sẽ có tác dụng rất tích cực.

Tuy nhiên, sự thành công của Hiệp hội lại phải phụ thuộc rất nhiều vào chính cương điều lệ mà Hiệp hội sẽ đưa ra trong thời gian tới đây. Theo tôi, nếu Hiệp hội làm được một số việc như sau thì sẽ rất có lợi cho các doanh nghiệp thành viên cũng như cho sự nghiệp phát triển phần mềm nói chung:

Thứ nhất, Hiệp hội phải bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên. �ể làm được điều này, Hiệp hội phải tạo được mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ để có được những điều kiện ưu đãi, có lợi cho đường hướng phát triển của doanh nghiệp phần mềm. �ồng thời, Hiệp hội cũng phải bảo vệ được thị trường cho các doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường phần mềm trong nước đang gặp một số khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang muốn chuyển hướng sang thị trường nước ngoài, nhưng thị trường nước nước ngoài còn khó khăn gấp bội. Nếu Hiệp hội có thể thực hiện việc xúc tiến thị trường, mang lại hợp đồng cho các doanh nghiệp thì sẽ rất có lợi.

Thứ hai, quy mô các doanh nghiệp phần mềm của chúng ta là nhỏ, lại phát triển rất manh mún, tự phát, trong khi các quốc gia khác đã có kinh nghiệm phát triển phần mềm từ vài chục năm nay. Nếu Hiệp hội có biện pháp nào đó để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đào tạo kỹ sư phần mềm đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế thì tôi nghĩ đó là một điều rất tốt.    

�ể làm được tất cả những việc này đòi hỏi bộ máy lãnh đạo của Hiệp hội phải năng động, có uy tín để tập trung các doanh nghiệp lại với nhau, bảo vệ, hỗ trợ lẫn nhau.

Tuy nhiên, nếu không thực hiện được những mục tiêu đề ra thì Hiệp hội sẽ không khác gì một câu lạc bộ phần mềm.

Với tư cách là đương kim Tổng thư kÿ của Hội Tin học Việt Nam, xin ông đưa ra một vài nét tổng quan về tình hình phát triển phần mềm của Việt Nam trong thời gian vừa qua?

Hiện nay, chưa có một tổ chức nào đứng ra thống kê một cách chính xác về tình hình phát triển phần mềm Việt Nam, tuy nhiên tựu chung lại có một vài nét chính sau đây: Thứ nhất, từ ngày Việt Nam có chiếc máy tính đầu tiên vào năm 68, đa số những người làm việc với máy tính đều là những chuyên gia viết phần mềm. Từ sau năm 90, khi chúng ta mở cửa đón nhận nền kinh tế thị trường thì mới xuất hiện những doanh nghiệp bán máy tính. Tôi nghĩ rằng những người có khả năng làm phần mềm ở Việt Nam là tương đối nhiều, kể cả từ trước năm 82 khi chưa có các khoa CNTT đã có những người tự học tự viết phần mềm để giải quyết những bài toán riêng của mình về cầu đường, quy hoạch rừng...

Như vậy, hoạt động về phần mềm của Việt Nam đã có từ rất lâu, nhưng chúng ta chưa có một nền công nghiệp phần mềm. Bởi vì các doanh nghiệp hoạt động theo kiểu trăm hoa đua nở, không có đường hướng chiến lược chung. Các phần mềm đóng gói tiêu thụ được ở trong nước chỉ đếm trên đầu ngón tay, chưa nói gì đến chuyện xuất khẩu ra nước ngoài. Sắp tới khi mà chúng ta thực hiện tin học hóa hành chính nhà nước, các phần mềm quản lÿ hành chính sẽ nở rộ. Các phần mềm phức tạp hơn như phần mềm dành cho ngân hàng, hàng không ta vẫn phải mua của nước ngoài. Có thể nói là trong thời gian vừa qua Việt Nam đã có sự phát triển về về phần mềm, song phát triển chưa mạnh.

Trong những năm vừa qua chúng ta đã đào tạo được rất nhiều kỹ sư lập trình, song chất lượng đào tạo chưa tốt. Sinh viên ra trường không đáp ứng ngay được yêu cầu công việc. Chúng ta thiếu những người đầu đàn đứng ra làm chủ những dự án lớn. Thị trường cho phần mềm cũng chưa được như mong muốn.

Theo tôi, câu chuyện phần mềm Việt nam hiện nay là chuyện con gà và quả trứng. Nếu thiếu người, thiếu năng lực thì chúng ta không thể có thị trường lớn được. Ngược lại, nếu không có thị trường lớn thì chúng ta cũng không thể đào tạo và kích thích những người làm phần mềm. Quay lại vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm, nếu Hiệp hội có khả năng xúc tiến thị trường, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp thì sẽ tạo ra một động lực cho sự phát triển phần mềm tại Việt Nam.

Có một số người tỏ ÿ nghi ngại rằng khi Hiệp hội đứng ra nhận một hợp đồng từ đối tác nước ngoài, việc chia chác có thể sẽ không công bằng?

Tôi nghĩ rằng Hiệp hội sẽ không bao giờ làm được chuyện này. Nhiều người nghĩ rằng Hiệp hội sẽ thay mặt các doanh nghiệp đứng ra tìm hợp đồng, rồi phân bổ cho các thành viên, nhưng đó là trên lÿ thuyết. Nếu Hiệp hội làm chuyện này thì họ chẳng khác gì một Tổng công ty. Mô hình Tổng công ty hiện nay còn hoạt động rất khó khăn khi tìm kiếm các hợp đồng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt. Chúng ta đã có luật đấu thầu, vì thế các doanh nghiệp trong một hiệp hội dù lớn dù nhỏ đều có quyền lợi ngang nhau trong việc đấu thầu để giành hợp đồng. Cho nên Hiệp hội sẽ không thể hoạt động như mô hình Tổng công ty. Hiệp hội chỉ có thể hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp thành viên nâng cao năng lực cạnh tranh, còn các doanh nghiệp phải tự động bươn chải tìm lấy hợp đồng cho mình.

(�ăng Khoa - VASC Orient)    

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi