,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
777674
"Việt Nam phải giữ thế cạnh tranh hơn"
1
Article
null
,
Đối mặt với một nền kinh tế manh:

'Việt Nam phải giữ thế cạnh tranh hơn'

Cập nhật lúc 15:04, Thứ Ba, 28/03/2006 (GMT+7)
,

Một nội dung quan trọng mà Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn cùng hai vị khách mời là GS David M. Lampton và GS Frederick Z. Brown (đến từ trường Đại học Johns Hopkins -Hoa Kỳ) đưa ra bàn thảo trong Bàn tròn "Một góc nhìn mới về quan hệ quốc tế" đó là cách phát triển bên cạnh "người khổng lồ".

Trung Quốc và Việt Nam đều có thế mạnh về dệt may, da giày, điều này sẽ dẫn tới cuộc cạnh tranh khốc liệt? Liệu vẫn còn một lối đi khác để hàng hoá Việt Nam xâm nhập được thị trường Trung Quốc?...

Bạn đọc sẽ tìm thấy một phần câu trả lời trong nội dung dưới đây:

Soạn: AM 733347 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hai GS đến từ trường Đại học Johns Hopkins -Hoa Kỳ: Ông David M. Lampton và ông Frederick Z. Brown cùng Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn trong buổi bàn tròn (Ảnh: Phạm Hải)

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Thưa ông, sự phát triển của Trung Quốc (TQ) ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế, ông có bình luận gì về tương lai phát triển này?

GS David Lampton: Tất cả chúng ta đều mong TQ phát triển và phát triển hơn nữa vì có phát triển thì họ mới thể hiện được các khả năng của mình. Nhưng không ai trong chúng ta mong muốn sự phát triển đó mang hơi hướng của tiêu cực. TQ và các nước đang phát triển ngày càng phát triển hơn những mối quan hệ hợp tác và trở nên độc lập hơn.

Chúng ta đều cổ vũ cho những tiến bộ của TQ, hãy tưởng tượng xem một TQ mà yếu kém về kinh tế thì sẽ ra sao, hãy nhớ lại những gì họ đã làm trong cuộc cách mạng Văn hoá, và VN dường như cũng phải chịu hệ quả của cuộc cách mạng này. Một nước TQ thịnh vượng thì sẽ ít gây rắc rối hơn so với một TQ nghèo nàn. VN là láng giềng, cũng là những người bị ảnh hưởng bởi hoạt động của họ, và chính VN đã phải chấp nhận những người tỵ nạn.

Bây giờ hãy nhìn vào tương lai, dĩ nhiên Mỹ là một thị trường thật lớn để các bạn xuất khẩu hàng hoá sang. Nhưng hãy nhìn vào người láng giềng của mình, họ đang ở trình độ bậc trung, tập trung vào thị trường phía nam của họ như Vân Nam và Quảng Châu, sẽ có nhiều hàng hoá mà VN có thể xuất khẩu sang. Thậm chí, nhu cầu của họ còn cao hơn khả năng sản xuất của VN. 

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Ông có cho rằng VN sẽ có cơ hội phát triển theo sự tăng trưởng của TQ như trường hợp của Mỹ và Canada không?

G.S. David Lampton: Chắc chắn là vậy. Canada là một quốc gia thành công bên cạnh một nền kinh tế phát triển, và chắc chắn VN cũng sẽ như vậy. Nhưng cũng có những thử thách ở đây, VN là nước xuất khẩu lớn các mặt hàng giầy da và may mặc, TQ cũng có khả năng xuất khẩu mạnh các mặt hàng này và đương nhiên sẽ diễn ra sự cạnh tranh. Nhưng với các mặt hàng như hải sản chẳng hạn, VN lại có thế mạnh nổi trội hơn.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Xin ông có thể cụ thể hoá những gì mà VN có thể hưởng lợi từ sự phát triển của TQ?

GS. Frederick Brown:  Tôi muốn nói về tiềm năng kinh tế, hai quốc gia láng giềng VN và TQ sẽ phát triển hơn trong các mối quan hệ thương mại song phương. Đối mặt với một nền kinh tế mạnh, VN sẽ phải giữ thế cạnh tranh hơn, những điều này hoàn toàn phù hợp với những gì mà các bạn đang thực hiện trên tiến trình gia nhập WTO. Bên cạnh đó, VN còn phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình. Và không chỉ phải cạnh tranh với TQ, VN còn phải cạnh tranh với Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia những quốc gia đã tiến trước. Câu hỏi đặt ra là VN sẽ làm thế nào để tiếp tục cải cách các chính sách kinh tế của mình, đó là chìa khoá của vấn đề. 

G.S. David Lampton: Tôi cũng đồng ý, điểm mấu chốt ở đây là sự phát triển của TQ là mối đe doạ hay là cơ hội tuỳ thuộc vào hành động của bạn. Việc toàn cầu hóa thúc đẩy tất cả các quốc gia phải vươn lên và giữ thế cạnh tranh, nếu dậm chân tại chỗ, bạn sẽ là người thua cuôc. Theo tôi nghĩ, VN có tiềm năng rất lớn về du lịch. Lấy ví dụ như người Trung Hoa lục địa đi du lịch Hong Kong, họ đi với những tour lớn hơn và chi trả, mua sắm nhiều hơn cả người Nhật. Nếu duy trì và phát triển tiềm năng du lịch thì đó cũng là cơ hội của VN.

GS. Frederick Brown: Tôi cũng muốn nói thêm nữa là các tập đoàn lớn đầu tư vào VN như Intel với số vốn hơn 600 triệu USD cũng là cơ hội của VN, nhà máy mới mở của Intel tại TP HCM và các dự án tương tự là những mô hình tốt của sự thu hút đầu tư.

G.S. David Lampton: Làm thế nào để duy trì việc thu hút  những dự án như vậy? Điểm chốt là môi trường đầu tư hấp dẫn. Môi trường đầu tư hấp dẫn thể hiện bằng hệ thống pháp lý thông suốt, cơ quan hành pháp hữu hiệu có khả năng giải quyết các vụ việc một cách bình đẳng, công bằng và thể hiện sự minh bạch. Điều này không phải tôi nói riêng cho VN mà ở Mỹ cũng vậy.

Dòng vốn đầu tư hiện nay trên thế giới khá thoải mái mà không vướng mắc một rào cản nào. Một nhà đầu tư khi đầu tư vào VN, họ sẽ nghiên cứu xem nên đầu tư vào Hà Nội, TP HCM, hay tại các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia hay tại châu Phi? Khi có nhiều sự lựa chọn như vậy, hiển nhiên sẽ có sự cạnh tranh, và để cạnh tranh được VN cần tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa, và tiến trình cải cách này gọi là "Đổi mới" mà các bạn thực hiện.

  • VietNamNet
,
,