,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
772785
“Làm kinh tế, trái tim người cộng sản vẫn không thay đổi”
1
Article
null
,

“Làm kinh tế, trái tim người cộng sản vẫn không thay đổi”

Cập nhật lúc 15:03, Thứ Năm, 09/03/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) Những cựu chiến binh đang làm kinh tế ở TP.HCM nói rằng, làm kinh tế là đóng góp cho đất nước, là yêu nước, mặc dầu không còn là đảng viên nữa.

Cựu chiến binh Trần Kiến Quốc, Giám đốc công ty may mặc Việt Vương (Khu phố 1 phường Thạnh Xuân, quận 12): Đóng góp cho đất nước, đó là người cộng sản, là yêu nước.

Năm 1990, tôi ngừng sinh hoạt Đảng khi được 15 tuổi  sinh hoạt Đảng. Lý do người đảng viên chỉ được chọn một trong hai, đó là hoặc là chọn Đảng, hoặc là chọn doanh nghiệp.

Cha tôi là ông Trần Tử Bình, Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, được phong tướng cùng một lượt với bác Võ Nguyên Giáp. Cha mẹ có 6 người con thì 4 đã theo đường binh nghiệp, phục vụ trong Đảng. Với một truyền thống gia đình như vậy, mà phải dứt bỏ tổ chức mà mình đã một thời gắn bó, xây dựng và công hiến, xót xa lắm chứ. Nhưng tôi có nguồn động viên lớn là mẹ. Bà ủng hộ tôi làm kinh tế. Mẹ tôi bảo tôi, dù làm gì miễn đóng góp cho nước là yêu nước. Tôi đã lựa chọn con đường ở lại với mấy trăm công nhân của mình.

Cơ sở của ông Quốc  giải quyết việc làm cho nhiều lao động, trong số đó có con em của đồng đội của ông. Đ.V

Ngày Bác Hồ của chúng ta chọn Quốc tế thứ 3, Người cũng chưa hiểu hết thế nào là chủ nghĩa xã hội, nhưng Người thấy đây là tổ chức đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức, đem lại đời sống ấm no cho người lao động, là bỏ phiếu tán thành. Người cũng rất ít nói đến từ chủ nghĩa xã hội, mà tâm niệm nhiều hơn là làm sao cho dân giàu nước mạnh. Câu nói của Bác “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, đó là chủ nghĩa xã hội thật sự.

Sứ mệnh lịch sử của Đảng ta trước đây là tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc. Còn hôm nay khi nhiệm vụ ấy đã xong, thì lý tưởng và nhiệm vụ tiếp nối là làm sao cho dân giàu nước mạnh. Nếu Đảng không tranh thủ tập hợp tất cả mọi thành phần xã hội như trí thức, nhân tài, những con người ưu tú vào tổ chức của mình, thì Đảng đã tự thu hẹp khả năng phát triển, đồng nghĩa với thu hẹp năng lực lãnh đạo của mình.

Hiện Việt Vương giải quyết việc làm cho 50 đồng chí và 1.200 lao động trẻ, lương công nhân làm ngày một ca được trả thấp nhất 900.000 đồng, là mức lương không thấp so với doanh nghiệp cùng ngành, nều chưa nói là cao. Như vậy sao gọi là bóc lột? Mỗi năm mang về cho đất nước hơn 10 triệu USD, đó là kết quả của biết bao nỗ lực. Tôi thấy cũng nguôi ngoai đi phần nào khi thấy mình không còn được sinh hoạt trong Đảng.

Thiết nghĩ, Đảng muốn dân giàu nước mạnh nhưng cứ buộc đảng viên phải là người làm thuê chứ không được làm chủ, thì làm sao lãnh đạo nhân dân làm kinh tế, lấy đâu ra phát triển?

Điều đáng ngại, mà hiện nay vẫn có, là đứng trong Đảng mà không làm được việc gì có ích. Đáng sợ hơn nữa nhất là người ta phấn đấu vào Đảng vì động cơ cá nhân. Không những đã không giải quyết được việc làm cho người lao động, mà còn lợi dụng vị trí để giành lấy quyền lợi về mình, tham ô, móc ngoặc, nhũng nhiễu, rút tiền của Nhà nước, của dân bằng quyền lực. Đó mới là sự bóc lột khủng khiếp nhất.

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Chi - Giám đốc Công ty Trung đoàn Ba Ba: Đảng viên không làm giàu, thì không thể lãnh đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân.

Từ chiến trường trở về, nhng người lính là người có cuộc sống gần như là khó khăn nhất. Chúng tôi tất cả 9 đồng chí đảng viên đều là thương binh. Không lẽ để mình trở thành gánh nặng, anh em quyết tâm tìm cách làm kinh tế, trước mắt là để tự nuôi mình. Ngày góp vốn làm ăn, cả 9 bà vợ đều phải  ký vào tờ cam kết. Rồi vay mượn, xoay trở… mới có được cơ ngơi này.

Còn nói thế nào là bóc lột? Có thể khẳng định rằng, làm kinh tế, DN nào cũng rất gian khổ, dù giám đốc DN đó có là một tư nhân bình thường hay cựu chiến binh, đảng viên. Trong thương trường bình đẳng như nhau, nên người bộ đội ra làm kinh tế rất chật vật bởi thua kém về tri thức, thời gian, vốn liếng. Người đảng viên làm kinh tế bị khó khăn hơn người khác rất nhiều.

Quan hệ sản xuất như chiếc áo, còn lực lượng sản xuất như một con người. Con người nay đã lớn không ngừng, chiếc áo đã chật, thì buộc phải thay đổi. Học thuyết Mác là khoa học, nhưng việc hiểu và thực hiện nếu chỉ máy móc không chịu nhìn trong xu thế phát triển thì chúng ta đã hiểu và làm sai học thuyết Mác. Điều đáng buồn là đến giờ này mà vẫn còn có cái nhìn theo quan điểm của một thời kỳ đã quá xa xưa.

Khi ra nước ngoài, tôi thấy vô cùng xấu hổ cho đất nước mình. Thái Lan trước đây kinh tế kém hơn ta nhưng nay không biết bao nhiêu năm ta mới bì kịp. Ở đây, ngoài ng lực quản lý, còn vì ý chí của chúng ta không chịu thay đổi.

Một người lính đang thắp hương cho đồng đội trong cuộc hành trình về thăm lại chiến trường xưa đợt kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ. Đ.V

Chúng tôi có thể nói là đã chết rồi trong chiến tranh. Nên may mà còn đây, cũng như sống lại lần thứ hai. Vậy thì có gì đâu mà không mạnh dạn nói với Đảng rằng: Cái nhục mất nước mình đã rửa rồi, còn cái nhục nghèo không lẽ cứ để đeo đẳng mãi? Dĩ nhiên, lực lượng đảng viên làm kinh tế không phải là nhiều, nhưng ít ra, họ cũng phải làm thế nào để không phải trở thành gánh nặng cho xã hội, sau đó góp phần giảm gánh nặng thất nghiệp cho xã hội bằng việc tham giam giải quyết việc làm, cũng là góp phần vào cho đất nước phồn vinh. Hay cứ bàn cãi bóc lột hay không bóc lột, rồi cân nhắc làm hay không làm, để cái nhục nghèo hèn vẫn tiếp tục? Trên 30 năm, đã quá sốt ruột rồi, còn kéo dài đến tận bao giờ?

Đảng viên là thành phần ưu tú phải luôn luôn đi đầu. Đảng viên không làm giàu, thì không thể lãnh đạo nhân dân, không thể làm gương cho con cháu. Không lẽ cả đời mình, người đảng viên muốn phục vụ cho Đảng, là cứ buộc phải làm thuê mãi?

Lê Việt Tấn - Giám đốc Công ty tin học Hài Hòa: Không phải muốn “bóc” kiểu gì thì bóc.

Những người cùng ý chí, cùng mục đích lý tưởng tập hợp với nhau lại thành một tổ chức để thực hiện mục đích lý tưởng. Tổ chức đó là đảng. Trong thời bình, Đảng Cộng sản ta đã lấy “Dân giàu nước mạnh” làm mục tiêu lớn nhất.

Bây giờ dân trí đã cao, mọi hoạt động phải theo quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường, chứ không phải muốn bóc lột kiểu gì thì bóc. Còn tích lũy, như đã có người nói, doanh nghiệp đem sự nghiệp đặt cược vào sự mạo hiểm. Vì vậy phần tích lũy là để phát triển và để phòng rủi ro. Nếu không có khoản dự phòng này, lỡ rủi ro xảy ra, DN phá sản thì công nhân mất việc sẽ về đâu?

Dù Đảng không chấp nhận thành viên của mình làm kinh tế, xem như đó không phải là phẩm chất đảng viên, thì những người lính đang làm kinh tế hôm nay vẫn cứ hài lòng vì mình đã có góp công lao của mình, đó là làm nghĩa vụ tài chính đầy đủ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cho đồng chí, đồng nghiệp của mình. Đồng tiền có được là rất chính đáng do chính mình làm ra. Nếu mình chỉ vì vị trí trong Đảng mà đứng mãi ở đó không giúp ích được gì, sao bằng thà ra làm kinh doanh, còn đóng góp cho kinh tế đất nước.

Các doanh nghiệp Nhà nước được giao cho đảng viên làm Giám đốc, thua lỗ hàng loạt, vì sao vậy? Có phải vì đảng viên đó không biết làm kinh tế? Cứ cho là như vậy, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn, đó là do cơ chế này tạo ra. Làm lỗ thì có Nhà nước lo, còn lãi thì cũng chẳng được trả cho tương xứng. Vì vậy cho nên giám đốc đâu có cần cố gắng. Thế thì chi bằng tranh thủ ăn cắp thời gian làm việc riêng cho mình, hoặc tranh thủ trộm cắp! Và như vậy, DN nhà nước bị thua lỗ là tất yếu.

Trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực phấn đấu cho nền kinh tế giàu mạnh, nếu đảng viên không làm kinh tế thì đã bỏ mất việc phát huy vai trò của mình. Nếu nói làm kinh tế tư nhân là bóc lột, thì sao lại có một ngày tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân 13/10, và hiện tại Nhà nước đang khuyến khích kinh tế tư nhân?

Cựu chiến binh Lê Duy Minh, chủ tịch Hội doanh nghiệp Cựu chiến binh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ trang trang trại TP.HCM: Nếu chọn Đảng, người đảng viên chỉ biết đến cá nhân mình.

Tôi còn nhớ trước đây, khi có quy định là người đảng viên chỉ được phép chọn một trong hai: Hoặc là Đảng hoặc là doanh nghiệp, hàng loạt đảng viên đã phải tự ngừng sinh hoạt Đảng. Điều đó rất dễ hiểu: Nếu theo Đảng, thì người đảng viên chỉ giữ quyền lợi chính trị cho bản thân mình mà bỏ rơi hàng trăm, hàng ngàn công nhân đang làm việc với mình. Người đảng viên chân chính không thể làm như vậy. Lo công ăn việc làm cho người lao động, cho đồng đội và con em của họ, đóng góp nghĩa vụ thuế đầy đủ, là việc làm đâu thua kém về lòng yêu nước. Đó mới thật sự là những người cộng sản chân chính.

Trong kỳ đại hội doanh nghiệp Cựu chiến binh toàn quốc vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Khoan đã đúc kết doanh nghiệp CCB có 4 cái nhất, đó là: Tự lực tự cường nhất, năng động sáng tạo nhất, giàu lòng nhân ái nhất, làm ăn nghiêm túc nhất và thành công nhất. Sở dĩ có được những điều đó là nhờ ở truyền thống giáo dục của Đảng, của quân đội, là ở bản chất của người lính mà ra. Người lính ở chiến trường về cần gì? Máu xương đã đóng góp, thời bình phải tự lao động để nuôi mình, làm tấm gương lao động cho con cháu, đó phải là điều đáng tuyên dương, chứ không thể cho rằng đó là “bóc lột”.

Điều đáng buồn là những đảng viên làm kinh tế này một thời đã bị xem là tư sản, là địa chủ. Nếu cứ theo cách hiểu đảng viên không được làm chủ, nhng người có óc hoạch định kinh doanh, có đầu óc kinh tế sẽ không được tham gia vào hoạch định cho chiến lược phát triển đất nước, là Đảng đã loại những con người ưu tú nhất ra khỏi hàng ngũ của mình, và chỉ tập hợp toàn những người ít hiểu biết, an phận, thụ động, vậy còn đâu bản chất tiên phong? Nếu Đảng chỉ được làm thuê chứ không đựoc phép làm chủ, cứ thử hình dung những người chủ tư nhân, nhất là người nước ngoài, sẽ nhìn hình ảnh người đảng viên ra sao và qua đó nghĩ về Đảng ta như thế nào? Vậy làm sao Đảng có sức mạnh, làm sao lãnh đạo được đất nước đi lên?

Đảng ta là Đảng độc quyền, thì phải đại diện cho tất cả mọi thành phần, tầng lớp. Trong đó, lĩnh vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp là một lực lượng lớn, tiên phong, có đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước, phải được trân trọng mời vào, chứ không phải tách ra. Nếu trong đảng có đông thành phần ưu tú, thì sẽ không có chỗ cho những kẻ cơ hội chen vào, Đảng ta mới thất sự có sức mạnh và được quanà chúgn tin cậy, ủng hộ.

Trên thực tế, nội dung cho phép đảng viên làm kinh tế là đã rõ ràng, và đã đưa vào văn kiện, nên có lẽ không có gì phải bàn cãi nữa. Người đảng viên, người lính ở chiến trường về, đã cố gắng nguôi chịu đựng quên nỗi buồn bị phân biệt để làm việc góp nhặt thành quả cho đời, đã là một sự hy sinh lớn lao. Thiết tưởng cũng đừng vì quan điểm máy móc mà quy cho họ là người bóc lột hay là tư bản, khơi lại nỗi buồn sâu xa lâu nay chôn kín.

  • Đặng Vỹ ghi

Ý kiến của bạn:

,
,