Thực tế buồn về văn học Việt Nam được dịch ở Pháp
10:12' 02/07/2003 (GMT+7)
 
Nhà nghiên cứu Trần Thiên Đạo

Một thực tế không vui, một sự thật cần suy nghĩ. Đó là những gì báo giới nhận được từ cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Trần Thiên Đạo, hiện sống ở Pháp, về thực trạng các tác phẩm văn học Việt Nam được dịch sang tiếng Pháp.

 - Ông biết những tác giả Việt Nam nào có tác phẩm đã được dịch ra tiếng Pháp?

- Tôi nhớ không theo một thứ tự nào cả, xin kể Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huy Thiệp và một số tác giả truyện ngắn gộp chung trong vài tập chọn lọc như Vũ Bão, Tạ Duy Anh...

- Những người đọc văn học Việt Nam ở Pháp là ai?

- Không kể những trường hợp lẻ tẻ không mang ý nghĩa đặc biệt nào, khách hàng - tôi dùng từ khách hàng ở đây là có dụng ý - khách hàng văn học Việt Nam ở Pháp không lọt ra ngoài ba loại kể sau: một là nhà báo, đọc với mục đích theo dõi biến chuyển chính trị, xã hội và tâm tình con người ở Việt Nam; hai là nhà khảo cứu Việt Nam học để thu thập tài liệu qua tác phẩm xem như phản ánh thực tế thức thời và sống động chứng thực cho những điều đã nhận xét tại chỗ; và ba là con cháu các gia đình di cư chưa mất gốc nhưng đã quên ít nhiều tập tục tổ tiên và chỉ còn lõm bõm vài tiếng mẹ đẻ. Ở ba loại độc giả này, khía cạnh văn chương nghệ thuật không phải là phần chính yếu. Theo một bài nghiên cứu thị trường vừa mới công báo, thì họ không quá con số 2.000.

- Ông có cho rằng có một sự kỳ thị văn hoá của các nước lớn đối với các nước thế giới thứ ba không? Đâu là lý do văn học Việt Nam không được đón nhận?

- Tôi không nghĩ rằng ở Pháp có một tinh thần kỳ thị văn hoá như vậy. Có điều là cho tới nay, các nhà văn thế giới thứ ba, đến từ các nước nghèo, chưa hề được quần chúng các nước giàu, kinh tế thịnh vượng, biết tới, mặc dù tên tuổi họ nổi trội trên văn đàn quốc nội và tác phẩm của họ được ưa chuộng trong nước đến mức nào. Đây là một sự thật phũ phàng hết sức khách quan, chứ không vì có một sự kỳ thị chủ quan.

Cố gắng tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó, tôi  ngờ rằng nó nằm ở chỗ các tác phẩm đã được chuyển ngữ, do đường lối lựa chọn của dịch giả thiên về chính trị hơn là nghệ thuật, ít khi được xây dựng về mặt hình thức, qua thứ văn khí linh hoạt, hấp dẫn, khiến cho người đọc không thấy ngán và về mặt nội dung, với những tình tiết vừa đại đồng vừa độc đáo chưa thấy có ở các tác giả quen thuộc của họ.

Riêng về văn học Việt Nam đối với độc giả Pháp thì ngoài những lý do chung vừa sơ lược trình bày trên đây, dường như còn có một nguyên nhân khác chưa thấy ai nhắc tới. Số là khi tôi đọc một số bản dịch Pháp ngữ, tôi có cảm tưởng như tất thảy là tác phẩm của một nhà văn duy nhất, kể nhiều chuyện khác nhau. Nói cách khác, các bản dịch Pháp ngữ trọng chữ tín mà không với tới chữ đạt, nghĩa là văn phong của từng tác giả không được tôn trọng tới cùng.

(Theo TT&VH)    

 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Tôi thấy Hồ Xuân Hương đã bị oan!'' (01/07/2003)
''Một thiên nằm mộng'' - đánh thức những điều giấu kín (30/06/2003)
Thơ xứ ta lắm chuyện... (27/06/2003)
Tác giả Harry Potter giao lưu với độc giả "nhí" (27/06/2003)
Các nhà sách ở TP.HCM: Cần thay đổi phương thức hoạt động (26/06/2003)
Về "đầu máy" nào đây cho "cỗ xe phê bình văn học"? (26/06/2003)
Sách cho thiếu nhi - thiếu hay thừa ? (25/06/2003)
Vài mẩu chuyện về nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết phê bình? (19/06/2003)
“Cả giận mất khôn” và logich “hàng tôm hàng cá”! (18/06/2003)
“Cả giận mất khôn” và logich “hàng tôm hàng cá”! (18/06/2003)
Franz Faber - người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức (17/06/2003)
ông Nguyễn Hoà “ăn ốc nói mò” (13/06/2003)
Hồi ký của Hillary Clinton bán chạy như tôm tươi (12/06/2003)
Dịch giả Kato Sakae: "Cần những tác phẩm mọi dân tộc đều chia sẻ được" (10/06/2003)
Chuyện về những cây bút phê bình văn học trẻ (06/06/2003)
Tro ve dau trang