Các nhà sách ở TP.HCM: Cần thay đổi phương thức hoạt động
15:22' 26/06/2003 (GMT+7)
Thị trường sách đang rất lộn xộn.

Chỉ hai, ba năm trở lại đây, số nhà sách tại TP.HCM đã tăng gấp đôi với khoảng trên 70 nhà sách lớn, 4000 đại lý sách báo. Nhưng những đơn vị kinh doanh lâu năm vẫn tiếp tục mở thêm mạng lưới nhà sách trên toàn quốc như Fahasa, Phương Nam. Riêng tại TP.HCM, có không ít các công ty mở ra trên dưới 10 nhà sách. Cuộc cạnh tranh nhì nhằng và luẩn quẩn bắt đầu.

"Gặm nhấm thành quả"

Khi bài toán phát hành trở nên nan giải do phí phát hành quá cao, nhiều đơn vị cá nhân tự mở cửa hàng bán lẻ để tránh bị chiếm dụng vốn nếu cứ ký gửi cho hệ thống phát hành vốn độc quyền trước đây.

Chính các cửa hàng bán lẻ đã tự động giải quyết khâu phát hành lâu nay bị bế tắc. Thế nhưng lại xuất hiện tình trạng các nhà sách tự đặt ra giá sách, càng cao càng tốt để ăn trọn 50-60% phí phát hành trên một cuốn sách, là phần mà trước đây họ thường bị "nẫng tay trên". Hơn nữa, lợi thế của một nhà sách là có thể trao đổi hàng hoá với một nhà sách khác, bán gối đầu từng đợt lại nhận sách tiếp mà có thể chưa phải trả hết nợ.

Siêu thị sách thường tập trung bán văn phòng phẩm, thậm chí quần áo, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em... còn lượng sách ế không làm ảnh hưởng mấy đến chủ hiệu. Thế nhưng, gần đây, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sách đã bắt đầu quyết liệt dựa vào địa thế, quy mô và tổng vốn đầu tư dẫn đến hiện tượng không lành mạnh: mỗi nơi ra một giá đối với cùng một tựa sách. Cùng lúc, nhiều nơi cùng in một tựa sách để cạnh tranh về thời gian, những người làm sách in chụp giật, in thiếu đầu thiếu đuôi tác phẩm hoặc lược bớt cho tiện. Đa số in ra chỉ 1000 cuốn song có cuốn lại được nối bản đến 10.000 cuốn.

Phải thay đổi phương thức hoạt động

Theo những đơn vị làm sách nhiều kinh nghiệm như Fahasa, Phương Nam, Thành Nghĩa thì mở nhiều cửa hàng sách mà quản lý tốt thì không bao giờ lỗ.

Nhu cầu về sách, siêu thị sách tại TP.HCM vẫn rất cao và dù cuộc cạnh tranh gay gắt, trong tương lai, nhiều nhà sách vẫn tiếp tục mọc lên. Mỗi năm, Fahasa liên kết làm khoảng 400 đầu sách, hiện Fahasa có khoảng 15 nhà sách và một cửa hàng văn hoá phẩm, Phương Nam và Thành Nghĩa đều có 11 nhà sách và quản lý khá tốt.

Quy mô các siêu thị sách lớn, tạo được không gian văn hoá và cung cấp đầy đủ sách cho người mua chính là tiêu chuẩn của những nhà sách hiện đại. Bên cạnh đó, thị trường sách vẫn tiếp tục đào thải những nhà sách không đủ năng lực hoặc thiếu trình độ quản lý và thẩm định khi làm sách.

Hiện vẫn tồn tại một số nhà sách lớn nhưng thực ra bán mỹ phẩm, văn phòng phẩm là chính, sách rất ế ẩm. Kỹ nghệ làm sách hiện nay đòi hỏi khả năng nắm bắt nhu cầu thực tế nhanh nhạy nhưng một số nhà làm sách lại thiếu trình độ, chỉ quen ăn xổi. Thị trường sách mang tính tự điều tiết nhưng cứ tiếp diễn tình trạng này, người chịu thiệt trước tiên là khách hàng.

(Theo Lao Động)

 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Về "đầu máy" nào đây cho "cỗ xe phê bình văn học"? (26/06/2003)
Sách cho thiếu nhi - thiếu hay thừa ? (25/06/2003)
Vài mẩu chuyện về nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết phê bình? (19/06/2003)
“Cả giận mất khôn” và logich “hàng tôm hàng cá”! (18/06/2003)
“Cả giận mất khôn” và logich “hàng tôm hàng cá”! (18/06/2003)
Franz Faber - người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức (17/06/2003)
ông Nguyễn Hoà “ăn ốc nói mò” (13/06/2003)
Hồi ký của Hillary Clinton bán chạy như tôm tươi (12/06/2003)
Dịch giả Kato Sakae: "Cần những tác phẩm mọi dân tộc đều chia sẻ được" (10/06/2003)
Chuyện về những cây bút phê bình văn học trẻ (06/06/2003)
Dịch giả Đoàn Tử Huyến ''muốn tạo ra một sân chơi" (04/06/2003)
Ông Trần Mạnh Hảo nên đọc kỹ Nguyễn Tuân (03/06/2003)
Cách tân thơ là một giấc mơ... (30/05/2003)
Hy vọng văn học trẻ có những tác phẩm tầm cỡ quốc tế (30/05/2003)
Thật khó tin, nhưng đó là trả lời của NXB Văn học! (29/05/2003)
Tro ve dau trang