,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
603628
Nhạc sĩ Phạm Duy mơ ngày trở về Việt Nam
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Nhạc sĩ Phạm Duy mơ ngày trở về Việt Nam

Cập nhật lúc 08:33, Thứ Bảy, 09/04/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Bỏ lại tất cả những chuyện rắc rối, hiềm khích nơi xứ người, nhạc sĩ Phạm Duy hy vọng một ngày đẹp trời được trở về quê hương...

Nhạc sĩ Phạm Duy (tóc trắng) trước cổng làng họ Phạm

Làn sóng hồi hương của các nghệ sĩ hải ngoại

Khoảng 5 năm trở lại đây, những ca sĩ, nghệ sĩ đã từng rời bỏ đất nước, nay lần lượt trở về sống và tiếp tục hoạt động sôi nổi tại quê hương. Có thể kể đến lớp ca sĩ có tuổi như Tuấn Ngọc, Hương Lan, Trường Thanh, Elvis Phương,  Ái Vân, Đức Huy, Duy Quang... và hàng loạt những ca sĩ trẻ cũng đổ về VN làm album và biểu diễn như Jimmii Nguyễn, Quang Toàn, Cao Lâm... và cả rất nhiều nghệ sĩ về VN "tác nghiệp" như Phi Nhung, Trường Vũ... Hiện nay, danh sách các ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại xin phép về nước biểu diễn đã hơn 70 người. Ngoài mục đích được biểu diễn và phục vụ nhiều hơn nữa, họ đã giác ngộ ra ở VN chẳng có ai chống đối hay biểu tình mình.

Nhạc sĩ Phạm Duy lên án giới truyền thông hải ngoại

 
 
 

Trước đây, cộng đồng người Việt hải ngoại đã truyền nhau tin những "tượng đài" sẽ trở về như Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Phạm Duy... Lúc đó, đã có hẳn một màn kịch vụng về được dựng lên để chứng minh sự nghiệp chống Cộng của nhạc sĩ Phạm Duy. Thật giả rồi cũng hạ màn. Đang loay hoay tìm cách lôi kéo Phạm Duy thì đùng một cái, bất ngờ không biết trước, ca sĩ Tuấn Ngọc chính thức về VN thu âm và phát hành album. Chưa kịp trở tay để bày ra thế trận khác, ca sĩ Duy Quang - con trai của nhạc sĩ Phạm Duy - được Bộ VHTT và Cục NTBD đồng ý cho biểu diễn tại VN.

Sau 2 đêm diễn nghẹt khách của ca sĩ Duy Quang tại phòng trà Tiếng Tơ Đồng, cả hai cha con đã hân hoan tổ chức buổi tiệc cảm tạ thân bằng quyến thuộc và hết lời ca ngợi sự rộng lượng của Chính phủ và nhân dân VN. Sau đó, một bài báo trong nước phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy, ông đã  nói thẳng mong ước thôi thúc cuối đời của mình là "về hẳn quê nhà".

Trở về Mỹ, nhạc sĩ Phạm Duy chẳng ngại ngần phát biểu chính kiến của mình trên Tạp chí Trẻ số 174 phát hành ngày 15/2/2005 khi bị hỏi '' tham dự những tổ chức nào chống lại Nhà nước Việt Nam, đã lên diễn đàn hoặc đã phát biểu trước giới báo chí những lời chống lại Nhà nước Việt Nam không?" Ông dứt khoát trả lời: "Ồ không! Never and never! Tôi không quan tâm tới những chuyện đó, mặc dù gia đình tôi có nhận những lá thư mời gọi tham gia các tổ chức này nọ. Nhưng cả nhà chúng tôi không ai tham gia một đảng phái chống đối nào cả". Tha thiết hơn, ông nói: "Tôi rất vui khi thấy đất nước ngày càng có nhiều chính sách cởi mở thông thoáng với kiều bào, nhất là khi nghị quyết 36 kêu gọi thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt thành phần và lý do ra đi… Ở tuổi 85, mong muốn cuối đời của tôi là được trở về sinh sống trên quê cha đất tổ, theo như quy luật mà ông bà ta đã đúc kết “lá rụng về cội”. Là người nghệ sĩ, tôi tha thiết mong muốn góp phần vào đời sống âm nhạc tại quê nhà...".

Ông Lê Nam - Trưởng phòng Quản lý Nghệ thuật cục NTBD: Hiện nay các cơ quan chức năng đang làm thủ tục để xem xét việc nhạc sĩ Phạm Duy xin về nước hoạt động nghệ thuật. Nhạc sĩ Phạm Duy trở về VN lúc này  mang ý nghĩa chính trị và nặng về chữ tình nhiều hơn.

Khi quá trình thăm dò sự trở về của nhạc sĩ Phạm Duy đã có kết luận chính xác, giới truyền thông hải ngoại vào cuộc tẩy chay và nhục mạ. Đầu tháng 3, đài Little Saigon Radio và tuần báo Viet Tide đã chính thức đọc và đăng bài nhục mạ lão nhạc sĩ Phạm Duy. Trung tâm băng nhạc Phạm Duy do Phạm Duy Minh, con trai nhạc sĩ Phạm Duy làm giám đốc - đã phải nhờ văn phòng luật sư thông báo "cấm tiệt" hai nơi đó sử dụng bài hát và hình ảnh của Phạm Duy. Nghĩa là, nhạc hiệu của Little Saigon Radio đã quen thuộc mấy chục năm nay, cũng phải bỏ luôn!

Đó là quyết định của gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, dĩ nhiên được hiểu rằng có sự gật đầu của ông. Còn ý kiến của ông về việc này trả lời trên tuần báo VietWeekly như sau: "...tôi đã chuẩn bị về Việt Nam nghỉ ngơi. Coi như tôi đi tu, còn để ý gì nữa đâu!". Ông công khai chuyện đám "báo lố" (nói lái) hải ngoại chuyện "xài chùa" tác phẩm của ông một cách vô tội vạ: "...cái thói làm báo, làm phát thanh ở đây là chẳng hỏi ai cả. Dùng vô tội vạ. Còn đối với Trung tâm Thúy Nga, ông Tô Văn Lai (ông chủ của Trung tâm Thuý Nga) là người tế nhị, có học thức, ông ấy cũng không hỏi tôi gì cả. Nên tôi không biết họ có làm gì, mà có dính tới tôi đâu? Nghe nói cuốn 30 năm của Thúy Nga (DVD Đại nhạc hội 30 năm viễn xứ) đã ra rồi mà, quay rồi mà. Tôi không hề được dự, không hề biết họ làm gì cả. Không biết".

Phản ứng mạnh mẽ của nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình trong giai đoạn "dạm ngõ" tế nhị Bộ VHTT và chắc chắn khó sống yên ổn với báo chí hải ngoại, vừa thể hiện quyết tâm cao độ của nhạc sĩ Phạm Duy, vừa chứng minh tâm trạng lo sợ của các nhóm văn nghệ sĩ hải ngoại trước sự "sụp đổ" những "tượng đài" mà họ muốn dựng lên để lợi dụng.

  • Thanh Chung

,
,