,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
549342
Nhiều di tích ở Hội An đang có nguy cơ sập đổ?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Nhiều di tích ở Hội An đang có nguy cơ sập đổ?

Cập nhật lúc 17:58, Thứ Hai, 29/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Mưa lũ khiến hàng trăm di tích kiến trúc ở đô thị cổ Hội An tiến gần hơn đến nguy cơ sập đổ, song việc bảo vệ gặp nhiều khó khăn

Soạn: AM 207357 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Mưa lũ lại tấn công di tích đặc biệt Chùa Cầu, biểu tượng của Di sản Văn hoá thế giới Hội An

Mưa lũ tấn công di tích

Mấy ngày qua, 556 di tích trong quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An đã bị ngập sâu trong nước lũ từ 0,5 - 2m. Nghiêm trọng nhất là toàn bộ khu phố cổ Hội An đã chìm sâu trong lũ từ 1,5 - 2m, nước ngập cả mặt đường Chùa Cầu. Do lũ lên quá nhanh nên công tác chèn chống, gia cố nhà rất khó khăn. Đến thời điểm này, các tuyến đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Thú, Nguyễn Thị Minh Khai tập trung rất nhiều di tích vẫn ngập cục bộ. Và khi nước rút với tốc độ như hiện nay sẽ rất dễ xảy ra tình trạng "giật", gây ngã đổ tường nhà trong khu phố cổ.

Hiện 24 di tích kiến trúc thuộc sở hữu Nhà nước đang trùng tu đã phải tạm dừng để tổ chức chống đỡ; 100 di tích của tư nhân đã xuống cấp được Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An tổ chức chèn chống nhưng đang trong tình trạng hư hoại rất nghiêm trọng. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã Hội An, các ngành chức năng và người dân địa phương cũng đang nỗ lực chống đỡ cho trên 200 di tích khác nằm trong vùng ngập lũ này. Đáng mừng là chưa có di tích nào bị sập hay ngã đổ. Tuy nhiên theo đánh giá ban đầu, do phần lớn di tích đã có gần 500 năm tuổi nên ảnh hưởng từ trận lụt này sẽ tác động xấu hơn nữa đến di tích. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ đô thị cổ Hội An trong thời gian tới sẽ tốn kém rất nhiều công sức, tiền của.

Tuyến giao thông đường thuỷ từ Cẩm Kim sang Hội An đang bị tắc, thợ Kim Bồng không thể sang sông khiến nhiều công trình trùng tu kiến trúc phải tạm dừng. Các nghệ nhân phải vừa làm vừa chống đỡ nên tiến độ trùng tu các công trình (chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước) rất chậm. Ngoại trừ các kiến trúc đã được tháo dỡ, những công trình đang trùng tu, gia cố phải tiến hành che chắn, chèn chống. Vào các di tích thuộc sở hữu tư nhân mới thấy hết nỗi lo của người dân Hội An mỗi khi mùa mưa lũ về. Ngôi nhà của ông Thái Đôn Lập nằm trong kiệt Trần Phú thông với Bạch Đằng đang được giăng 25m2 bạt nhựa để hứng nước mưa, trong khi đó, 4 trong số 8 cây cột nhà đã bị mối đục rỗng chân. Nhà thờ tộc Nguyễn Tường ở đường Nguyễn Thị Minh cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Đây là di tích loại đặc biệt, nằm trong danh mục di tích cần trùng tu khẩn cấp của Hội An ngay năm nay nhưng chưa được thi công vì tư nhân không có đủ kinh phí...

Soạn: AM 207359 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Du khách nước ngoài cũng phải "chia" lũ cùng Hội An

Tìm đâu ra 50 tỉ đồng?

Tháng 6/2004, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án khả thi tu bổ khẩn cấp 82 di tích có nguy cơ sụp đổ tại khu Di sản Văn hoá thế giới Hội An với tổng kinh phí gần 48 tỉ đồng. Hiện 14 trong tổng số 30 công trình thuộc sở hữu Nhà nước đang được trùng tu. Nhưng hầu như 50 di tích thuộc sở hữu tư nhân nằm trong danh mục này vẫn chưa được triển khai, trong đó có 16 di tích loại đặc biệt và 11 di tích loại 1. Đối với các loại di tích đặc biệt như nhà thờ tộc Nguyễn Tường, Nhà nước sẽ hỗ trợ 75% kinh phí, song con số 25% còn lại vẫn nằm ngoài khả năng của tư nhân. Chính vì thế, các công trình này vẫn chưa được trùng tu kịp thời và đây là những di tích có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Tình trạng sạt tường, sụp một phần mái hay bong vỡ vôi vữa thường xuyên xảy ra khi mưa gió kéo dài. Ông Thái Đôn Lập nói: "Nhà nước hỗ trợ cho nhà tôi 60% kinh phí, nhưng 40% còn lại trong tổng số 300 triệu đồng để hoàn thiện ngôi nhà này là điều mà chúng tôi ước mơ cũng không có. Giờ chỉ biết che ở tạm, nó sụp hồi nào cũng không hay!".

Sự cố 4 ngôi nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân ở đường Bạch Đằng và Nguyễn Thái Học bị sập trong mùa mưa năm ngoái đã gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ sụp đổ các di tích cổ. Vì thế, ngoài việc khảo sát lập dự án trùng tu khẩn cấp, hàng năm chính quyền Hội An đã đầu tư khoảng 30 triệu đồng để chống đỡ các cột và hệ mái bị hư hỏng nặng.

Trong khu vực 1 của đô thị cổ Hội An hiện có 1.100 di tích, trong đó loại xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng chiếm đến 700 di tích. Gần 83% di tích lại thuộc sở hữu tư nhân. 103 di tích trong số đó đã được trùng tu với kinh phí trên 30 tỉ đồng. Đó là một kết quả to lớn, những vẫn chỉ là thiểu số. Mỗi ngôi nhà cổ trùng tu tốn kinh phí gấp 5 lần xây dựng mới một nhà bê tông cùng diện tích, thời gian trùng tu rất dài tuỳ theo đòi hỏi kết cấu và chi tiết kiến trúc. Thêm vào đó, việc huy động kinh phí khó khăn, gỗ để phục vụ trùng tu nằm trong nhóm cấm và hiếm, ngói âm dương đúng chất lượng cũng khó tìm ra trên thị trường...

Tất cả những nguyên nhân đó khiến hàng trăm di tích cổ phải nằm chờ đến lượt mình được chỉnh tu và chỉ mong được thực hiện trước khi sụp đổ. Ông Nguyễn Chí Trung, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An cho biết: "Vào mùa mưa lũ, các trục đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học thường xuyên bị ngập nước từ 0,4 – 1m. Công trình kiến trúc đã xuống cấp lại phải chịu tác động mạnh của thiên tai. Những di tích nằm trong danh sách trùng tu đã được Trung tâm cùng với tư nhân chống đỡ. Một số di tích buộc phải tháo dỡ và di dời người dân đến nơi an toàn. Tất cả các xã, phường đã thành lập Đội xung kích phòng chống lụt bão đặc trách hỗ trợ, ứng cứu di tích kiến trúc. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự an toàn cho người dân, cần phải có sự đầu tư lâu dài với sự hỗ trợ của toàn xã hội!".

Theo dự tính của thị xã Hội An, trong 5 năm tới, cần ít nhất 50 tỉ đồng để giải quyết việc nâng cấp, bảo tồn di tích ở Hội An. Đây thực sự là một khoản kinh phí rất lớn và khó có thể có được. Nỗ lực của chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức trong thời gian qua đã giúp cho một bộ phận nhân dân Hội An yên tâm sinh sống. Thế nhưng, hàng trăm di tích còn lại vẫn đang đối diện với nguy cơ do mưa lũ diễn biến phức tạp. Tình trạng ngập nước, mái dột nát, sập tường, sập mái như ở đường Bạch Đằng năm ngoái và trong các ngôi nhà cổ hiện nay đang đặt ra cho các nhà quản lý di sản ở Hội An quá nhiều vấn đề bức thiết.

  • Hải Châu

Diễn biến lũ lụt ở miền Trung

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát lũ miền Trung
 

(VietNamNet) - Hôm qua, 28/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác TƯ đã vào thị sát tình hình lũ lụt tại Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam.

Huy động trực thăng quân đội cứu hộ ở miền Trung
 

(VietNamNet) - Sáng nay Sư đoàn Không quân 372 đã đưa chiếc trực thăng đầu tiên đến các tỉnh miền Trung làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ.

Mưa lũ nhấn chìm Hội An, QL 1A lại tắc!
(VietNamNet) - 556 di tích ở đô thị cổ Hội An ngập sâu trong nước lũ từ 0,5 – 2m. Trong khi đó, QL 1A qua Quảng Nam – Đà Nẵng lại tắc!
Mưa ngớt, miền Trung lao vào khắc phục hậu quả lũ

(VietNamNet) - Nước bắt đầu rút, nhưng trận lũ ào qua trong 3 ngày đã làm 24 người chết, nhấn chìm hàng chục ngàn ngôi nhà, làm đình trệ giao thông.

Quảng Ngãi: Núi lở vùi 7 người trong một gia đình

(VietNamNet) - Một gia đình 7 người ở Tây Trà (Quảng Ngãi) vừa bị núi lở vùi lấp, song không thể liên lạc được với lãnh đạo huyện để tìm hiểu tình hình!

Hàng chục nghìn hành khách kẹt ở miền Trung do lũ
 

(VietNamNet) - 10 chuyến tàu Bắc Nam với hàng chục ngàn hành khách đang bị kẹt lại các ga từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế.

Đèo Hải Vân đã thông sau lũ quét
 

(VietNamNet) - Sau một đêm khẩn trương khắc phục sự cố sụt trượt đất đá do lũ quét, đến 3h30 sáng nay (27/11), giao thông qua đèo Hải Vân đã được khôi phục.

Đèo Hải Vân lại tắc nghẽn giao thông vì mưa lũ
 

(VietNamNet) - Hơn 1.000m3 đất đá sụt trượt do lũ quét đã khiến đèo Hải Vân lại bị tắc nghẽn giao thông ở khu vực đỉnh đèo từ chiều tối 26/11.

Lũ Miền Trung lên nhanh, thêm 4 người chết
 

(VietNamNet) - Đã có thêm 4 người chết do đợt mưa lũ đang diễn ra tại miền Trung; đồng thời giao thông, sản xuất trong vùng cũng đã bị nhiều tổn thất!

Lũ khẩn cấp từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi
 

(VietNamNet) - Do nước lũ lên nhanh, ông Thái Long sinh năm 1973 quê Bình Định thường trú tại huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã bị cuốn đi khi qua cầu Mị Danh.

,
,