Bạn đọc và '100 cặp hôn nhau giữa đám đông'
(VietNamNet) - Ngay sau khi đăng bài "100 cặp hôn nhau giữa đám đông", thông tin về Hội chợ Cưới 2004 sẽ tổ chức từ ngày 9 đến 14/12/2004, trong đó có điểm nhấn quan trọng là đám cưới tập thể dành cho 100 cặp uyên ương, VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như những thắc mắc của bạn đọc xung quanh sự kiện văn hoá độc đáo này. Đặc biệt, có nhiều bạn hỏi về thủ tục để được tham dự đám cưới tập thể... Theo yêu cầu của bạn đọc, Toà soạn xin trích đăng Bản đăng ký tham gia đám cưới tập thể và Quy chế tham gia đám cưới tập thể, cùng một số ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc từ các nơi gửi về...
Bản đăng ký tham gia đám cưới tập thể của một cặp uyên ương: Ten_chure: Trần Ngọc T
Ngaysinh_chure: ... Noisinh_chure: Thái Bình
Diachi_chure: Phong ... Quynh Mai- Hai Bà Trưng - Hà Nội Noicongtac_chure: Viện... Vitri_chure: Nghiên cứu viên
Dienthoaicoquan_chure: ... Dienthoainharieng_chure: ... Ten_codau: Trần Thị Ng...
Ngaysinh_codau: ... Noisinh_codau: Bình Định
Diachi_codau: P... Quỳnh Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội Noicongtac_codau: Viện... Vitri_codau: Nghiên cứu viên Dienthoaicoquan_codau: ... Dienthoainharieng_codau: ...
Xac_nhan_ben_nu: Tôi rất vui nếu được tham gia vào lễ cưới tập thể này. Tôi hoàn toàn đồng ý. Xac_nhan_ben_nam: Tôi cùng vợ tương lai sẽ thực sự hạnh phúc nếu được tham gia vào lễ cưới tập thể có một không hai này. Một phong cách mới với một nếp sống mới tốt sẽ luôn là mong muốn của tôi. Tôi xin cảm ơn! ----------------------------------------------- Time : 11/24/2004 4:17:06 PM Remote IP : 203.162.9.247 Nguồn: BTC |
Nguyễn Phước, TP.HCM (phuocmai@...): Tôi thấy ý định tổ chức đám cưới tập thể như một cuộc hội chợ thật đáng trách. Nền tảng của xã hội là gia đình. Lễ cưới là mở đầu cho gia đình. Lễ cưới phải thật sự là của cô dâu chú rể với sự hân hoan của hai họ và bạn bè, nhưng không vì vậy mà coi như một đám hội hè đình đám, tất nhiên trừ những người trục lợi từ các hạnh phúc lứa đôi.
Nghe cụm từ "Hội chợ cưới" tôi thấy thế nào ấy. Vậy ra cái gì cũng thành hội chợ được sao?. Ông đạo diễn của Hội chợ Cưới này đã dùng các từ ngữ khoa ngôn về "bản sắc dân tộc" để biện hộ. Nhưng trong bản sắc dân tộc ta, cưới xin là chuyện cực kỳ quan trọng, mang tính dòng họ, gia đình, bạn bè chứ có "công chính" theo kiểu "hội chợ" bao giờ đâu?
Đỗ thị Kim Tuyến (Xóm7, Cổ Nhuế - Từ Liêm- Hà Nội), tuntunxuixeo@...: Tôi rất thích thú với lễ cưới tập thể này. Tôi năm nay 20 tuổi và tôi đã dự định sẽ tổ chức cưới vào năm 2010, thời điểm kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long Hà Nội vì tôi nghe nói năm đó có lễ cưới tập thể cho 1.000 đôi. Theo tôi, Ban tổ chức nên chọn biểu tượng Lá trầu Quả cau vì đó mới chính là biểu tượng văn hoá hôn nhân của đất nước chúng ta. Chúng ta muốn tổ chức được một đám cưới tập thể mang đậm chất dân tộc thì sự thể hiện dầu tiên phải là biểu tượng của đám cưới. Đây không còn là điều đáng quan tâm của mỗi cá nhân nữa mà là của toàn xã hội. Gia đình là nền tảng của xã hội nên mọi tầng lớp trong xã hội đều vui mừng chào đón sự ra đời của mỗi một gia đình mới. Điểm quan trọng nữa mà tôi muốn nói chính là tính bình đẳng, nhân ái sẽ được bộc lộ cao nhất trong đám cưới tập thể chứ không phải trong những đám cưới hỏi phiền phức đầy tính nghi lễ...
Hoang Thu Hien, Nam Định, (hien5381@...): Tôi thấy hình thức cưới hỏi tập thể mà Ban tổ chức đưa ra là hợp lý. Nó đảm bảo tiết kiệm theo nếp sống mới mà vẫn trang trọng, vui vẻ. Ở quê tôi hiện nay vẫn có nhiều đám cưới tổ chức rất tốn kém và lãng phí khiến cho cả gia đình cô dâu, chú rể lẫn khách mời dự cưới khiếp sợ! Theo tôi, đám cưới tập thể là một việc làm có ích, thiết thực và mang tính xã hội cao. Tôi biết có nhiều đôi uyên ương chỉ vì không có tiền tổ chức đám cưới theo tục lệ đã phải hoãn đám cưới qua nhiều năm vì họ không thể tiết kiệm đủ tiền cưới, nếu họ vay nợ để cưới thì hai vợ chồng làm lụng trong nhiều năm cũng chưa trả hết số nợ nần ấy. Trả nợ không xong thì nói gì đến hạnh phúc và đến bao giờ họ mới thu vén cho cuộc sống gia đình được tạm ổn? Nếu tôi có ý định tổ chức đám cưới, chắc chắn tôi sẽ tham gia đám cưới tập thể này. Nhân tiện, tôi xin hỏi các thủ tục để tham dự đám cưới tập thể. Chúc cho Lễ hội Cưới 2004 thành công và được nhiều người yêu mến, Chúc các đôi uyên ương tham gia đám cưới tập thể này hạnh phúc bên nhau mãi mãi...
Mai Tuyết Nga, Quận 3 - TP.HCM (titi19580@...): Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, tôi rất muốn tham gia đám cưới tập thể 2004. Theo tôi, Lá trầu Quả cau là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ của người Việt Nam mà bất cứ đám cưới nào cũng phải có nên tất nhiên là tốt hơn chữ Song Hỉ. Cô dâu chú rể cứ ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình (nhưng ưu tiên nhất là mặc áo dài).Tôi rất muốn được tham dự lễ cuới tập thể này nhưng tôi ở quá xa Hà Nội. Nếu có điều kiện tôi sẽ đến tham dự và tham gia đóng góp.Chúc cho lễ cưới thành công tốt đẹp!
Trần Nguyên Vũ, Buôn Ma Thuột, (nguyenvu94@...): Tổ chức đám cưới tập thể cho 100 đôi như thế là một ý tưởng rất hay. Nếu chọn biểu tượng cho một đám cưới như vậy thì tôi sẽ chọn biểu tượng lá trầu quả cau vì theo truyền thống của dân tộc ta khi tổ chức đám cưới thì không bao giờ thiếu đi hình ảnh của lá trầu quả cau.
Nguyen Thanh Hoa, Long Bien - Ha Noi (Smilessummer@...): Trước tiên, tôi muốn nói rằng chuyện cưới hỏi đương nhiên là chuuyện vui của bất cứ ai. Tôi rất ủng hộ ý tưởng tổ chức đám cưới tập thể của Ban tổ chức vì nó làm cho niềm hy vọng, niềm vui của cá nhân cộng hưởng cùng niềm vui của xã hội. Tôi cũng rất muốn tôn chỉ của Lễ hội Cưới 2004 là giữ vững giá trị truyền thống nên tôi chọn biểu tượng Lá trầu Quả cau chứ không chọn biểu tượng chữ Song Hỉ. Về trang phục, tôi xin có ý kiến như sau: Nếu cô dâu, chú rể ở vùng miền nào, dân tộc nào thì nên mặc trang phục cưới của vùng miền ấy, dân tộc ấy. Có như vậy mới thể hiện được giá trị truyền thống, tính nhân văn và đặc biệt là thái độ tôn trọng của xã hội đối với họ. Đây là đám cưới thật chứ có phải bắt cô dâu chú rể biểu diễn thời trang đâu? Rất mong ý kiến của tôi được Ban tổ chức lưu ý.
Nguyễn Minh Thu, Hải Phòng, (thusau58@...): Rất hoan nghênh Lễ hội Cưới 2004! Tôi rất mong muốn đám cưới của mình cũng sẽ được tổ chức cùng các đôi khác như vậy. Đây là một nét đẹp, hay, mới lạ trong xã hội cần đúc rút kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn trong những lần sau đúng nếp sống mới, đời sống mới: "Tổ chức đám cưới theo hình thức giản đơn, tiết kiệm" để mọi đối tượng không đủ khả năng tài chính vẫn có cơ hội tận hưởng một đám cưới thật hạnh phúc, vui vẻ.
Tran Phuong Lan, Khu TT LDTBXH - Ha Noi, (lanpt@...): Tôi thấy ý tưởng thì rất hay nhưng không biết đạo diễn Phạm Việt Thanh có tổ chức thành công được không. Nếu tôi là cô dâu, tôi sẽ không tham dự lễ cưới tập thể này vì sợ... mạo hiểm!
1. Đối tượng và điều kiện tham gia: - Là cán bộ, công nhân viên chức, thanh niên công nhân và đoàn viên đang sống và công tác tại các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận khác. - Đối tượng kết hôn lần đầu và có đăng ký kết hôn trong năm 2004. - Đối tượng từ 18 tuổi trở lên. - Khi đến đăng ký tham gia, phải mang theo chứng minh nhân dân của cả 2 người (hoặc hộ khẩu), đăng ký kết hôn. 2. Địa điểm và thời gian nhận đăng ký kết hôn: - Sau khi điền đầy đủ mội thông tin chi tiết trong bản đăng ký tham gia Đám cưới tập thể (có thể cắt trên tạp chí Thời Trang Trẻ, tải từ báo điện tử VietNamNet hoặc nhận từ các Chi đoàn thanh niên), ngoài phong bì đề “ Hồ sơ tham gia đám cưới tập thể” và gửi về: Thành Đoàn Thành phố Hà Nội Tạp chí Thời Trang Trẻ – 12 Hồ Xuân Hương, Hà Nội Trung tâm Triển lãm Giảng Võ – 148 Giảng Võ, Hà Nội Các Ban chấp hành Chi đoàn thuộc Thành Đoàn Hà Nội Hồ sơ nhận đến hết ngày 25/11/2004 3. Quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia đám cưới tập thể: - Người tham gia phải nộp một khoản lệ phí tượng trưng là: 200,000đ/đôi - Người tham gia được miễn phí hoàn toàn các khoản chi phí như: áo cưới, áo dài, trang điểm, vấn tóc cho cô dâu, chỉnh trang cho chú rể, hoa cưới, xe hoa đưa rước và những dịch vụ khác có liên quan đến việc tổ chức đám cưới. - Người tham gia được phép mời người thân, bạn bè đến tham dự đám cưới tập thể, số lượng không vượt quá 50 người/đôi. - Người tham gia được hưởng quà tặng từ các nhà tài trợ (nếu có) và tham gia vào trò chơi bốc thăm trúng thưởng các phần quà may mắn của các nhà tài trợ dành cho Đám cưới tập thể. 4. Trách nhiệm của người tham gia đám cưới tập thể: - Người tham gia phải có đủ các điều kiện của Ban tổ chức như quy định ở Điều 1. - Người tham gia nếu không sinh sống ở Hà Nội phải tự lo chi phí tàu xe, ăn nghỉ tại Hà Nội trong thời gian tổ chức đám cưới tập thể. - Người tham gia có trách nhiệm tuân thủ theo thời gian, kịch bản của Ban tổ chức và lịch tập dượt trước chương trình (sẽ có lịch cụ thể). - Người tham gia phải có trách nhiệm với các tài sản của Ban tổ chức (VD: áo dài, áo cưới...), nếu hư hỏng, rách nát phải bồi thường theo quy định của đơn vị tài trợ. 5. Các điều kiện khác: - Người tham gia có quyền tự lo trang phục cũng như các dịch vụ khác cho mình nhưng phải được sự đồng ý của Ban tổ chức và sự đồng bộ của chương trình nói chung. - Người tham gia phải chịu các chi phí phát sinh khi yêu cầu thêm các dịch vụ khác không nằm trong các dịch vụ trọn gói do Ban tổ chức cung cấp. - Người tham gia phải đặt cọc cho Ban tổ chức số tiền là: 1.000.000đ (Một triệu đồng) để làm cam kết ràng buộc trách nhiệm khi tham gia đám cưới tập thể. Khi đám cưới kết thúc, Ban tổ chức sẽ hoàn lại số tiền trên. (Trích Quy chế tham gia đám cưới tập thể. Nguồn : BTC). |
-
PV
Bạn nhận xét gì về các ý kiến trên về đám cưới tập thể 100 đôi? Nếu là... đạo diễn, bạn sẽ chọn trang phục cho cô dâu, chú rể như thế nào? Bạn thích biểu tượng Lá trầu Quả cau hay chữ Song Hỉ, hoặc đôi chim bồ câu? Nếu bạn sắp làm chú rể, bạn có tham gia đám cưới tập thể này không? Vì sao? Nếu bạn sắp làm cô dâu, bạn có đồng ý cùng chú rể hôn nhau trước hàng ngàn cặp mắt cùng chứng kiến không? Hãy gửi ý kiến của bạn theo cách sau: