,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
543248
1000 năm di sản chữ Nôm
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

1000 năm di sản chữ Nôm

Cập nhật lúc 15:10, Thứ Năm, 11/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Triển lãm Di sản chữ Nôm đã khai mạc lúc 15h chiều nay (11/11) tại Sảnh lớn Thư viện Quốc Gia (31 Tràng Thi - Hà Nội). Đây là dịp hiếm hoi để công chúng có thể chiêm ngưỡng một cách hệ thống những giá trị tiêu biểu nhất trong kho tàng di sản chữ Nôm của dân tộc ta.

Cuốn từ điển Hán-Nôm cổ nhất Việt Nam

Các tài liệu trong triển lãm gồm: Bản gốc các tài liệu Nôm, bản rập các văn bia chữ Nôm, thư pháp chữ Nôm. Ngoài ra một bộ phận quan trọng là các công trình phiên âm chú giải các tác phẩm Nôm và các công trình nghiên cứu về chữ Nôm.

Thu hút sự chú ý đặc biệt của các khán giả hiếu kỳ là các bản rập ngự bút của Chúa Trịnh Sâm tại động Hương Tích, ngự bút của Lê Hy Tông tại chùa Đậu (Hà Tây) và 4 bản ngự bút của vua Lê Dụ Tông. 4 bài thơ thất ngôn bát cú được viết bằng bút pháp vô cùng khoáng đạt do đích thân vua Lê Dụ Tông ngự đề ở các chùa nơi ông từng qua thăm, như Pháp Vũ tự, Nhạc Lâm tự... Bản Ngự đề Nhạc Lâm tự thi có những câu như "Mảng vui Thiên Phúc cảnh thiên thành/Ngoạn cảnh âu đây thích tính tình/Khối khối nhân cơ trông vợi vợi/Đùn đùn đạo ngạn bước thênh thênh" (Đề ngày Vĩnh Thịnh thập tam niên thất nguyệt thập thất nhật, tức ngày 17 tháng 7 năm thứ 13 niên hiệu Vĩnh Thịnh).

Trưng bày và chú giải thơ chữ Nôm có trong tranh dân gian Đông Hồ là một trong những phần thú vị nhất của triển lãm. Các dòng chữ Nôm đề ở góc các bức tranh Đông Hồ, đối với đa số người xem, lâu nay vẫn nằm khá bí ẩn, như một phần trang trí thêm và đôi khi tưởng như một cách lấp bớt những khiếm khuyết trong bố cục tranh. Trong bức Đánh ghen, phía trên hình ảnh hài hước vẽ một người phụ nữ tay cầm cái kéo lớn, hùng hổ đuổi theo tình địch là hai câu lục bát ngẫu hứng: "Thôi thôi vuốt giận làm lành/Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta". Còn đề theo vụ tranh chấp kỳ lạ trong bức Trê cóc, tác giả dân gian giễu: "Rọ ai quai nấy rành rành/Giương vây giơ ngạnh trành hanh chẳng vừa". Tưởng như sau mỗi bức tranh đều thấp thoáng nụ cười dí dỏm của người vẽ, không chỉ ẩn hiện trong nét vẽ, mà trong cả những câu thơ đề. "Xem tranh đã đành, nhưng nếu hiểu được ý nghĩa của cặp thơ chữ Nôm quả thực thú vị hơn nhiều" - một khán giả cho biết cảm tưởng.

Cũng tại triển lãm, lần đầu tiên khán giả Thủ đô có dịp chiêm ngưỡng nguyên bản cuốn từ điển Hán Nôm cổ nhất Việt Nam hiện nay, được soạn trong thế kỷ XVII, giải thích 3.394 mục từ ngữ Hán sang Nôm theo lối nói có vần, chủ yếu là lục bát. Trong số các tài liệu gốc còn có: Tuyển tập ca dao tục ngữ VN, Bản Chinh phụ ngâm diễn ca, tài liệu về sân khấu và nghệ thuật ngâm vịnh cổ, các hương ước, gia phả, sách xem ngày, xem đất... Tại đây ta cũng bắt gặp cuốn Thiền Tông bản hạnh, trong đó có bài phú Cư trần lạc đạo phú, bài phú bằng chữ Nôm sớm nhất trong văn học viết VN, do vua Trần Nhân Tông sáng tác khi còn tại vị. Các tác phẩm lịch sử và văn học khá phong phú: Thiên Nam Ngữ lục, Đại Nam quốc sử diễn ca,... Triển lãm còn làm rõ dấu ấn của chữ Nôm trong lời ăn tiếng nói của nhân dân VN, qua các câu đối mừng đám cưới, đám ma, văn tế, ca dao, tục ngữ, phương ngôn, truyện tiếu lâm... do các nhà Nho ở nông thôn ghi lại...

Triển lãm được mở nhân dịp Hội thảo quốc tế về chữ Nôm diễn khai mạc ngày mai, 12/11.

Một số hình ảnh đáng chú ý tại triển lãm

 

Soạn: AM 192661 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một trong số 4 bản rập ngự bút của vua Lê Dụ Tông (bản đề tại chùa Pháp Vũ)

 

Soạn: AM 192663 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bản gốc sách "Hà đồ lạc thư vấn đáp"

 

Soạn: AM 192665 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bản rập ngự bút của chúa Trịnh Sâm

 

Soạn: AM 192669 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Toàn cảnh triển lãm

  • D.Diễm
  • Ảnh: Lương Vân
,
,