,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
541244
"Săn" điếu bát cổ
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

'Săn' điếu bát cổ

Cập nhật lúc 11:28, Thứ Sáu, 05/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Điếu bát là món đồ bình dân nhưng bây giờ có "bói" cũng khó ra một chiếc chứ chưa nói đến những người sở hữu cả một bộ sưu tập hàng trăm chiếc... Sưu tầm điếu bát có cái thú dân dã, quê kiểng nhưng cũng không kém phần cao nhã.

Đại gia chơi điếu bát

Soạn: AM 182121 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu bát hình con Voi.

Điếu bát gắn liền với nhiều sự kiện của đời sống  và bản thân  trên thân điếu cũng có nhiều chuyện được ghi chép lại trong đó có những tích truyện của dân tộc Việt và Trung Hoa...  Hút thuốc bằng điếu bát là tuyệt thú trên đời không phải ai cũng được hưởng. Tuyệt thú này vừa dễ kiếm lại vừa khó thưởng thức: Có kẻ bưng điếu, châm đóm cho mình hút một điếu thuốc lào say đứ đừ đến mức nhìn làn khói quánh đặc tưởng có thể dùng làm khăn vắt lên vai được, đấy là cực điểm của cái thú. Vẫn chưa hết! "Ăn" điếu bát (hút thuốc bằng điếu bát) vẫn có cái phong thái cao nhã, quý phái thể hiện cốt cách của một người làm quan hay của kẻ chính nhân quân tử. Ngồi trên bộ tràng kỷ chạm khắc tinh xảo, pha một ấm trà Tàu hay trà Thái Nguyên chính hiệu và trong khi chờ trà ngấm đậm lại có một người đẹp châm đóm kính cẩn đứng bên. Chiếc đóm nỏ dài gần 1m khi cháy gần hết mới thong thả châm mỗi thuốc, kéo một hơi dài và nghe tiếng nước cười giòn trong bát điếu, qua làn khói mờ ảo như sương trắng nhìn chén trà, nhìn người khách đối diện hay nhìn người đẹp đều có cảm giác gẫn gũi, thân mật. Mọi khoảng cách xã giao lúc ấy đã bị xoá nhoá, chỉ còn niềm cộng cảm thân thiết chân thành.   

Ngày xưa, cái điếu bát cũng là dấu chỉ "đẳng cấp" của người sử dụng. Với dân thường thì lõ điều bằng gỗ, lõ bạc chỉ dùng cho những nhà giàu có. Đặc biệt, hình tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) chỉ dùng cho Vua chúa, quan lại. Tôi còn nhớ hình ảnh ông nội ngồi trầm ngâm bên chiếc điếu bát sứ cũ kỹ từ lâu lắm rồi. Tôi cũng không biết ông có nó từ khi nào, chỉ biết khi tôi còn bé xíu, nghe bố tôi bảo chiếc điếu bát đã có từ thuộc đời Trần.

Bây giờ người sở hữu một vài chiếc điếu bát không hiếm, đặc biệt là những tay buôn đồ cổ, chẳng ai lại thiếu món điếu bát cổ trong nhà. Nhưng, số 1 về sở hữu bộ sưu tập điếu bát cổ hoành tráng nhất Hà Nội thì chỉ có gia đình nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Đạt. Bước vào căn nhà "cổ kính" của anh, tôi có cảm giác như đi vào thế giới khác. Khó có thể tìm thấy đồ vật hiện đại nào. Những chiếc bình gốm lớn có hàng trăm năm tuổi, những bức tượng Phật bằng đồng, những bức hoành phi câu đối phủ bụi... tất cả đều được đặt ở những chỗ trang trọng nhất mà vị khách nào cũng có thể nhìn thấy và "đọc" được chủ nhân. Những chiếc điếu bát cổ được vợ chồng anh Đạt đặt ở tầng 2. Những chiếc đẹp và quý nhất được xếp trong tủ kính, còn lại xếp trên chiếc bàn chật chội. Điếu bát cổ có nhiều hình thù khác nhau, đa dạng như chính màu sắc cuả chúng. Từ điếu bát mô phỏng hình con Voi, Cóc (bằng Sành), Vịt lá Sen, Rồng chầu, Ốc, Trúc Chích (Cây Trúc có con chim Trích) đến chiếc điếu bát bé xíu in chữ thọ hoặc đắp nổi đặc trưng của thời Lê...

Soạn: AM 182109 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu bát dành cho Vua chúa.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Đạt, anh có niềm đam mê đồ cổ từ khi còn nhỏ."Khi đang học lớp 3, tôi đã đến nhà bạn xin bát cổ. Vì gia đình nghèo nên không có điều kiện theo đuổi giấc mơ sưu tập đồ cổ, đặc biệt là đồ gốm và tranh khắc. Cuối những năm 1980, khi đất nước mở cửa và có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, có của ăn của để, tôi mới thoả mãn được sở thích chơi đồ cổ. Tôi đã khuyến khích vợ mình đến với điếu bát cổ".  Anh nhớ lại. Chị Nhung (vợ nghệ sĩ Trần Mạnh Đạt) có một ấn tượng đặc biệt với những chiếc điếu bát cổ. Chị ấn tượng với chúng chính bởi những kỷ niệm thơ ấu khi đi sơ tán cùng ông bà, hình ảnh chiếc điếu bát cổ đã in đậm trong tâm trí chị như là một phần không thể thiếu của một cuộc sống yên bình và giản dị.

Hơn cả một thú chơi!

Và không biết tự bao giờ anh Đạt cũng mê lây những chiếc điếu bát xinh xắn. Chỉ nghe thấy chút thông tin về người nào đó sở hữu vài ba chiếc đĩa bát cổ, anh bỏ hết công việc, có khi phi xe thẳng vào Vinh để hỏi mua, nhiều khi đến nơi phải về không vì đó chỉ là những chiếc điếu bát giả cổ. Hiện bộ điếu bát gồm hơn 200 chiếc của gia đình anh Đạt được đánh giá là độc nhất VN trong đó đa phần là gốm Bát Tràng cổ, có nhiều chiếc được làm từ Đời Lý. Đồ Bát Tràng có hoa văn tinh xảo, hoạ tiết đắp nổi rất nổi tiếng và được ưa chuộng. Cũng là hình con Rồng nhưng 10 con thì có 10 vẻ khác nhau. Đó cũng là đặc trưng của một thú chơi. Có khi cả cuộc đời cũng không kiếm được bát điếu có hình 3 con Nghê. Tìm chiếc có 2 Rồng chầu mặt nguyệt cũng vô cùng khó.

Soạn: AM 182069 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu bát cổ có chữ "Thọ".

Trong bộ sưu tập hơn 200 chiếc, mỗi chiếc điếu bát lại có một lịch sử và đời sống khác nhau. Điếu xưa còn đi kèm với bát điếu mà để tim được cả bộ rất khó đơn giản vì đây là vật dụng dân dã, không phải đồ quý giá nên cũng dễ bị đánh vỡ. Hiện gia đình anh Đạt còn giữ khá nhiều bộ điếu bát cổ đi kèm với bát cùng loại nhưng "có khi rất lâu sau khi mua đuợc điếu cổ mới tìm được chiếc bát cùng bộ. Sưu tập điếu bát cổ rất mất thời gian nhưng lại có cái thú riêng". Biết vợ chồng anh Đạt là người mê điếu cổ, nhiều người đã mang đến tặng anh những chiếc điếu bát không dùng đã bị sứt mẻ... 

Ngoài bát điếu cổ, anh Đạt còn có thú chơi sách (với 20.000 đầu sách trong tay trong đó có lượng lớn sách nước ngoài về nhiếp ảnh), tranh khắc cổ, tượng Phật và ảnh. Ban đầu anh chỉ quan niệm sưu tập những món đồ cổ như là một thứ đồ trang sức nhưng rồi việc sưu tầm đồ cổ đã trở thành niềm đam mê. Không chỉ dừng lại ở thú sưu tầm đồ cổ, những người sưu tập đồ cổ, trong đó có điếu bát như anh Đạt còn tìm thấy ở mỗi món đồ những giá trị lịch sử, đôi khi còn nhìn thấy hình dáng của cả dân tộc. Cuối những năm 1980, có những chiếc điếu bát thời Lê anh Đạt chỉ mua với giá 20.000 - 50.000 đồng. "Có người còn vác đến cả một bao tải những món đồ cổ trong đó có nhiều bát điếu rất đẹp chỉ có 5.000 đồng/chiếc. Mỗi lần đi dọc đường Lê Duẩn có thể nhặt được rất nhiều", anh Đạt nhớ lại. Nhưng gần 10 năm nay, có bói cũng không ra một người có nhu cầu bán điếu bát.

Điếu bát, phần không thể thiếu trong bộ sưu tập dồ cồ

Soạn: AM 182073 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một lượng nhỏ trong bộ sưu tập Điếu bát cổ của gia đình nghệ sĩ Trần Mạnh Đạt.

Chất liệu điếu bát rất đa dạng từ gỗ, tre đến gốm, đất nung, sành... nhưng gốm vẫn được dân sưu tầm HN thích nhất. Bát điếu có nhiều kiểu dáng và được làm rất tinh xảo nhưng gần 10 năm nay gia đình anh Đạt không bổ sung được chiếc nào vào bộ sưu tập của mình vì không còn người bán nữa. Việc phân loại và nhận biết "tuổi thọ" của Bát điếu cổ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng của chính người sưu tầm. Họ căn cứ vào men, hoạ tiết, màu vẽ... Điểm hấp dẫn anh Đạt từ chiếc bát điếu cổ không chỉ ở những hoạ tiết, hình dáng đa dạng mà còn ở lý do rất... Việt. Anh cho biết: "Trong đời sống người đàn ông Việt Nam xưa, chiếc điếu cổ gắn bó chặt chẽ đến đời sống của họ. men lam (cuối Lê đầu Nguyễn là đẹp nhất...".

Người có vài ba chiếc bát điếu cổ thì nhiều nhưng nếu có trong tay số lượng nhiều tạm gọi là bộ sưu tập thì rất hiếm. Vạn Vân, một studio làng Bát Tràng là một địa chỉ lưu giữ đồ gốm có trong tay một lượng không nhỏ điếu bát, điếu voi... Chủ nhân của studio là ông Lâm trước là hội viên Hội Sưu tập gốm và cổ vật Thăng Long với hơn 400 hiện vật gốm cổ Bát Tràng niên đại từ thế kỷ  XV-XIX hầu hết đều xuất xứ làng gốm ven sông Hồng, có món lên đến chục ngàn USD. Gốm cổ Bát Tràng được ưa chuộng không chỉ vì bản sắc mà vì nó có nét đẹp giản gị, được làm rất trau chuốt. Tại Huế, ta có thể tìm được nhiều hàng đồ cổ bình dân trên phố. Người ta có thể tìm thấy ở đây nhiều món đồ từ bình dân tới cao cấp. Tại phố Trần Hưng Đạo bên cạnh những món đồ cổ quý từ đĩa, bát, ấm, bình vôi... điếu điếu bằng gốm bịt đồng tinh xảo, những thứ mà thanh niên thời nay có nhìn thấy chưa chắc đã biết gọi tên cũng được bán với số lượng ít.

Soạn: AM 182075 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu bát hình ấm có Rồng dập nổi.

Anh Thuận, một tay buôn đồ cổ ở Hà Nội cách đây vào năm cũng ăn nên làm ra từ chiếu điếu bát cổ. Anh Thuận cho biết: "Những năm 1995-97, tôi đi lùng sục khắp nơi để thu gom điếu bát cổ. Có ngày mua được tới 20 chiếc và bán lãi lắm. Mua một chiếc điếu bát cổ đời Lý giá 40.000 đồng bán cho một anh sưu tập bát điếu cổ ở phố Hàng Lược được vài trăm ngàn. Bây giờ thì tôi không đi gom và bán món này nữa vì chẳng có ai bán nữa, phải chuyển sang món khác thôi. Đánh hơi được cái nào thì những người sưu tầm đồ cổ đã đến nẫng trước, chẳng đến phiên mình". Thế mới biết, điếu bát, thứ đồ cổ nhiều người nghe... lạ tai và coi là thứ "không sang trọng" cũng chẳng kiếm đâu ra vì dù sao cũng là... của độc.

Điếu bát cổ bây giờ rất hiếm nhưng cũng như bất cứ người chơi đồ cổ nào, gia đình anh Đạt cũng sẵn sàng tặng không. Anh nhớ lại: "Cách đây chừng 10 năm, có một người bạn nước ngoài rất thích và hỏi mua chiếc điếu ống bằng gốm Bát Tràng thời Lê độc nhất trong bộ sưu tập của chúng tôi. Lúc đó tôi nghĩ rồi sẽ tìm được một chiếc như vậy nên tặng lại cho anh bạn. Nhưng chừng ấy năm mà không tìm nổi cái điếu bát gần giống như vậy, tiếc quá!". Anh Đạt nói tiếp: "Người chơi bao giờ cũng vậy. Có trong tay chiếc điếu bát quý nhưng sẵn sàng tặng lại cho người tri kỷ. Tôi có đứa cháu ở Pháp khi về VN chỉ thích chiếc điếu cổ đời Nguyễn của vợ tôi. Nó cứ giữ khư khư vì sợ mất và rơi vỡ. Khi về Pháp, nó viết thư về cho tôi nói rằng chiếc bát điếu đó được đặt trang trọng trên đàn piano, đặt cạnh tượng Bethoven".

Soạn: AM 182091 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bộ Bát và Điếu độc đáo.

Chị Nhung đã nhận được nhiều lời đề nghị mang bộ sưu tập điếu bát cổ sang Nhật triển lãm ở nhiều thành phố nhưng chị không đồng ý vì phần vì không thể xa gia đình, phần vì sợ đổ vỡ khi chuyển điếu bát đa phần bằng gốm sang Nhật. Gia đình anh Đạt cũng nhận được nhiều lời đề nghị mua lại điếu bát cổ. Nhiều người nước ngoài còn đề nghị mua cả bộ hàng trăm chiếc. Nếu đồng ý có thể gia đình anh Đạt sẽ được khoản tiền lớn nhưng điều dó thật khó xảy ra. 

Chùm ảnh Điếu bát cổ của gia đình nghệ sĩ Trần Mạnh Đạt

 
Soạn: AM 182063 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu bát hình Ốc
 
Soạn: AM 182065 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu bát hình con Vịt
 
Soạn: AM 182097 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điếu "Trúc Chích"
 
Soạn: AM 182077 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 182101 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Soạn: AM 182079 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

 

 
Soạn: AM 182083 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 182103 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 182087 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
  • Bích Hạnh
    (Ảnh: Minh Nguyên)
     

,
,