,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
40925
Nhà văn Lê Lựu làm gì với Trung tâm Văn hoá doanh nhân?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Nhà văn Lê Lựu làm gì với Trung tâm Văn hoá doanh nhân?

Cập nhật lúc 11:36, Thứ Bảy, 12/04/2003 (GMT+7)
,
Nhà văn Lê Lựu.

Nhà văn Lê Lựu dạo này khá bận và xem ra tình hình thời sự văn chương của ông có phần lãng đi. Một số bạn bè nói vui, ông Lựu giờ là ''Tổng giám đốc Tổng công ty Văn chương rồi. Tác giả Thời xa vắng xua tay: ''Ấy chớ!...".

Bởi theo ông "văn chương làm gì có sự buôn bán hay tính toán vật chất vào đây mà gọi công ty. Chả lẽ cả đời tôi đi chiến đấu, viết văn giờ lại thành lập Công ty TNHH hay sao, mà có làm Phó giám đốc cũng không đáng, bởi tôi có biết buôn bán, kinh doanh đâu...''.

- Vậy sao ông lại giữ chân giám đốc Trung tâm văn hoá doanh nhân?

-  Thành lập trung tâm là ý tưởng của tôi, khi đề nghị với ông Đoàn Duy Thành - Phó phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, ông ấy ủng hộ ngay và nhận làm Chủ tịch danh dự. Ngày 11/9/2002 ra đời Trung tâm Văn hoá doanh nhân, trực thuộc Phòng TM &CN Việt Nam. Tại sao ra đời trung tâm này? Thời chiến tranh, trong quân đội xuất hiện đội ngũ văn nghệ quân đội đều từ những anh lính mà lên. Họ nhanh chóng trở thành đội ngũ mạnh trong giới văn chương Việt Nam dù ban đầu không phải ai cũng viết hay. Hơn 30 năm qua, chúng ta vẫn phải tiếp tục bảo vệ đất nước nhưng ai là lực lượng nòng cốt xây dựng kinh tế? Chính là tầng lớp doanh nhân, nay đã có 10 vạn doanh nghiệp chiếm khoảng 20 triệu người, giới này đã có 10 vạn doanh nghiệp chiếm khoảng 20 triệu người, giới này đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân? Vậy tại sao không ra đời một đội ngũ văn nghệ để xây dựng nền tảng văn hóa cho doanh nhân? Tiến lên hiện đại hoá - công nghiệp hoá mà không có văn hoá thì hiện đại cái gì? Làm giàu không phải chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm, văn hoá. Tất nhiên vẫn phải cạnh tranh nhưng cạnh tranh có văn hoá sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinh miệt con người hơn.

- Cụ thể trong ngôi nhà của TTVHDN ''bày biện'' những gì, thưa ông?

- Chúng tôi thành lập 7 trung tâm thành viên: Trung tâm văn học, Trung tâm nghệ thuật, Trung tâm thông tin tư liệu trí tuệ, Trung tâm Văn hoá - văn nghệ doanh nghiệp, Trung tâm Giao lưu - hội thảo, Trung tâm phần mền, Trung tâm sách, mời những người có uy tín tham gia Giám đốc, Phó giám đốc hoặc thành viên ban quản lý như nhà thơ Nguyễn Ngọc Oánh, Vũ Quần Phương, nhạc sĩ Thuận Yến, Huy Thục, Văn Ký, đạo diễn Đặng Nhật Minh, Lê Mạnh Thích, Trần Văn Thuỷ...

- Như vậy, quả là ''mái nhà'' to đấy chứ? 

- Chưa hết. Dự án xây dựng 7 làng văn hoá doanh nhân ở Khoái Châu (Hưng Yên) sẽ tiến hành trong 4-5 năm gồm: làng cổ Việt Nam các thời kỳ, làng các dân tộc Việt Nam, làng văn hoá thể thao, làng du lịch sinh thái, làng văn hoá ẩm thực, đặc biệt làng doanh nhân để doanh nhân, nghệ sĩ, thậm chí giáo sư, sinh viên... về đây nghỉ ngơi, giao lưu, sáng tác, làm việc. Hiện đang ở giai đoạn 1, đã có hai công ty mạnh bỏ dăm chục tỷ cùng TTVHDN thành lập Công ty cổ phần Phát triển văn hoá Bãi Sậy có chức năng thực hiện dự án này. Thấy khoản tiền to, dự án to, ai cũng có thể nghi ngờ nhưng thực hiện là các doanh nhân, thành viên TTVHDN là doanh nhân, họ đầu tư và chịu trách nhiệm kinh doanh, họ giỏi gấp triệu lần tôi chứ tôi làm sao nổi. Thú thực tôi chỉ là người đưa ra ý tưởng thôi.     

(Theo Tiền Phong)

,
,