,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
38592
''Truyện thiếu nhi: thừa thương mại, thiếu nhân bản''
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

''Truyện thiếu nhi: thừa thương mại, thiếu nhân bản''

Cập nhật lúc 07:22, Chủ Nhật, 06/04/2003 (GMT+7)
,

Bùi Chí Vinh từng viết liên tục mỗi tuần một tập sách của bộ truyện 5 Sài Gòn dài 40 tập và tham gia hợp tác dịch bộ Tứ quái TKKG 70 tập vào cuối những năm 1990. Anh cũng chính là người từng viết truyện thiếu nhi đạt số bản in trên 50.000 bản. Anh cho rằng mảng truyện dành cho thiếu nhi hiện nay đang quá thừa yếu tố thương mại, thiếu nhân bản.

- Có một thời anh sống bằng nghề viết truyện cho thiếu nhi. Theo anh, viết cho thiếu nhi có gì đặc biệt? Anh có tự rút ra cho mình một ''bí quyết'' nào không?

- Có chứ, điểm đặc biệt là các nhà xuất bản xưa nay vẫn than phiền rằng không có tác phẩm cho thiếu nhi, rằng sách của thiếu nhi bán không chạy, không có tác giả mới, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có Tô Hoài với Dế mèn phiêu lưu ký mà in đi in lại nhiều lần. Qua nhiều người giới thiệu, Nhà xuất bản Kim Đồng đặt vấn đề với tôi phóng tác bộ truyện Tứ quái TKKG xem sao. Tôi làm thử hai cuốn, lúc đầu in 8.000 bản, sau đó tăng dần, đỉnh cao là 57.000 bản. Có thể nói thành công trong việc viết sách kiểu này là nắm được tâm sinh lý, những suy nghĩ của lứa tuổi thiếu nhi, dùng ngôn ngữ mới nhất của các em, cách hành văn cũng phải phù hợp với các em và viết sách cũng giống như sống cùng với thiếu nhi vậy.

- Anh có nghĩ tại sao các sách văn học cho thiếu nhi in không nhiều, bán không nhiều, trẻ em cũng ít đọc so với truyện tranh? Sự chênh lệch bất hợp lý như thế là do đâu?

- Do các nhà xuất bản. Họ in sách cho thiếu nhi theo tâm lý như thế nào, xem chuyện này là vấn đề tâm huyết hay vấn đề kinh doanh và ''trả nợ đời''. Cũng cần thừa nhận chúng ta có rất nhiều nhà văn hạng trung bình, nhà văn xuất sắc thì đếm trên đầu ngón tay. Để các nhà văn trung bình này biến thành xuất sắc thì họ phải khổ công khó nhọc viết, tập luyện nâng cao ngòi bút, mệt lắm chứ. Và các nhà xuất bản cũng đang cần đầu sách, có khi dễ dãi trong việc in sách, chính sự ''kết hợp hai bên'' đó làm cho nền văn chương bão hoà và đấy cũng là trạng thái coi thường độc giả.

- Nói một cách ngắn gọn, theo anh, sách truyện cho thiếu nhi hiện thừa gì và thiếu gì?

- Thừa thương mại, thừa tiền, thừa dịch vụ. Nhưng thiếu những vấn đề nhân bản, vấn đề lương thiện của con người, của một dân tộc. Nếu anh đem về tập quán của những dân tộc khác, ví dụ như thông qua truyện tranh Nhật Bản, thì đó là anh đang tập cho trẻ con của ta thưởng thức truyện tranh Nhật Bản trên tư thế một đứa trẻ Nhật Bản. Trong khi trẻ em Việt Nam có những mơ ước cũng chưa chắc gì thua trẻ em của những cường quốc châu Á khác. Còn nói về thể loại thì truỵện tranh rất thừa truyện nước ngoài nhưng thiếu truyện nội địa, mà đầu tư cho tác giả nội địa thì không ai đầu tư cả. Như bộ truyện Thần đồng đất Việt thì cũng do một nhóm người tự mày mò mà làm, có ai tài trợ, ủng hộ gì đâu. Tôi không phải bà con gì với những người làm sách Thần đồng đất Việt, nhưng rõ ràng nếu nói đến công việc của nhóm này thì người ta xem đây cũng như là tư nhân làm ăn giỏi, chứ có ai để ý đến tâm huyết của những người muốn vực dậy một nền truyện tranh trong nước.

(Theo Tuổi Trẻ)

,
,