,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
14370
Mỗi người Việt Nam chỉ có 0,05 USD/năm để phòng chống HIV/AIDS
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Mỗi người Việt Nam chỉ có 0,05 USD/năm để phòng chống HIV/AIDS

Cập nhật lúc 15:47, Thứ Bảy, 18/01/2003 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Trong khi hàng năm Thái Lan và Campuchia chi 1 USD/người dân để phòng chống căn bệnh thế kỷ; tiền bình quân đầu người theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới là 1,6USD, thì Việt Nam chỉ có thể chi 60 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 triệu USD)/năm/gần 80 triệu dân.

Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Phạm Mạnh Hùng cho biết, do đầu tư hạn chế dẫn đến thiếu trang thiết bị phục vụ dự phòng lây nhiễm HIV và chẩn đoán giai đoạn sớm của AIDS; hơn 80% cơ sở y tế chỉ sàng lọc máu bằng các kỹ thuật đơn giản, khó có thể đảm bảo an toàn truyền máu. Cũng vì thiếu kinh phí, việc dự phòng lây nhiễm căn bệnh này từ mẹ sang con gặp nhiều khó khăn. Ngành y tế chưa thiết lập được hệ thống tư vấn, xét nghiệm tự nguyện cho phụ nữ mang thai, chưa thể quản lý được các thai phụ nhiễm HIV và chưa thể khẳng định khả năng nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi. Do vậy, trẻ bị mẹ nghi lây HIV và bỏ rơi ở bệnh viện ngày một đông. Trong khi đó, số bệnh nhân AIDS nhập viện tăng theo tháng; hầu hết là người nghèo, không đủ khả năng chi trả cho việc điều trị.

Cùng với khó khăn về kinh phí, hành lang pháp lý chưa đủ thuận lợi, các chính sách thiết thực trong phòng chống AIDS (như bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp, điều trị, chăm sóc trẻ nghi nhiễm HIV bị bỏ rơi...) chưa được ban hành khiến các ban ngành chưa được phân công cụ thể để đồng thuận, chung vai phòng chống AIDS cùng ngành y tế. Theo đánh giá của GS. Phạm Mạnh Hùng, khâu đầu tiên nhưng có ý nghĩa đột phá trong chiến dịch phòng chống AIDS là  truyền thông chưa thực sự hiệu quả; thông tin về đại dịch không phủ hết các vùng miền, chưa hướng tới việc chuyển đổi, giác dục hành vi an toàn cho cộng đồng dân cư hoặc đến được nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Đây là một trong những lý do chính khiến đại dịch HIV/AIDS không những chưa bị ngăn chặn mà ngày một gia tăng ở Việt Nam.

Thống kê năm 2002 của Bộ Y tế cho thấy, 41,7% người nghiện chích ở TP.HCM dùng chung bơm, kim tiêm, 61,5% đối tượng nghiện chích đã nhiễm HIV ở Đồng Tháp có hành vi này. Tại Hà Nội, có đến 57,3% người nghiện chích ''mua hoa'' thường xuyên. Ở nhóm lái xe đường dài cũng có đến 49,2 - 59,5% tìm gặp gái mãi dâm khi quá giang thành phố, thị xã. Các đối tượng có nguy cơ cao nói trên đều ít tính đến việc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục; trong năm 2002 chỉ có 14 - 20% gái mãi dâm ở các thành phố lớn cho biết được khách hàng yêu cầu sử dụng phương tiện phòng tránh này. Trong khi đó, sau một cuộc kiểm tra sức khoẻ 120 gái mãi dâm ở Châu Đốc (An Giang), các ban ngành chức năng phát hiện đến 60 người nhiễm HIV.

Theo báo cáo mới nhất vừa được Bộ Y tế trình Chính phủ, tính đến ngày 31/12/2002 cả nước đã có khoảng 160.000 trường hợp nhiễm HIV; 8.793 người trong số này đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 4.498 người tử vong. Chỉ riêng trong tháng cuối cùng của năm, đã có thêm 1.420 trường hợp nhiễm HIV, đưa số người nhiễm căn bệnh vô phương cứu chữa này trong năm lên con số 15.790. Dự tính, đến hết năm 2003 Việt Nam sẽ có khoảng 169.730 người người nhiễm căn bệnh này.
  • Quảng Hạnh
,
,