Thú chơi mô hình máy bay: Đắt đỏ và kén người
11:28' 06/03/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Có người tìm đến thú chơi mô hình máy bay vì thấy... sang nhưng chỉ có những ai thực sự đam mê loại máy bay thu nhỏ này và đủ kiên nhẫn cũng như am hiểu về kỹ thuật mới có thể theo đuổi thú chơi này đến cùng.

Những tay chơi thứ thiệt

Soạn: AM 300937 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Máy bay gì mà nhỏ thế chú? đồ chơi ạ?

Kỹ sư Lê Huy Toản được coi là "anh cả" trong giới chơi mô hình máy bay ở HN. Từng học khoa Chế tạo máy của ĐH Bách Khoa, chơi mô hình máy bay nhiều năm và anh cũng kiêm nhiệm luôn việc sửa chữa mô hình cho hầu hết các thành viên của CLB mô hình HN. Nếu bộ phận nào không mua được ở nước ngoài để thay thế thì anh Toản tự làm lấy.

Ngôi nhà của anh ở phố Hoa Lư (HN) chật kín máy bay mô hình và những đồ nghề sửa chữa. Am hiểu về kỹ thuật cùng sự đam mê đã mang đến cho anh Toản khá nhiều giải thưởng cao trong các hội thi bay mô hình máy bay như Giải Nhất cá nhân nội dung Tự chế tạo và tự bay 2001 và Giải Nhì nội dung bay máy bay mô hình trực thăng...

Để cập nhật thêm thông tin về mô hình máy bay, anh Toản thường xuyên lên mạng và đặt mua khá nhiều tạp chí nước ngoài chuyên về thú chơi này như Helicopter World (Anh), Hirobo (Mỹ)... Có lẽ vì vậy mà nhìn chiếc máy bay nào hỏng, anh Toản dễ dàng "chẩn bệnh" ngay lập tức và sửa chữa bằng những kinh nghiệm mình tích góp hàng chục năm.

Soạn: AM 300849 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
1,2,3... bay.

Anh Toản đam mê mô hình máy bay từ nhỏ và làm đồ chơi mô hình từ năm 1974, từng thi mô hình ở Cung thiếu nhi HN và đoạt nhiều giải cao. Bẵng đi mấy chục năm do những điều kiện khó khăn và quá ít thông tin về giới chơi mô hình bên ngoài nên năm 2000 anh Toản mới quay lại với thú chơi này.

Hiện tại anh Toản có trong tay 20 mô hình máy bay (cả trực thăng), con số vô cùng đáng nể mà không phải tay chơi nào ở VN cũng dám "cắn răng" bỏ tiền ra mua chừng đó mô hình. Thế nhưng, anh Toản lại không bao giờ ước giá của đám mô hình xanh đỏ kia của mình với lý do "nếu qui ra tiền và vật chất thì không ai dám chơi.

Có thể rất tốn tiền nhưng nó thoả mãn được đam mê và yếu tố tinh thần". Đây có thể nói là thú chơi xa xỉ, đa số chỉ những người có tiền mới dám chơi. Tuy vậy có thành viên trong CLB Hàng không HN năm nay đã 70 tuổi vẫn cần mẫn đến sân Miếu Môn ở Hoà Bình hàng tuần để tham dự cuộc chơi, có người bao nhiêu năm tích góp để mua một chiếc xe máy xịn nhưng đành bán đi, cam tâm dùng xe Trung Quốc để lấy số tiền dư mua một chiếc mô hình.

Soạn: AM 300809 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Anh Tuấn Anh đang kiểm tra lại mô hình trước khi cho bay.

Một tay chơi mô hình máy bay cũng rất "sành" nữa là anh Tuấn Anh, một người có duyên nợ với mô hình máy bay và yêu mến môn này từ nhỏ. Anh Tuấn Anh hiện có 5 chiếc máy bay mô hình "cổ" chủ yếu mô phỏng máy bay chiến tranh dùng trong Thế chiến II, những loại thường là sự lựa chọn của những người đã chơi lâu năm vì chúng bay đẹp hơn. Anh Tuấn Anh chơi ở CLB mô hình của cung Thiếu Nhi khi mới hơn 10 tuổi và cũng một thời gian dài tạm biệt giấc mơ mô hình vì không biết sẽ chơi bằng cách nào.

Từ năm 1999 đến nay anh Tuần Anh đã tiêu tốn hơn 100 triệu đồng vào những con chim sắt tí hon, đam mê đến nỗi chính anh không thể hiểu nổi: "Tôi tìm đến mô hình máy bay vì thích cảm giác mạnh. Đa số những người chơi mô hình là muốn đi tìm cảm giác chinh phục.

Cũng có người chơi vì thấy nó hay hay, sang sang nhưng vì không có đủ đam mê và kiên nhẫn nên thuờng bỏ rất sớm, có khi  sau vài buổi. Có những người chơi rất say mê nhưng không điều khiển nổi thì cuối cùng cũng bỏ vì chỉ tích tắc là rơi xuống đất. Khi đó phải gỡ ra xem chi tiết nào dùng được còn không lại phải sửa chữa, lắp ráp. Nói chung là rất mất công và thời gian".

Soạn: AM 300853 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
"Khoe" mô hình trước khi thi.

Do một số lý do khách quan nên sân Gia Lâm đã bị đóng cửa vào đầu năm 2004 và người ta đành tìm đến sân Miếu Môn, Hoà Bình. Tuy nhiên, những người mê mô hình máy bay đều phải "tự thân vận động", chơi mô hình "chui" ở đâu đó.

Nhóm của anh Tuấn Anh chừng 6 người, mỗi tuần kéo nhau lên khu du lịch sinh thái ở Sơn Tây, chỗ càng vắng càng tốt để có chỗ cất cánh và hạ cánh thoải mái. Vì quá đam mê nên dù mất rất nhiều thời gian, mất nhiều tiền của nhưng anh Tuấn Anh chưa bao giờ nản trí mà thậm chí "sẵn sàng" không ăn không ngủ vì chúng. Cũng vì quá đam mê nên anh Tuấn Anh phải thay đổi cơ quan đến cả chục lần và luôn trong tình trạng... nộp đơn xin việc ở chỗ làm mới.

Anh cũng đã làm hết ở viện nghiên cứu này đến viện nghiên cứu nọ để có nhiều thời gian rỗi hơn dành cho đam mê. Thậm chí anh còn ước sẽ chóng... về hưu để có toàn bộ thời gian cho mô hình máy bay. Song cũng nhờ mô hình máy bay mà anh có nhiều bạn thân và những cuộc nói chuyện cũng chẳng vượt ra ngoài chuyện mô hình máy bay. Thỉnh thoảng nhóm của anh lại rủ nhau đi nước ngoài để tìm những mô hình mới ngoài việc lên mạng tìm thông tin, thiết kế, xem thiết bị, động cơ và xem cách chơi của dân nghiền mô hình máy bay trên thế giới. 

Soạn: AM 300917 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lại tốn tiền sửa rồi.

Phóng viên ảnh Việt Thanh cũng là một người rất mê mô hình máy bay và hiện có trong tay 6 chiếc đáng nể. Dù chỉ đến với thú chơi này cách đây 2 năm nhưng bây giờ nó khiến anh đam mê hơn cả... nghiện ma tuý. Anh giải thích: "Đó là trò chơi cảm giác mạnh luôn đem lại sự thích thú và hợp với những người đam mê kỹ thuật. Nếu ai đã thích kỹ thuật thì đam mê món này kinh khủng, nhắc đến lại thấy thèm.

Mô hình cũng rất kén người chơi, cần có tư duy, sự nhanh nhạy và thích cảm giác mạnh một chút. Máy bay mô hình có thể thoả mãn được thú nhào lộn mà máy bay thật không thể làm được". Anh Việt Thanh là một trong những trường hợp đặc biệt đến với thú chơi mô hình máy bay bằng niềm đam mê và thích tìm hiểu cho dù không phải là dân kỹ thuật. "Đây là trò chơi tốn kém. Một chiếc máy bay bình thường phải mất đến 4-5 triệu đồng, hơn nữa thì chục triệu, có cái vài ngàn USD. Nếu mất là mất hết. Đó là thú chơi "man rợ", 2 năm chơi tôi đã đốt chừng 100 triệu đồng".

Thú chơi cao cấp

Soạn: AM 300829 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chuẩn bị thi tại sân Gia Lâm HN.

Ở VN hiện nay có nhiều loại động cơ (2 thì, 4 thì, động cơ điện 1 pha, 3 pha) của nhiều nước khác nhau như: OS, Saito (Nhật), Leo, Thunder Tiger (Đài Loan), Magnum (TQ), Vmax (VN). . . giá cả từ khoảng 40 USD - trên 1.000 USD tuỳ theo độ cũ mới. Cũng có nhiều loại máy bay mô hình có tiếng như: Magic, AT6, Space Walker, Rapter, Zeus, Navy,  J3 Cub... Thân (vỏ) máy bay cũng có nhiều loại nhưng người mới tham gia bắt buộc phải qua "bài" máy bay Trainer (huấn luyện) sau đó có thể dùng qua loại Scale (loại thu nhỏ của mẫu thật), Sport (thông dụng, thể thao), Aerobatic (nhào lộn), 3D (3 chiều, siêu nhào). Máy bay được làm từ gỗ Gòn hoặc từ gỗ Balsa, bên ngoài bọc màng nhựa Heat shrink (co lại khi hơ nóng) hay gọi là "đề-can" (như dùng dán xe gắn máy). Trong quá trình sử dụng nếu bị hư hỏng nhẹ người chơi có thể tự sửa chữa. Vỏ máy bay dân chơi thường mua trong SG với giá chừng 600.000-1 triệu đồng, làm bằng gỗ balsa (nhẹ, đặc biệt) sau đó dán đề can. Bộ điều khiển VN không sản xuất được nên đều phải mua ở nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan (thông dụng, phổ biến, tốt nhất). Mua từng bộ phận và lắp nghét theo quy tắc

Soạn: AM 300825 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Máy đâm xuống đất, bi kịch,

Cơn sốt chơi mô hình vẫn luôn âm ỉ chính vì sức quyến rũ đặc biệt mà không một thứ gì có thể vượt qua được. Song, để theo đuổi đến cùng, không phải ai cũng vượt qua được cho dù họ có tiền, có đam mê và sự hiểu biết. Đó chính là điều làm nên sự khác biệt cho những tín đồ cuồng nhiệt của mô hình máy bay, món đồ cao cấp và trí tuệ.

Việc điều khiển mô hình đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Yêu cầu đầu tiên với những người chơi khi cho mô hình cất cánh là tâm lý ổn định nếu không sẽ chỉ tự phá hỏng thứ đồ chơi đắt giá của mình. Trước khi cất cánh, người chơi phải kiểm tra hoạt động của tất cả các bộ phận lái và không được bay khi mô hình gặp bất cứ trục trặc nào.

Việc điều khiển mô hình bay cũng không hề đơn giản vì ngoài sự am hiểu về kỹ thuật, sự khéo léo và khả năng điều khiển chuẩn xác, người chơi luôn phải chú ý đến hướng gió, không bay khi gió quá mạnh nếu không máy bay sẽ rơi và hư hại nghiêm trọng. Những người chơi mô hình bao giờ cũng phải giữ máy bay trong tầm nhìn và không bay vào khu vực bị nắng chói để điều khiển chính xác.

Soạn: AM 300835 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Mô hình thu nhỏ của máy bay thật.

Mô hình mô phỏng y hệt máy bay thật (biên dạng, khí động học, cơ chế điện tử...) và đều phải tuân thủ cơ chế lái và điều khiển y hệt máy bay thật nhưng hơn máy bay thật ở điểm có thể nhào lộn thoải mái theo ý muốn của người điều khiển.

Trên lý thuyết là vậy nhưng việc hiểu được kỹ thuật và điều khiển được các mô hình theo ý muốn không hề đơn giản nếu như không có sự đam mê. Hầu hết những nguời gắn bó lâu năm với thú chơi này đều đam mê mô hình từ nhỏ và không dễ từ bỏ. Mô hình máy bay mô phỏng máy bay thật bởi thực chất nó là tỉ lệ thu nhỏ do vậy lại càng có nhiều chi tiết phức tạp và tinh xảo. Đó là lý do vì sao có đến 80% dân chơi đã từng tốt nghiệp ĐH ra và chịu  khó nghiên cứu, tìm tòi.

Mô hình máy bay là thú chơi trí tuệ do vậy, không như nhiều người quan niệm, đây không phải là đồ chơi (toy) mà một sở thích ngấm váo máu (hobby). Đam mê là yêu cầu đầu tiên với những tín đồ của mô hình máy bay do vậy ngay cả những người ít hiểu biết về kỹ thuật cũng có thể theo được thú chơi này đến cùng.

Soạn: AM 300839 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Những chiếc trực thăng "độc" của anh Toản.

Đam mê, kỹ thuật chưa đủ, để lái được mô hình theo ý mình, người ta còn cần đến sự khéo léo và xử lý nhanh và khả năng tạm gọi là bẩm sinh. Có người 1-2 tháng là điều khiển được mô hình nhưng có ngưới mất vài năm cũng không lái được, tay lúc nào cũng lóng ngóng. Nếu "đầu tư" quá lâu, đập bao nhiêu chiếc máy bay, mất bao nhiêu tiền thì chắc chắn họ sẽ từ bỏ. Có những người không đủ độ máu, không có niềm đam mê thực sự thì hôm nay có thể vui thích khi nhìn thấy mô hình máy bay bay lượn trên bầu trời nhưng ngày mai có thể sẽ chán đến tận cùng.

Ngoài kinh nghiệm và sự hiểu biết, người chơi luôn phải cập nhật thông tin trên mạng Internet, Anh Việt Thanh là một ví dụ, có khi mất cả ngày ngồi trước máy vi tính say sưa đọc thông tin về mô hình máy bay: "Đó là trò đam mê  điên cuồng dồ dại như nghiện ma tuý vì nó mang lại cho người chơi cảm giác làm chủ, chiến thắng. Đam mê đó cao hơn bất cứ thứ gì"

Soạn: AM 300847 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chiếc Zero mô phỏng chiếc "Thần phong" Nhật Bản dùng trong trận Chân trâu cảng của anh Toản.

Trên thế giới, động cơ máy bay phản lực có thể lên đến vài ngàn USD và vẫn ngoài tầm với của dân chơi VN. Một mô hình máy bay rẻ nhất là 4 triệu đồng và có chiếc lên đến vài ngàn USD trong tích tắc có thể bị vỡ tan tành và khiến người điều khiển choáng váng. Do vậy dân chơi đều phải rành về khí động đọc, lực nâng, góc cánh, cấu tạo... để tự lắp đặt, sửa chữa khi cần.

Hiện tại, các thành viên trong CLB phòng không HN với chừng trên 20 người chơi mô hình máy bay tự học hỏi lẫn nhau. Trước tiên ai cũng phải hiểu về kỹ thuật, tự kiểm tra an toàn cho mô hình (điện, xăng, điều khiển, thử độ xa của điều khiển, tốc độ vòng quay cánh quạt, tăng ga ở mức độ cực đại, giảm ga ở mức độ cực tiểu, lăn bánh (taxi)....) trước khi cất cánh nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mang của nhiều người và trước tiên là "tính mạng" đồng tiền của mình trước.

Cũng phải nói thêm rằng chơi mô hình máy bay không phải là chuyện đơn giản bởi lẽ, tại HN, nếu muốn chơi, người ta phải tham gia CLB Hàng không thuộc quản lý của Quân chủng phòng quân không quân. Thêm nữa, nhiều mô hình đa số người ta phải lên mạng đặt mua hầu hết của Thái Lan, Singapore, Đài Loan. Chiếc rẻ nhất cho những người bắt đầu là 4 triệu. Ngoài việc có tiền, có thời gian, người ta còn cần đến những khoảng đất rộng để tự do "bay nhảy".

Niềm đam mê tốn kém

Soạn: AM 300855 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điều khiển trực thăng khó hơn nhiều lần mô hình máy bay thông thường.

"Nếu ngày mai đi bay thì hôm nay mất ăn mất ngủ, bồn chồn không yên, có khi phải chuẩn bị mất mấy ngày. Tôi mê mô hình bay vì thích chiến thắng chính mình và chính chiếc máy. Những người có máu chinh phục thì mới chơi được mô hình máy bay. Người không có tiền chơi rất khó, một chiếc mô hình máy bay trực thăng có thể lên đến 2000 USD trong tích tắc vỡ tan nên không phải ai cũng chịu chơi." Anh Toản tâm sự.

Những ai đã lao vào thú chơi này thì luôn xác định từ đầu là sẽ mất tiền bất cứ lúc nào nhưng cái được là kỹ năng của người chơi và cảm giác chiến thắng. Nếu hiểu vrrg khí động học và kỹ thuật thì sẽ cảm thấy thích thú hơn nữa. Quả thực, đốt một đống tiền vào chiếc mô hình mà đôi khi người ta phải nhìn tiền của mình tan thành mây khói mà lực bất tòng tâm. Anh Toản nhớ lại: "Những lúc mô hình rơi xuống đất và vỡ nát, tôi cảm thấy tiếc và hụt hẫng vô cùng, có khi ray rứt cả tuần, mặt buồn thiu".

Soạn: AM 300859 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thú chơi dành cho người thích cảm giác mạnh.

Nhưng cảm giác chiến thắng gì không gì có thể so sánh được mà mô hình máy bay mang lại. "Ngày hạnh phúc nhất trong đời là lần đầu tiên anh cất cánh và hạ cánh an toàn, vui không tả nổi, cảm giác như anh vừa  tán được một cô gái hay như lúc biết mình trúng ĐH. Sau đó có thể anh làm được những kỹ thuật khó hơn cũng không thể có cảm giác như lần đầu tiên. Nếu không có đam mê sẽ thất bại hoàn toàn, tất nhiên là khó nhưng không phải không thể, người nào nhanh thì lái nhanh không thì chậm hơn".

Anh Việt Thanh chia sẻ: "Trông thì đơn giản nhưng chơi thì khó. Song chơi mô hình rèn luyện cho người ta đức tính cẩn thận, kiên nhẫn. Nhiều người thích hời hợt chỉ tham gia vài lần không điều khiển, không hạ cánh được là nản ngay. Tôi chưa bao giờ rơi vào tình trạng đó, chỉ buồn là có quá ít chỗ chơi còn việc tìm mua mô hình và chi tiết thay thế không hề khó".

Soạn: AM 300865 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nó không nặng như mình tưởng!

Đâm lao phải theo lao, vì là một thú chơi đặc biệt, Anh Tuấn Anh tâm sự: "Có chiếc lắp ráp mấy đêm liền, lắp cẩn thận rồi khi ra đến sân bay thì quên không cắm rắc vậy là máy bay vừa lên đã cắm sập xuống đất. Lúc đó cảm giác rất chán. Là cái thú chơi nên đòi hỏi nhiều thứ, đã mệt lại càng mệt hơn. Chơi thì thích nhưng để phục vụ nó thì rất mệt". Là thú chơi rất khó nên việc chiến thắng chính mình, điều khiển được máy bay thành công là phần thưởng lớn nhất cho họ.

Khó khăn là thế, tốn kém là thế song cũng nhờ mô hình máy bay mà anh có nhiều bạn thân và những cuộc nói chuyện cũng chẳng vượt ra ngoài chuyện mô hình máy bay. Thỉnh thoảng nhóm của anh Tuấn Anh lại rủ nhau đi nước ngoài để tìm những mô hình mới ngoài việc lên mạng tìm thông tin, thiết kế, xem thiết bị, động cơ và xem cách chơi của dân nghiền mô hình máy bay trên thế giới. Quả là một thú chơi đặc biệt.

Chùm ảnh về những chiếc máy bay mô hình được ưa chuộng nhất

 

 
Soạn: AM 300867 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300871 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300875 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300877 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300879 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300881 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300885 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300895 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 300897 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
  • Bích Hạnh
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hélène De Fougerolles ''lột xác'' trong 2005? (06/03/2005)
Choi Jin Sil: Nụ cười và nước mắt! (05/03/2005)
Anna Nicole Smith thoát y tại Lễ trao giải MTV Úc (05/03/2005)
"Ngôi nhà số 36": Hình mẫu mới của phim hành động Pháp (03/03/2005)
Những ngày hội văn hóa Pháp ngữ tại Việt Nam (02/03/2005)
Đáo xuân 3 gây sốc (01/03/2005)
Milan - nhộn nhịp Tuần lễ thời trang Thu Đông 2005 (28/02/2005)
Danh hoạ Tề Bạch Thạch đi chợ (27/02/2005)
Hàng loạt sao không được bén mảng tới Oscar 2005 (27/02/2005)
Sôi động cùng đêm nhạc hội "Khát vọng tuổi trẻ" (25/02/2005)
10 gương mặt nam diễn viên nổi tiếng nhất đương thời (25/02/2005)
23/11: Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (24/02/2005)
"Hòa bình và chiến tranh trong đen và trắng" (24/02/2005)
Hà Trần trở lại (24/02/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang