Chỉ có thể là... vespa!
15:08' 27/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) -  Hình ảnh một chiếc Vespa cũ kỹ nhả khói trên đường phố không quá xa lạ. Người ta có nhiều lý do để chọn xe máy cổ. Không đơn thuần là một phương tiện đi lại, "nuôi" Vespa cổ còn là một thú chơi "quái lạ"

 

Vespa: "Người tình trong mộng"! 

Soạn: AM 206133 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chiếc Vespa M6 của Sử Trường Sơn, một trong những chiếc Vespa cổ nhất Việt Nam. Ảnh: Tân Nhật.

Một cô gái xinh đẹp, xức nước hoa thơm phức, dùng toàn đồ hiệu đi một chiếc Granturismo bóng lộn bây giờ là "tiêu chuẩn" của nhiều chàng trai "sành điệu". Đây là đời xe Vespa mới nhất kể từ năm 1996, Piaggio giới thiệu phiên bản mới. Là dòng xe mới tất nhiên là lớn nhất, chạy nhanh nhất, mạnh nhất (200cc, động cơ 4 thì, công nghệ cao nhất) và giá của nó cũng ở trên trời: Một chiếc Vespa Granturismo bán tại thị trường Mỹ là 4.899 USD còn ở VN cũng xấp xỉ 6.000 USD, một con số chỉ dành cho con nhà giàu. Granturismo bây giờ là một trong nước thước đo của sự "sành điệu" của giới trẻ Hà Nội (HN) bởi nó vừa giá trị lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách của Vespa cổ điển với công nghệ tiên tiến. Ngọc Nhi, 20 tuổi đang là sinh viên Cao đẳng Bách khoa Hà Nội hào hứng nói: "Em thích nó vì bây giờ Granturismo vừa mốt lại vừa đẹp. Màu sắc lại trẻ trung, hợp với bọn em trong khi lại rẻ hơn Dylan, SH...". Nhưng với những người thích Vespa "cổ điển" thì Granturismo không phải là sự lựa chọn của họ.

Không chỉ có giới trẻ khắp nơi trên thế giới, các ngôi sao nổi tiếng cũng chọn Vespa để "vi vu" bên cạnh những chiếc ô tô ngột ngạt. Gwyneth Paltrow, Diana Lane... đều tỏ ra hài lòng với chiếc "bình bịch" duyên dáng và thời thượng của mình. Trước đó rất lâu tại Hollywood, tính đến năm 1962 hình ảnh những chiếc xe Vespa đã xuất hiện trong hơn 60 bộ phim. Từ John Wayne, Charlie Chaplin, Natalie Wood, Charlton Heston đến Jean Paul Belmondo, Ursula Andress, William Holden, Britt Ekland, Henry Fonda... tất cả đều sở hữu ít nhất là một chiếc Vespa.

Anh Nguyễn Đức Hiếu hiện là một trong những người có bộ sưu tập xe mô-tô hai và ba bánh khá dầy dặn và độc đáo nhất Hà thành. Từng là chủ nhiệm CLB Mô-tô  HN, địa chỉ tập trung những tay chơi mô-tô "sành điệu" cộng với sự đam mê, chút hiểu biết về xe và dư giả về kinh tế nên anh Hiếu hơn ai hết có điều kiện tiếp xúc với những chiếc xe "độc". Ngoài hai chiếc Sidecar độc nhất của hãng BMW sản xuất sau Thế chiến II, một chiếc xe thuyền đồ sộ dùng cho các chuyến áp tải đoàn đua xe đạp xuyên Việt, anh Hiếu có trong tay bốn chiếc Piagio trong đó có một Vespa ET4, một Vespa PX 150 và Cosa 200 - chiếc Vespa độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Chơi Vespa cổ tất nhiên là thú chơi rẻ hơn "sở thích" cưỡi @, Dylan, SH và Granturismo, dòng mới của Vespa nhưng lại có sức hút riêng.

Soạn: AM 206075 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Vespa thế hệ mới
 

Vài năm trở lại đây, chơi Vespa cũng như xe máy và ô-tô cổ đã thực sự trở thành cơn sốt. Ngoài giá trị sử dụng, chiếc xe còn là yếu tố thể hiện phong cách của chủ nhân. Thế hệ mới của Vespa nối nhau ra đời theo cấp số nhân: Vespa ET2, Vespa ET4, Granturismo. Hơn 50 năm qua, Vespa đã quyến rũ hàng triệu người trên toàn thế giới với hàng triệu sản phẩm. Ngay từ năm 1952, khi Hà Nội chưa giải phóng, ông Hồng, một người có của ăn của để hồi đó "đã trước thời đại" mua cho mình 1 chiếc xe SuperRing cho "sành điệu". Hình ảnh một anh chàng cưỡi SuperRing đi nghênh ngang giữa đường phố được ngiười ta chiêm ngướng như "sinh vật lạ". Bây giờ tuy đã 88 tuổi nhưng ông Hồng vẫn có thể đọc tên vanh vách năm người còn lại ở Hà Nội đi xe Vespa cổ giống mình.

Ông chủ hay... người hầu của Vespa?

 
Soạn: AM 206079 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Niềm tự hào của nước Ý

 

Vespa được coi là điều kỳ diệu sau đống tro tàn của chiến tranh và trở thành một trong những biểu tượng của nước Ý hồi sinh, của ánh mặt trời, nét đẹp, sự kiên cường và sức sống tự nhiên. Dòng xe Vespa nhanh chóng được biết đến trên phạm vi toàn cầu. Trong vòng năm năm (1946-1951), Piaggio đã bán được 100.000 chiếc Vespas. Suốt những năm 1960-1970, Vespa đã trở thành biểu tượng của những ý tưởng mang tính cách mạng của thời đại. Thời báo New York gọi đó là "một sản phẩm hoàn hảo của Italia mà nước Mỹ chưa được thấy kể từ thời La Mã". Qua nhiều thế hệ, hình dáng Vespa chưa bao giờ bị lỗi mốt.

"Vespa cổ chẳng khác nào một loại cà phê hảo hạng, uống mãi đâm ra nghiện, càng uống càng nghiện. Cũng vì lý do này, chọn đuợc nguời trong mộng đòi hỏi phải kiên nhẫn và đam mê. Tôi bây giờ đã là con nghiện nặng. Đi trên đuờng, thấy chiếc nào ít thấy thì bằng mọi giá phải đuổi theo săm soi. Còn đang ngồi trong bar mà thấy một chiếc vespa nào hay hay chạy ngoài đường thì y như rằng hôm ấy ăn uống mất ngon vì mất dịp... bám đuổi để so sánh. Thấy chiếc nào kém hơn xe mình thì hả hê, còn chiếc nào oách hơn, cổ hơn thì chỉ muốn ăn tuơi nuốt sống cái gã đang ngồi trên xe!" - anh Thắng, một "fan ruột" của Vespa cổ tại TP.HCM tâm sự hơi quá thật lòng!

Soạn: AM 206083 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Đuôi xe PX 150, dòng truyền thống của Vespa.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại săn lùng Vespa cổ trong khi có sẵn những chiếc xe mới thời trang vừa đẹp vừa ít hỏng hóc. Anh Nguyễn Sơn, một trong những tay buôn Vespa có tiếng ở Hà Nội khá rành về dòng xe này cũng như những nhân vật sưu tầm Vespa cổ cho biết: "Khó có thể nói được người ta chuộng dòng xe nào hơn xe nào vì mỗi người một sở thích. Cửa hàng của anh Nguyễn Sơn khá lớn, nằm ở tập thể gỗ HN ngay đoạn giao nhau giữa đường Phùng Hưng và Phan Đình Phùng. Có đến 20 chiếc xe Vespa đủ loại từ loại mới nhất đến những chiếc xe cổ lỗ, màu sơn và kiểu dáng rất đa dạng. Ở Hà Nội không có nhiều cửa hàng lớn như của anh Nguyễn Sơn chỉ mua bán Vespa cũ, đặc biệt là Vespa cổ. Trước đây, HN nổi tiếng có chợ xe máy cũ nổi tiếng nằm trên phố Phùng Hưng. Con phố này bỗng nhiên được gọi là Phố xe máy cũ. Đầu những năm 1990 là thời điểm làm ăn khá sôi động của chợ xe này nhưng sau khi bị chuyển về Cầu Giấy, những hàng xe máy cũ còn lại ở Phùng Hưng rất ít và làm ăn cũng khó khăn hơn. Riêng cửa hàng của anh Nguyễn Sơn vẫn là địa chỉ yêu thích của những tín đồ Vespa. 

Soạn: AM 206095 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Soạn: AM 206097 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
c
Nhà báo Trường Sơn nhớ lại: "Tôi không thể quên kỷ niệm về một chuyến công tác ở Vũng Tàu những năm 1980. Khi đi qua thị xã nhìn thấy biển báo có bệnh viện cần sự yên tĩnh nhưng không may đúng lúc ấy bô xe SuperRing của tôi bị rơi ra và kêu to khủng khiếp. Thế là cứ phải lên lên xuống xuống để lắp lại bô xe vì đi được một quãng nó lại rụng ra". Tất nhiên, khi sở hữu xe "độc" thì người ta có quyền "vênh". Anh Hiếu có khá nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhờ chiếc Cosa 200 của mình. Anh tâm sự: "Đi đến bất cứ chỗ nào tôi cũng nhìn chỗ để xe đầu tiên. Tôi không bao giờ để xe mình ở những chỗ xe xếp san sát nhau mà phải yêu cầu một chỗ riêng".

Cách đây khoảng mười năm, PX 200 được nhập về khá nhiều nhưng dần dần người sở hữu phải chuyển về PX 150 do phụ tùng xe PX 200 rất khó tìm và tốn kém. Thêm nữa, nhập phụ tùng về rất khó. Do xe phân khối lớn (trên 175) bị cấm tại thị trường VN, riêng với Piagio, các phụ tùng cho xe trên 175 phân khối nếu được đặt hàng từ HN cũng tự động huỷ. Nếu tay nào "chẳng may" sở hữu một chiếc PX 200 hay Cosa 200 thì phải tìm cách đặt hàng tại một địa chỉ ngoài VN và nhờ người xách về cho mình. Với trường hợp anh Hiếu, do là phụ trách CLB Piagio HN nên anh đã nhanh tay nhập phụ tùng "sơ cua" từ trước đó rất lâu. Riêng bộ hơi là sản phẩm không thể thay thế và chỉ có con đường nhập khẩu nên anh Hiếu đã "dự trữ" năm bộ sẵn sàng trong tình trạng thay thế, chủ yếu là hàng xách tay từ nước ngoài.

Soạn: AM 206103 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Ảnh quảng cáo Vespa PX 125 phân khối và 200 phân khối.

PX 150 là xe phổ thông và dòng truyền thống của Vespa nên không khó tìm nhưng riêng Cosa, ngay cả loại 150 phân khối đã hiếm chứ chưa nói đến Cosa 200 như chiếc màu mận của anh Hiếu. Câu chuyện của chiếc xe này cũng khá thú vị. Ban đầu nó thuộc sở hữu của một cặp vợ chồng người Việt sang Đức làm ăn. Do gặp trục trặc về kinh tế nên họ buộc lòng phải bán đi. Vào thời điểm cuối đầu những năm 1980 đến đầu 1990, một chiếc Cosa 200 có giá tới 12.000 USD! Ngay cả anh Hiếu khi sang Đức cũng chỉ dám mơ mua được một chiếc Cosa 200 mà thôi. Tình cờ, anh Hiếu mua lại được chiếc xe này khi cặp vợ chồng kia về Việt Nam. Do một số hạn chế về thủ tục cấp phép nên khi Hà Nội đổi từ biển ba số sang bốn số thì chiếc Cosa 200 không dễ bề hoạt động. Lý do không đổi được biển số xe cũng là một trong những "cơ may" anh Hiếu sở hữu được chiếc Cosa 200.

Chơi Vespa và những "quái chiêu"!

 
Soạn: AM 206107 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Màu truyền thống của Vespa.

 Anh Hiếu tự nhận mình là một người cẩn thận vì chưa hỏng đã mang xe ra kiểm tra bệnh. Ngoài đam mê, bất cứ tay chơi xe máy cổ nào cũng cần đến sự hiểu biết và tỉ mẩn. Mặc dù bận với công việc kinh doanh nhưng anh Hiếu luôn dành thời gian chăm bẵm cho chiếc xe của minh với lý do: Ông thợ có giỏi đến mấy cũng không thể hiểu được xe của mình bằng mình được!

Riêng với nhà báo Sử Trường Sơn thì khác. Vì quá bận nên từ lâu anh đã thuê riêng một thợ sửa xe để "chăm bẵm" cẩn thận cho bộ sưu tập xe dày dặn và đáng giá của mình. "Năm năm trước đây sửa xe thì vất vả nhưng bây giờ thí quá dễ. Thợ nhiều, đồ nhiều, người giỏi cũng nhiều. Tìm đồ zin rất rẻ nếu biết cách. Có thể lấy đồ từ chiếc xe bỏ đi hoặc qua anh em trong đội. Dù mất một con ốc cũng phải tìm bằng được ốc xịn" - anh tâm sự. Anh Sơn cũng có thói quen đặt một cây cảnh tương ứng với số tuổi của từng chiếc xe bởi ngoài chơi xe cổ, anh Sơn còn chơi cả cây "độc". Cây thế gì thì để xe thế tương đối thích hợp. Riêng với chiếc Vespa M6, anh Sơn đặt gần đó cây Sanh 300 năm tuổi. Lúc nào thích tôi lại thay đổi cây cạnh xe tuỳ theo thời tiết, không cố định. Dáng Vespa cổ vừa sang, vừa mạnh mẽ lại vừa mềm mại nên cả nam và nữ đều đi được. Lúc nào nhìn thấy tôi cũng thích".

 
Soạn: AM 206111 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Xe càng zin càng được chuộng.

Điểm thu hút các fan của Vespa cổ không chỉ ở cái dáng xe "sang" mà còn vì nó bền, có thẩm mỹ cao và đã có tên tuổi nhất định. Song bảo quản xe Vespa cổ cũng là cả một vấn đề. Giá trị của một chiếc xe Vespa cổ không phải ai cũng nhận ra. PX 150 và PX 200 nhìn bề ngoài không có nhiều khác biệt nhưng chỉ có dân "sành" mới định được giá trị. Anh Hiếu rất giữ gìn và nâng niu chiếc Cosa 200 của mình. Tất cả các nhân viên khi bắt đầu làm việc cho khách sạn mini của anh Hiếu trên phố Huế thì "nhiệm vụ đầu tiên là được "đào tạo" lau xe!

Đổi nhà lấy một chiếc Vespa cổ!

Soạn: AM 206115 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chiếc Vespa trị giá một ngôi nhà.
Riêng với chiếc Vespa Supering mà Nhà báo Sử Trường Sơn đang dành cho nó một vị trí khá trang trọng ở nhà có một xuất xứ khá thú vị. Anh Sơn cho biết: "Chiếc xe này ban đầu thuộc về nhà tư sản cụ Đức Minh khá nổi tiếng ở Hà Nội. Tôi nghe người ta nói là cái xe đó tương đương một ngôi nhà. Nói thế là có cơ sở vì những năm 1975-1976 tôi đã từng mua một chiếc SupeRing với giá khá cao. Chiếc Supering của tôi bây giờ cũng đã mua được 3 năm và chỉ sơn lại một chút. Đến giờ tôi vẫn giữ được chiếc đăng ký của nó, cũng đến 30 năm rồi".
 
.

 

"Gốc gác" VESPA

- 1884: Chiếc Vespa đầu tiên được Enrico Piaggio (Tuscany, Italia) ra mắt năm 1946 như một giải pháp giao thông sau Thế chiến II. Những chiếc xe Vespa đầu tiên khá thô nhưng nhờ kích cỡ nhỏ gọn, nó xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới từ Anh đến Ai Cập. 
- 1946:  Kỹ sư Corradino D'Ascanio để thiết kế những chiếc Vespa cho cả nam lẫn nữ mọi lứa tuổi. Ban đầu D'Ascanio chỉ tạo ra những chiếc xe động cơ 98cc với những chi tiết đơn giản nhưng chừng đó cũng đủ để Vespa trở thành biểu tượng của thiết kế và nền kinh tế Italia. 
- 1950: Vespa được sản xuất tại Đức, quốc gia đầu tiên sau Italia.
- 1952: Chiếc Vespa thứ 100.000 được đưa ra thị trường. Vespa 125 phân khối chạy 171km/h, một kỷ lục mới. Vespa được sản xuất tại Anh và Pháp. Các CLB Vespa châu Âu ra đời với sự góp mặt của Ý, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Hà Lan và Bỉ. Thành viên của các CLB Vespa lên tới 50.000 với 10.000 cơ sở sản xuất Vespa.
- 1965: 3,5 triệu chiếc Vespa hết veo.
- 1968: Chiến dịch quảng cáo toàn cầu đầu tiên của Vespa.
- 1976: Vespa Primavera 125 - ET3 mở đầu dòng xe có đề, không phải dùng chân đạp nổ.
- 1978: Vespa PX ra đời, biểu tượng của phong cách Ý.Theo thống kê của Cty Piagio Mỹ, hiện có khoảng 15.000 chiếc Vespa PX lưu thông tại Mỹ và con số gấp hàng chục lần trên toàn thế giới.
- 1988: Chiếc Vespa thứ mười triệu ra đời. 
  • Bích Hạnh

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 27/11 (27/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 26/11 (26/11/2004)
Christie đấu giá các kỷ vật Rock (25/11/2004)
Đêm nhạc của những màn biểu diễn ngẫu hứng (25/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 25/11 (25/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 24/11 (24/11/2004)
Bố già Ozzy bị mất của (24/11/2004)
Ly Hoàng Ly: Tôi luôn tôn trọng giá trị truyền thống (23/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 23/11 (23/11/2004)
Xiếc Việt Nam "rong ruổi" trên đất Pháp. (22/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 22/11 (22/11/2004)
Gala cười 2004 đang đến đoạn kết (20/11/2004)
Triển lãm tranh - tượng chào mừng ngày 20/11 (19/11/2004)
Cuộc thi Hát Thính phòng - Nhạc kịch lần thứ ba (19/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang