|
Anh Kiệt |
Ca sĩ Anh Kiệt bị kiện ra tòa
Công ty TNHH Tổ chức Biểu diễn TM-VH Nhạc Xanh vừa kiện ca sĩ Anh Kiệt (Phan Võ Anh Kiệt) ra tòa vì anh đã tự ý bỏ công ty này sang đầu quân cho công ty khác, vi phạm hợp đồng liên kết với Công ty Nhạc Xanh (hợp đồng ký kết giữa Công ty Nhạc Xanh và Anh Kiệt có hiệu lực đến năm 2009).
Ông Nguyễn Duy Khánh (Giám đốc Công ty Nhạc Xanh) cho biết: Vụ việc đã được TAND TPHCM thụ lý giải quyết theo giấy biên nhận số 1453/DSST ngày 6-10-2004. Ngày 18-11, đại diện Công ty Nhạc Xanh và ca sĩ Anh Kiệt được TAND TPHCM triệu tập để lấy lời khai.
Hiện nay, Công ty Nhạc Xanh là đơn vị đại diện duy nhất trong hoạt động văn hóa - nghệ thuật và quản lý biểu diễn của ca sĩ Anh Kiệt. Trong thời gian chờ TAND TPHCM xét xử, Công ty Nhạc Xanh đã gởi thông báo đến các công ty tổ chức biểu diễn, quảng cáo, đài truyền hình đề nghị không sử dụng ca sĩ Anh Kiệt chụp ảnh, ghi hình, thu âm, biểu diễn khi chưa có sự cho phép của Công ty Nhạc Xanh.
(Theo NLĐ)
Về đầu trang
|
Bản vẽ mộ cổ |
Mộ cổ đường Nguyễn Tri Phương: Những phát hiện và dự đoán mới nhất
Cuối buổi khai quật chiều hôm qua 17/11, ngôi mộ đã bắt đầu lộ ra phần tường vốn nằm chìm dưới mặt đất của con hẻm số 533 mà lâu nay người ta vẫn qua lại trên đó, không hay biết.
Nối phần mới phát hiện này với chiều dài đo được của bức tường cũ còn sót bên hông trường Nhật ngữ, tổng cộng hơn 10 mét. Các nhà nghiên cứu có mặt đã dùng phương pháp trực quan và so sánh đối xứng để dự đoán đây là lớp tường bọc quanh nấm mộ thành vòng ngoài khá rộng của một khuôn viên mộ lớn hơn người ta tưởng trước kia. Bên trong, hai ngày qua, đội công nhân 9 người dùng máy nén khí và dụng cụ khoan đục tiếp tục phá bỏ phần nấm còn lại, đập bể khối vật liệu cực kỳ rắn chắc thành từng miếng nhỏ bằng bàn tay, gom chung với số trước đây tổng cộng hơn 5 tấn, được chở đi nơi khác.
Dựa vào mặt bằng thông thoáng bên trên ngôi mộ, người ta xem xét và đo đạc các vết tích tại chỗ để thử phác họa sơ đồ toàn cảnh kiến trúc, hình dạng ban đầu của mộ, với mặt và bình phong quay về hướng đường Ba Tháng Hai (tây bắc). Sau bình phong là nấm mộ khá lớn có bề ngang 2 mét rưỡi, dài 3,1 mét. Theo bản vẽ thực địa của một nhà khảo cổ đưa ra vào cuối ngày khai quật thì mặt nền của ngôi mộ có dạng hình chữ nhật, với chiều dài khoảng 3,6 mét, bề ngang hơn 3 mét. Bản vẽ cũng giả định phần mộ hiện có chỉ là một nửa của nguyên trạng, nửa kia hàng trăm năm trước (nay bị mất) phải nằm ra tới lòng đường Nguyễn Tri Phương. Vì vậy, không loại trừ khả năng sẽ phải xin phép đào thăm dò xuống lòng đường đang lưu thông. Những số liệu đo đạc, bản vẽ đã hầu như ăn khớp với những tài liệu được công bố cách đây hai năm - sau đợt điều tra khảo sát về mộ cổ đường Nguyễn Tri Phương của cán bộ giảng dạy và sinh viên môn Khảo cổ học khoa Sử Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Tài liệu cũng đoán định niên đại của mộ cổ trên đường Nguyễn Tri Phương được xây từ thế kỷ 18, và vào thế kỷ 19 "thời Pháp người ta dùng mìn để phá nhưng không phá được".
Theo TS Phạm Hữu Mý, sáng nay 18/11, sẽ tiếp tục khai quang làm sạch mặt bằng mộ, khảo sát thêm vòng tường mới phát hiện và dấu tích của một cửa mộ nằm về hướng đông nam.
(Theo Thanh Niên)
Về đầu trang
ĐD Lê Hoàng: “Tôi làm phim tư nhân với tâm trạng thoải mái”
"Tôi đã làm nhiều phim tài trợ hay, có bằng cấp khen thưởng hẳn hoi, nhưng cái hay ấy đủ rồi, đã tới lúc phải đổi hướng. Tôi sẽ làm phim tư nhân với tâm trạng thoải mái như làm phim nhà nước".
Tại LHP 14 vừa qua, nếu có cuộc hội thảo về phim tư nhân thì vấn đề gì sẽ được anh nhắc đến đầu tiên?
Không bàn về cách làm, vì nó đã quá khác biệt, bàn về chúng sẽ rất vô lý. Không bàn về tác dụng xã hội vì tất cả các phim của ta đều được duyệt kỹ lưỡng, chỉ có phim tốt nhiều hay tốt ít mà thôi chứ không có phim xấu.
Theo tôi, hãy nói về cách công nhận nó. Một số hội thảo gần đây hay bàn cách làm phim tư nhân như thế nào. Có nhiều định kiến hẹp hòi, kiêu ngạo cho rằng phim tư nhân thấp kém, cần bàn cách vạch đường đi cho họ. Thực ra, sự cần thiết "vạch đường" cho phim tư nhân đã qua rồi.
Thứ nhất, dòng phim này đã lớn lên, nếu hơn 10 năm trước, người tự bỏ tiền làm phim chỉ mang tính tự phát thì nay họ là những người có học, có quan hệ trong và ngoài nước rộng rãi.
Thứ hai, những người làm phim tư nhân không phải ai xa lạ, họ chính là những nghệ sĩ từ phim nhà nước chọn ra. Khi các nhà sản xuất lớn lên, người làm phim cũng lớn lên theo. Tôi nhận thấy một số công ty, các nhà làm phim tư nhân VN đang có tổ chức, công nghệ rất ổn. Vấn đề họ chưa vượt qua được chưa thể tiếp cận thông tin chính xác từ nhà quản lý.
Anh nhận định gì về chuyện gần đây nhiều nghệ sĩ làm phim nhà nước bỏ ra làm tư nhân?
Tôi không nói được tâm trạng của những người ở lại, nhưng tâm trạng của những người ra đi thì có thể nói ngắn gọn: Tình cảm thì ngậm ngùi mà tiền bạc thì phơi phới.
Có ý kiến cho rằng phim tư nhân chỉ dành cho một bộ phận khán giả, chưa thuyết phục được công chúng khó tính, anh nghĩ sao?
Tất nhiên ai cũng hiểu phim tư nhân chỉ nhăm nhăm bán vé, thu lãi để tái sản xuất. Tuy nhiên, đừng quên rằng khi con đường thương mại đã được khẳng định, có thu nhập, tăng vốn, có giá trị nhất định trong xã hội, họ sẽ có tham vọng bằng những tác phẩm có tiếng, dù có thể thu lợi nhuận ít hơn. Đã giàu thì phải có tiếng sang.
Phim nghệ thuật thành công cũng là cách quảng cáo cho những người anh em phim thương mại. Ở nền điện ảnh lớn như Hollywood, các phim nghệ thuật kinh phí cao cũng do những hãng tư nhân làm ra đấy thôi. Tôi tin, sớm muộn gì những phim do tư nhân làm sớm muộn cũng chinh phục giới trí thức. Nói thật, làm phim tư nhân mà vốn ít, tôi vẫn thích hơn.
Nếu làm phim để thu hút giới trí thức, anh sẽ chọn đề tài gì?
Khán giả trẻ không phải là những người hời hợt vì họ rất tinh, gu thẩm mỹ ngày càng cao, ngày càng sành điệu. Họ hời hợt với điện ảnh VN là vì họ không tin vào rạp sẽ tìm được những gì có ý nghĩa. Tôi nghĩ, giới trí thức khi xem bộ phim ấy có tác động xã hội đánh động đến họ. Nếu văn hoá không đủ sức đánh động thì giới trí thức sẽ không động đậy để đến rạp.
Theo anh thì ai là người vui nhất khi phim tư nhân phát triển?
Diễn viên. Họ luôn cảm thấy dễ dàng và hài lòng khi được đóng những vai gần gũi cuộc sống hiện tại, điều mà phim tư nhân cũng hướng đến nhiều nhất. Tôi nói thật, diễn viên ta thích đóng phim tư nhân lắm.
(Theo Sinh Viên)
Về đầu trang
Nhà thơ Đào Anh Kha: Khát vọng 500 năm sau
Nhà thơ, nhà báo Đào Anh Kha là người Việt Nam đầu tiên được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Quốc tế ngữ thế giới tại Đại hội Quốc tế ngữ toàn cầu lần thứ 89 tổ chức ở Bắc Kinh cuối tháng 9 vừa qua. Bằng công trình nghiên cứu của mình ông đã góp một phần nhỏ làm cho các dân tộc xích lại gần nhau.
Những đóng góp của ông cho văn học quốc tế ngữ thế giới, ngoài những bài thơ, tham luận, phải kể đến những bản dịch quốc tế ngữ kiểu mẫu như Tuyển tập thơ Tố Hữu, Nhật ký trong tù và Tuyển tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Oâng cũng đã tham gia dịch một số tác phẩm sang tiếng Việt như kịch Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược, Hamlet của Shakespear.
Đào Anh Kha từng làm uỷ viên biên tập các tờ báo định kỳ Mác xít, Thống nhất, Nhân dân miền Nam, biên tập viên báo Nhân dân, chủ bút tạp chí Thanh Niên, uỷ viên cố vấn trong BCH chi hội Nam Bộ của Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Oâng đã xuất bản các tập thơ Lành vỡ hoa yêu ( 1992), Lễ ca tình yêu của tôi ( song ngữ Việt - Pháp, 1997) và thiên anh hùng ca kiểu mới Hồ Chí Minh, sự thật truyền kỳ ( 1990, tái bản 1996 ). Thơ của ông mang nhiều nét lạ với giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên nói như giáo sư Trường Lưu, nguyên Viện trưởng Viện hoá Việt Nam “ một hồn thơ đang vươn lên, một sức thơ đang bật dậy với tất cả sự hào hứng, trẻ trung của một tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc và suy tư”.
Phóng viên: Từ một y tá, con đường nào đã đưa bác đến với thơ và trở thành một nhà báo?
Đào Anh Kha: Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Quảng Trị, phải nhờ người cậu ruột nuôi ăn học và cũng chỉ có vẻn vẹn 6 năm ngồi trên nghế nhà trường. Có lẽ do ảnh hưởng từ cha, một nhà nho nổi tiếng hay chữ, thường xướng hoạ với nhà thơ nổi tiếng Quách Tấn, nên từ nhỏ tôi đã tập tễnh làm thơ. Tôi đã từng làm y tá phụ trách bệnh xá cho một hãng xây cầu cống và nhà máy thuỷ điện của Pháp tại Đà Lạt. Dưới sự hướng dẫn tận tình của một bác sỹ người Pháp, tôi tự học hết chương trình đào tạo y sĩ. Những ngày đầu của kháng chiến Nam Bộ, tôi phụ trách ngành quân y của mặt trận tiền tuyến Miền Đông gồm ba tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Thủ Dầu Một. Khi ấy bác sĩ Hồ Văn Huê phụ trách quân y ở hậu phương đóng trong rừng. Không biết do tình cờ hay số phận, trên chiến trường, tôi bị lạc đường rồi chuyển sang viết cho tờ báo Sống của Tổng công đoàn miền tây Nam bộ. Sau đó, được cử làm đại biểu của thanh niên Sài Gòn vào BCH đoàn thanh niên cứu quốc Nam Bộ, làm chủ bút tạp chí Thanh Niên. Năm 1948, vở kịch đầu tay của tôi có tên Phạm Hồng Thái, được giải thưởng văn học của Sở thông tin tuyên truyền Nam Bộ, tôi được đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh tặng một cuốn sách dạy quốc tế ngữ bằng tiếng Pháp. Từ đó tôi và đồng chí ấy thường liên lạc bằng ngôn ngữ quốc tế ( Esperanto ).
* Ở Việt Nam, còn ít người biết về Esperanto vì hình như nó không phổ biến bằng những ngôn ngữ khác, đúng vậy không, thưa bác?
- Tiếng Esperanto dễ học, dễ đọc, dễ nói, dễ viết hơn so với các ngôn ngữ khác nhưng cũng có bản sắc riêng. Lê nin từng nói “ Esperanto là tiếng latinh của giai cấp công nhân thế giới”. Tuy nhiên, đến nay ngôn ngữ này cũng chưa phổ biến bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, Esperanto và Hội quốc tế ngữ bảo vệ hoà bình Việt Nam đã phát động phong trào ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ và thiết thực. Đã có hai nhà quốc tế ngữ Nhật Bản và Mỹ tự thiêu để phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam. Một nhà quốc tế ngữ là y sĩ giải phẫu Tây Ban Nha làm đơn xin gia nhập Quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam và được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam công nhận là “ chiến sĩ quốc tế danh dự”.
* Bác là một tấm gương tự học tập, rèn luyện và say mê nghiên cứu kể cả hiện nay khi đã trên 80 tuổi.
- Tôi rất có ý thức phát huy năng khiếu ngôn ngữ của mình và quyết tâm trở thành người có ích cho xã hội. Tiếng Anh, tiếng Pháp, Quốc tế ngữ và cả tiếng Việt đều là do tôi tự học tập, tự rèn luyện. Tôi muốn đem lại niềm tin cho những thanh niên xuất thân từ nghèo khó, học hành dở dang mà vẫn khát khao thành đạt, được cống hiến cho đất nước. Hiện tôi cùng một số người khác đang hoàn tất cuốn từ điển Tục ngữ so sánh Việt - Anh – Pháp - Esperanto.
* Có gì đặc biệt trong cuốn từ điển này, thưa bác?
- Đây là sự so sánh các kho tàng tục ngữ của những dân tộc khác nhau và những ngữ khác nhau, chứng minh tính đồng nhất của toàn thể nhân loại về mặt tình cảm và tư duy. Điểm đặc biệt là tục ngữ của ngôn ngữ nhân tạo Esperanto không bắt nguồn từ nền văn học dân gian truyền miệng mà bằng quá trình phát triển của văn học viết, kết tinh nhiều tinh hoa của các kho tàng tục ngữ trên thế giới. Bằng công trình nghiên cứu này, chúng tôi muốn gióp một phần nhỏ làm các dân tộc xích lại gần nhau hơn.
* Nghe nói bác sắp xuất bản một tập thơ mới, có tên rất lạ là Tận bến mai sau và Trên thuyền bay sáng tạo
- Có thể nói, nguồn cảm hứng sáng tác thơ của tôi là tình yêu. Tập thơ sắp xuất bản của tôi cũng là về tình yêu nhưng lại hoàn toàn mới mẻ bởi tôi lấy cảm hứng từ những phát minh vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong thời hiện đại. Ơû đây, nhà thơ cho trí tưởng tượng bay bổng về phía tương lai xa xôi, đến tận 500 năm sau, khi mà cái thiện hoàn toàn thắng cái ác và trên mặt đất này trí tuệ và trái tim con người lên ngôi ngự trị.
(Theo NLĐ)