Francoise Sagan, chào nhé nỗi buồn
09:36' 26/09/2004 (GMT+7)
Vietnamnet - Mới đây thôi, 11/9/2004 người ta còn long trọng kỉ niệm 50 năm ngày "Buồn ơi, chào nhé" xuất hiện lần đầu tiên như một cơn gió lạ trên bầu trời Văn học Pháp, mang đến một hương vị tươi trẻ xua tan đám mây nặng nề bao trùm nước Pháp sau cuộc chiến Điện Biên Phủ. Vậy mà chỉ ít ngày sau, văn học Pháp lại một lần nữa bị khuấy động bởi cái tên Francoise Sagan, bà vừa ra đi ở tuổi 69...
Soạn: AM 151610 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Francoise Sagan

Năm 17 tuổi, cô bé Francoise Quoirez được thầy giao cho công việc chuẩn bị một bài thảo luyện triết có nhan đề "Tấn thảm kịch tương đồng với cuộc sống theo những cách nào?", chính đề tài này đã gợi mở cho cô gái một ý tưởng về cuộc sống chung quanh. Chỉ một năm sau người ta đã tìm thấy một phần câu trả lời triết học ấy trong "Buồn ơi, chào nhé", một tác phẩm văn học gây chấn động làng văn nước Pháp được viết bởi một cô gái nổi loạn ở tuổi 18. Sau một thời gian rất ngắn, nó trở thành một cuốn best-sell vượt ngưỡng ra ngoài biên giới Pháp và được tồn tại dưới hơn 20 thứ ngôn ngữ khác nhau. Serge Gavronsky, giáo sư dạy môn văn học Pháp tại đại học Barnard cho rằng "Buồn ơi, chào nhé" đã chuyển tải được sự nổi loạn và tính hoài nghi, yếm thế của rất nhiều người trong tầng lớp tư sản Pháp thời ấy.

Soạn: AM 151616 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
"Bonjour Tristesse" (Chào nhé, nỗi buồn)

"Thời ấy" nước Pháp bắt đầu lúng túng trong mối tương thích giữa nhiều thế hệ, trước và sau thế chiến thứ II. Thế hệ đầu tượng trưng cho sự vững chắc trong niềm tin, dường như mọi thứ xung quang đều xoay quanh những công thức sống truyền thống, khó lòng thay đổi. Thế hệ sau lớn lên sau đống tro tàn thế chiến thứ II, cần hít thở một hương vị mới, cách tân hơn, màu sắc hơn. "Buồn ơi, chào nhé" là một sự phá cách của những thế hệ mới lớn, là những chàng trai, cô gái ở tuổi 17, 18 "có thể ôm nhau một cách rất tự nhiên ngoài bãi biển mà giữa họ chưa hề tồn tại một điều gì đó có thể gọi là tình yêu" (Francoise Sagan), là một điều gì đó mà thế hệ trước chưa từng đi qua và đó cũng là sự e dè, hoài nghi của những thế hệ mới lớn chưa đủ tự tin để nhìn về cuộc sống phía trước khi trong suy nghĩ của họ vẫn còn những thắc mắc chưa thể giải thích được. Cecile là con gái của một người đàn ông goá bụa, cô rất hài lòng khi nhận được từ ông tất cả sự thương yêu cho dù cô biết cha mình là một người phóng đãng nhưng sẽ chẳng sao khi nếu đó là những mối tình chóng vánh. Trớ trêu thay, cô đã phát hiện ra cha mình sắp sửa làm đám cưới với Anne, một người bạn cũ của mẹ và giữa hai người đã nảy sinh một tình yêu thực sự. Cecile tìm mọi cách để làm tan vỡ mối quan hệ giữa 2 người. Càng tìm cách phá vỡ mối quan hệ đó Cecile càng khám phá ra thế giới xung quanh trong mối tình với Cyril, một sinh viên Luật sống ở gần nơi 2 cha con cô đang nghỉ mát. Từ anh cô đã khám phá ra những điều lớn hơn tuổi 17 của mình kể cả những điều cấm kỵ mà không hề có một chút hối hận...

Soạn: AM 151618 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nữ văn sỹ Francoise Sagan

"Buồn ơi, chào nhé" nhận được sự thành công ngay tức khắc và đưa tên tuổi Francoise Sagan trở thành một trong những gương mặt nổi trội nhất của văn học Pháp những năm 50, 60 thế kỷ trước. Người ta đón nhận bà như một luồng gió lạ và ngay năm đó (1954) bà đã nhận được giải thưởng phê bình ở tuổi 18, một sự khẳng định khi còn quá trẻ. Cuộc đời bà cũng giống như những nhân vật trong những tác phẩm bà viết, mạnh mẽ, khao khát và gập ghềnh, khúc khuỷu. 2 lần ly dị và có hàng tá nhân nhân tình là những nhân vật có tiếng tăm trong xã hội nên vì thế dường như nguồn cảm hứng và vốn sống của bà không bao giờ cạn. Ngay như cố Tổng thống Francois Mitterrand cũng là một người bạn thân thiết của bà, giữa 2 người có một sự đồng điều sâu sắc về cách cảm nhận cuộc sống. 50 năm xuất hiện trên văn đàn, Francoise Sagan để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như "A Certain Smile" (1956), "Those Without Shadows" (1957), "Aimez-Vous Brahms?" (1960), "Wonderful Clouds" (1962), "La Chamade" (1966), "The Heart-Keeper" (1968), "A Few Hours of Sunlight" (1971), "The Painted Lady" (1983)... Tác phẩm nào cũng thể hiện sự khao khát tình yêu mãnh liệt cùng những hoài nghi về cuộc sống xung quanh. Dù đã giành được sự mến mộ của đông đảo người xem mọi tầng lớp nhưng Francoise Sagan cũng dính dáng nhiều đến rượu và có vấn đề với cơ quan thuế vụ. Chính diễn viên nổi tiếng Isabelle Adjani cũng đã kêu gọi chính phủ Pháp phải xem bà như một báu vật quốc gia và phải đề tên tuổi ấy nằm ngoài sự dính líu với thuế vụ. Sinh năm 1935, Francoise Sagan vừa qua đời do suy tim vào sáng 25/9 ( theo giờ VN), Tổng thổng Jacques Chirac đã nói về cái chết của bà: "Nước Pháp vừa mất đi một trong những văn sỹ tài năng có có sức ảnh hưởng nhất, một nhân vật xuất chúng của đời sống văn học". Điều đó đúng và sẽ luôn luôn đúng khi "Buồn ơi, chào nhé" vẫn luôn chinh phục người xem mọi thế hệ và mọi khoảng cách thời gian.

M. Cường

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tặng quà trung thu cho hơn 2.500 trẻ em nghèo (25/09/2004)
Lạc vào thế giới của dân ghiền đĩa than (24/09/2004)
Các "đại gia" làng giải trí Mỹ kiếm bộn tiền (24/09/2004)
Trung thu với: Vầng trăng cổ tích (22/09/2004)
Nhà hát Vũ kịch Quốc tế Hà Lan sang VN biểu diễn (21/09/2004)
Britney Spears bí mật kết hôn (21/09/2004)
Biểu diễn âm nhạc bằng dụng cụ nấu bếp (18/09/2004)
Hà Nội của quá khứ và hiện tại (16/09/2004)
3 người mẫu Việt Nam dự thi Hoa hậu Ngọc Trai (15/09/2004)
Triễn lãm ảnh "Cuộc sống qua ống kính" (14/09/2004)
Lớp học nhạc miễn phí chuyên về Rock (14/09/2004)
Nam ca sĩ Arno biểu diễn tại VN (14/09/2004)
Đoàn ca múa Quảng Tây đến Hà Nội (14/09/2004)
Một phi công Serbia Montenegro đoạt giải ảnh Việt Nam (13/09/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang