Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:
Khám phá Bảo tàng Khoa học thế giới trên mạng
20:06' 29/02/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Kể từ hôm nay, các em nhỏ đến thăm quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ có cơ hội tìm tòi và khám phá khoa học bằng một phương pháp mới thông qua Bảo tàng Khoa học thế giới TryScience “Around the World" do IBM trao tặng. Bảo tàng Khoa học thế giới trên mạng sẽ giới thiệu các em nhỏ, phụ huynh học sinh và giáo viên trang web www.TryScience.org

Trang web TryScience.org

Bảo tàng Khoa học thế giới trên mạng được đặt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong 85 Ki-ốt do IBM trao tặng trên toàn thế giới trong năm 2003. “Với trẻ đến thăm bảo tàng, chúng tôi hy vọng rằng Bảo tàng Khoa học thế giới trên mạng TryScience sẽ kích thích trí tò mò và tạo niềm đam mê tìm hiểu khoa học cho các nhà khoa học trẻ tương lai của đất nước“ - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhận xét.

Đến với Ki-ốt TryScience các em có thể tham gia các hoạt động khám phá thông qua các “nhiệm vụ” được cung cấp bởi các trung tâm khoa học trên toàn thế giới. Các em có thể lựa chọn một trong các hoạt động: Nhà khảo cổ học, Thám hiểm trong không gian, Cá heo và Thử thách. Tại “Nhà khảo cổ học”, các em sẽ trở thành một nhà khảo cổ học đi tìm hóa thạch khủng long. Các em phải khám phá và nhận dạng những hóa thạch trước khi nước cuốn trôi chúng đi. Các em có thể học được quá trình khai quật các cổ vật bằng cách tham gia một cuộc khai quật thực tế và sử dụng các hóa thạch mẫu để so sánh và nhận dạng các hóa thạch tìm được. Ở “Thám hiểm trong không gian”: giải nguy cho trạm vũ trụ quốc tế (ISS)!, giả sử trạm vũ trụ quốc tế gặp sự cố, các em sẽ phải tìm cách để tránh sự giảm áp suất trong khoang tàu! Trong hoạt động này, các em sẽ được biết làm thế nào để có thể trở thành một phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế, học cách vận chuyển khoang hàng từ tàu con thoi để lắp vào ISS, khám phá khoang ở của phi hành gia và phải bước ra ngoài trạm để thực hiện các sửa chữa cần thiết.

Hoạt động ''Cá heo'', các em sẽ giúp đỡ cá heo đi tìm thức ăn, tránh các động vật ăn thịt nguy hiểm và đi tìm đàn của mình. Trong quá trình chơi, các em sẽ được học về các động vật sống dưới biển, tìm hiểu cách cá voi định vị bằng tiếng vang trong đêm, trong vùng nước tối và cách cá voi liên lạc với nhau. Cuối cùng “Thử thách”, các em sẽ tham gia vào một đường đua rất khó khăn với những thử thách được tạo ra với mục đích giúp các em học các môn khoa học và vật lý. Các em sẽ thi đấu với các bạn đang truy cập vào bảo tàng khoa học trên mạng từ các điểm khác nhau. Chính vì thế, các em phải rất khẩn trương nếu không các đối thủ của các em từ các kiốt khác trên thế giới sẽ thắng! Để hoàn thành đường đua, các em phải vượt qua 5 thử thách. Những thử thách này sẽ dạy và kiểm tra kiến thức các em về chuyển động ném xiên, lý thuyết thăng bằng, quang học, thời gian phản ứng và cơ bắp.

“Tất cả trẻ em bẩm sinh đã là nhà khoa học, và TryScience - cũng như là các bảo tàng mà nó kết nối tới - cho phép các bạn trẻ sử dụng trí tò mò cũng như sự thích thú tìm hiểu những điều kỳ diệu để khám phá tất cả các hiện tượng thông qua một lăng kính khoa học” - ông Mizan Ab Rahman, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam nói.

Ngoài ra, Bảo tàng Khoa học thế giới trên mạng TryScience còn có các cụm hoạt động khác: Thí nghiệm trực tuyến từ trang web:www; TryScience.org: tư vấn cho cho các em những thông tin có trên mạng Internet; Gửi thư điện tử: “TryScience Postcard” cho phép các em gửi bưu thiếp qua Internet và chia sẻ hiểu biết về Bảo tàng Khoa học thế giới trên mạng với bạn bè và gia đình. Các em có thể gửi email đến một địa chỉ email hợp lệ và trong email đó sẽ có sẵn các kết nối đến trang web bảo tàng của TryScience và bưu thiếp muốn gửi. 

  • Sơn Hà

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bạn sẽ tham gia "Ngày hội phụ nữ khỏe và đẹp"? (29/02/2004)
Bánh hỏi quê bạn... (29/02/2004)
"Nhạc Mỹ gốc Phi'' ở Hà Nội (28/02/2004)
Chè Sơn Qui, đặc sản đất Gò Công (27/02/2004)
Nhà văn Trần Hoài Dương và những câu chuyện "Ngày xưa..." (27/02/2004)
Những show diễn dành cho phái đẹp Hà Nội trong dịp 8/3 (27/02/2004)
Tìm về những tuyệt phẩm dành cho đàn piano của R.Clayderman (26/02/2004)
CD "Danh ngôn tình yêu" và hòa tấu (25/02/2004)
Ôi, nhớ gỏi cuốn! (25/02/2004)
Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi - Những kỷ niệm khó quên (23/02/2004)
'Về với phố' quà cho ngày 8/3 (23/02/2004)
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục và hành trình tìm lại ký ức Điện Biên (22/02/2004)
Ngàn lẻ một món... gỏi! (20/02/2004)
Ca sĩ Nguyễn Thanh Sơn tặng 50 đĩa VCD cho độc giả VietNamNet (20/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang