Đến với lễ hội tháng hai
19:32' 19/02/2004 (GMT+7)
Lễ hội Cầu ngư.

(VietNamNet) - Giống với tháng Giêng, tháng hai âm lịch là thời điểm có rất nhiều lễ hội. Có lễ hội khởi nguồn đã vài trăm năm, và có những lễ hội mới bắt đầu được vài chục năm. VietNamNet xin giới thiệu với các bạn một số lễ hội diễn ra trong tháng, bắt đầu từ Hội chùa Trầm (Hà Tây).

Ngày 2 tháng 2 âm lịch (21/2 dương lịch):

- Hội chùa Trầm (Chương Mỹ, Hà Tây): Nằm cách Hà Nội 20km, chùa Trầm được xây dựng từ nǎm 1669 và nǎm 1962 được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử vǎn hóa. Vì có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc nên chùa Trầm thu hút được nhiều du khách thập phương đến tham quan.

- Lễ hội Miếu ông Địa (quận Gò Vấp, TP.HCM): Đây là 1 trong những lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở TP.HCM và Nam bộ.

Ngày 6 tháng 2:

Lễ hội Đồng Nhân: Lễ hội này nhằm tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng: Trưng Trắc và Trưng Nhị, những người lãnh đạo cuộc nổi dậy chống quân xâm lược vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Ngày 7 tháng 2:

Lễ hội Điện Hòn Chén (Hương Trà, Thừa Thiên Huế): Ban đêm trên sông Hương diễn ra lễ rước Thánh Mẫu và các vị thần từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát hội tế. Tại đây diễn ra các cuộc hát thờ và lễ tế chính. Sau đó là cuộc rước các vị thần trở lại điện.

Ngày 8 tháng 2:

Hội đền Quát (Gia Lộc, Hải Hương): Đền thờ Yết Kiêu, một danh tướng thời Trần. Sau phần tế lễ, rước tượng ra bờ sông, đặt trên bệ đá để "Ngài" chứng kiến cháu con rèn luyện thủy chiến và tái hiện chiến công xưa của "Ngài" qua trò bơi trải. Ngoài ra, hội còn tổ chức đánh cờ, đánh đáo đĩa.

Ngày 10 - 12 tháng 2:

 
 
 
Lễ hội đền Hóa Dạ Trạch.

Hội đền Hóa Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên): tưởng nhớ Đức thánh Chử Đồng Tử và phu nhân. Trong hội có nghi lễ rước nước, múa sinh tiền (múa cánh tiên), đám rước phát du (rước Thánh đi du ngoạn) và nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, bắt vịt, múa gậy, múa sư tử,...

Ngày 13 tháng 2:

Lễ hội Hoa Ban, còn gọi là Hội chơi nến hái hoa (Sơn La, Lai Châu). Lễ hội mang tính chất cầu mùa, cầu phúc. Nam nữ thanh niên rủ nhau đi hái hoa mừng xuân, vui thơ, ca hát, đánh đàn thổi kèn, múa xiếc,...

Ngày 16 tháng 2:

Hội bánh chưng làng Nghìn (Quỳnh Phụ, Thái Bình): tưởng nhớ Bát thị Tiên tổ (tám vị tổ của tám dòng họ có công lập làng) và bảy vị thần họ Phạm có công phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Nét độc đáo của hội là lễ rước bánh chưng của cả làng và các xóm. Tế lễ xong, bánh được cắt nhỏ chia cho toàn thể những người dự hội.

Ngày 17 tháng 2:

Lễ hội thế âm - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng): phần lễ có dâng hoa, cầu nguyện, thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm. Phần hội có nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc của cư dân vùng biển như hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, múa tứ linh, thả đèn trên sông.

Ngày 24 tháng 2:

Hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc, Thanh Hóa): vào ngày này, nhân dân từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ hội đền bà Triệu và để tưởng nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ 13.

Ngày 25 tháng 2:

Hội đền Cửa Ông còn gọi là Hội đền Cửa Suốt (thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh). Đền thờ các tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Hội kéo dài đến hết tháng 3.

  • H.P (tổng hợp)
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Lặng thầm", thêm một cố gắng nữa của nữ nhạc sĩ Quỳnh Hợp (19/02/2004)
Đọc "Đối thoại với Trương Nghệ Mưu" (19/02/2004)
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai và album đầu tay "Huế-tình yêu của tôi" (18/02/2004)
Ca sĩ tham gia CLB Kotex Bạn đồng hành (18/02/2004)
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và "Chuyện xứ Lang Biang" (17/02/2004)
Hủ tiếu Mỹ Tho (17/02/2004)
Đọc hồi ký về nhà cách mạng ưu tú Nguyễn Văn Kỉnh (16/02/2004)
Lẩu cá mó - lạ mà ngon! (16/02/2004)
"Góc cạnh cuộc đời" - tiếp tục những tự sự của D. Beckham (14/02/2004)
Quà tặng mang vị ngọt tình yêu (14/02/2004)
Thực đơn cho... tình yêu (14/02/2004)
Giao lưu trà đạo Nhật - Việt Sencha-do (14/02/2004)
Chân dung phụ nữ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (13/02/2004)
Nhóm AC&M và vol.2 "Xin chào" (13/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang