Bánh tẻ làng Chờ
15:22' 03/02/2004 (GMT+7)
Bánh tẻ - món ăn dân dã của người miền Bắc.

“Ba làng Mịn, chín làng Chờ”, Tổng Chờ trước Cách mạng tháng 8/1945 gồm cả xã Trung Nghĩa và thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) hôm nay. Bánh tẻ Chờ có tự khi nào khó ai xác định, chỉ biết rằng cứ dịp lễ Tết, hiếu hỉ là thấy trên bàn thờ mọi nhà bầy món ăn đặc biệt ấy. 

Bánh tẻ Chờ có tự khi nào khó ai xác định, chỉ biết rằng cứ dịp lễ Tết, hiếu hỉ là thấy trên bàn thờ mọi nhà bày món ăn đặc biệt ấy. Theo các cao lão địa phương thì ngon nhất vẫn là bánh Ngô Nội, Phù Lưu, Tiên Trà (Trung Nghĩa bây giờ). Món ăn dân dã ấy là niềm tự hào chung về nghệ thuật ẩm thực của dân Tổng Chờ. Chả thế mà mỗi khi có khách đến, con gái Tổng Chờ thường phô nét đảm đang của mình qua chiếc bánh tẻ mời xơi.

Bánh tẻ giờ chỉ còn một số ít hộ làm. Sớm nào chợ Chờ cũng có vài ba người bán bánh tẻ, mỗi thúng khoảng vài chục chiếc chỉ đáp ứng tại chỗ nhu cầu ăn sáng của bà con. Khi mặt trời hé rạng, bánh đã hết veo. Nếu muốn có bánh dùng trong cỗ lễ, hội nghị hay làm quà biếu lại phải tìm vào tận nhà người sản xuất đặt trước đó ít ngày. Hàng năm vào các tháng Giêng, hai, khi rộ mùa lễ hội, bánh làm ra không đủ cho đặt hàng.

Bắc Ninh có nhiều món ăn đặc sắc như: nem chạo Bùi, Ninh Xá (Thuận Thành); bánh phu thê Đình Bảng (Từ Sơn) - những sản phẩm mà tiếng tăm của nó không dừng ở tỉnh lị mà đã lan rộng đến thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Những sản phẩm ấy đã tạo thêm sắc màu văn hóa ẩm thực của riêng vùng quê quan họ. Nem chạo, bánh phu thê khẳng định danh tiếng bởi những người nông dân tài khéo và nhanh nhạy.

Để bánh tẻ làng Chờ không chỉ đơn thuần là món ăn sáng mà trở thành thứ khoái khẩu không thể thiếu đối với “thượng đế” trong các nhà hàng khách sạn, trước hết, người nông dân, cụ thể là người Trung Nghĩa bây giờ phải biết tự đổi mới tư duy kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, dám mạnh dạn mở mang tiếp thị sản phẩm của mình với thị xã, tỉnh lị, các huyện bạn, dần lan rộng đến thủ đô và xa hơn nữa…

Sản phẩm truyền thống ấy sẽ trường tồn trong lịch sử một khi nó trở thành “sản phẩm vùng” ví như bánh đậu xanh Hải Dương; bánh Cu đơ Nghệ Tĩnh; bánh cáy Thái Bình. Như vậy, không chỉ bản thân người nông dân mà vai trò “bà đỡ” của các cấp chính quyền địa phương cũng hết sức quan trọng giúp hồi sinh mở mang nghề truyền thống, góp phần làm cho vùng đất cổ Yên Phong “địa linh nhân kiệt” ngày càng phồn thịnh.

(Theo Du lịch Việt Nam)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đoan Trang mừng sinh nhật bằng album 4 mùa cho tình yêu (03/02/2004)
Cánh chim đầu đàn của núi rừng Tây Bắc (03/02/2004)
Tìm đọc sách "Nhớ Phùng Quán" (02/02/2004)
Đêm nhạc “Điện Biên - thiên sử vàng” (31/01/2004)
Khám phá “Bí ẩn dưới cánh rừng già” ra mắt bạn đọc (31/01/2004)
Lắng nghe "Những ca khúc bất hủ" (31/01/2004)
Hâm nóng không khí âm nhạc Hà Nội với ''Nhịp xuân xanh'' (29/01/2004)
Thực đơn dân tộc trong tiệc buffet (29/01/2004)
Gặp ''người buồn đếm lối gió trời''... (29/01/2004)
''Bóng cây Kơ nia"- Album chào Xuân của ca sĩ "Sao Mai" Phương Nga (28/01/2004)
Vũ Bằng và "Miếng lạ", "Món ngon" (28/01/2004)
Món ngon Việt Nam ở nước ngoài (27/01/2004)
Sách quý về lịch sử Đồng bằng Bắc bộ (27/01/2004)
Ca khúc cho "Ngày hạnh phúc" (26/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang