Khỉ và những phiêu lưu kỳ thú trong văn học và điện ảnh
21:56' 21/01/2004 (GMT+7)
 

(VietNamnet) - Năm 1925, một thầy giáo ở bang Tennessee (Mỹ) đã bị án phạt 100 đôla vì tội đã bất chấp một đạo luật (ban hành vào năm 1920): cấm giảng dạy thuyết tiến hóa của Darwin.

 

Cái mà người ta gọi là “vụ án con khỉ” đã có giá trị khiến cho ngành điện ảnh Mỹ dựng thành 3 bộ phim đóng lại vào những năm 1927, 1930 và 1939 theo một tác phẩm điện ảnh cũ của xưởng phim Eclairs (Pháp) “Balacô, con quỷ dữ – khỉ đầu chó”, được thực hiện từ năm 1913, phỏng theo tác phẩm văn học của nhà văn Gaston Leroux, Balacô (1911).

 

Như thế, ngay trước khi bộ phim “King Kong” ra đời năm 1933, loài khỉ đã làm rung động bao người và đã nuôi dưỡng hai nguồn cảm hứng – trước là văn học, sau đến điện ảnh. Văn học còn được soạn thảo một cách kỹ càng hơn, qua sự gián tiếp của con vật để phê phán phong tục, xã hội và loài người chúng ta. Điện ảnh lại tìm nguồn cảm hứng trong ảo ảnh về “người đẹp với con thú” để dàn dựng những nhân vật nữ chính mềm mại, trở thành nạn nhân của những con khỉ to lớn.

 

 

Những thế kỷ trước, thời đại chúng ta ít biết đến loài khỉ. Chúng chỉ xuất hiện trong văn chương của Swift (nhà văn người Ai Len, 1667 – 1745), tác giả của “Guliver du ký” với câu chuyện Guliver bị một con khỉ bắt cóc khi lưu lại xứ sở của những người khổng lồ ở Brodbingnag. Rồi đến nhà văn người Pháp Restif de la  Bretonne (1734 – 1806) với “Tìm ra Nam cực”“Thư của một con khỉ”.

 

Người ta ra mặt chế nhạo ông ta, cũng như về sau, người ta đã nhạo báng Darwin – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” (1859), nhà bác học đã bị giáo hội công kích rất gay gắt. Từ đó, văn học bắt đầu sinh sôi nảy nở loài khỉ, đầu tiên là “hung ác” (như trong cuốn “Cuộc ám sát đôi ở phố Morgue” của nhà văn người Mỹ Edgar Poe (1809 – 1849), rồi “tử tế” hơn với “Tarzan” của Edgar Rice Burroughs (nhà văn người Mỹ, 1875 – 1950). Từ khi đến người/khỉ, chỉ còn là một trò nhảy nhót mà các nhà viết tiểu thuyết nhanh nhẹn thực hiện đầy cảm hứng, như Léon Gozlan (“Những cảm xúc” của Polydore Marasquin – 1857), Robida (Saturnin Farandoul – 1879), Jules Verne (Gibraltar – 1887), v.v… Táo bạo hơn René de Nizerolles, trong chuyện dài đăng nhiều kỳ trên báo từ năm 1933 đến 1938, “Những kẻ mạo hiểm ở trên trời”, đã mô tả những con người trở thành khỉ, ít ra cũng ở bộ lông. Rồi đến nhà văn Sprague de Camp còn đi xa hơn: trong cuốn “Triều đại của khỉ đột” (1941), ông đã chứng tỏ rằng trong tương lai, ưu thế của con người khó có thể được đảm bảo, cũng đúng là Kafka (trong “Điều trần cho một viện hàn lâm” – 1917) và nhất là Vercors (trong “Những động vật biến tính” – 1952) đã vạch ra sự khác biệt rất nhỏ giữa lối sử xự của người với vật. Vercors tự hỏi: Con người là gì nếu không phải là một động vật biến tính mà đặc trưng hình như là xung năng chủng tộc?

 

 

Nhưng nếu người/khỉ chỉ nghĩ tới chuyện sờ soạng phụ nữ da trắng, thì người đàn bà/khỉ có vì thế mà đáng ao ước không? Ít thấy họ xuất hiện trong các tiểu thuyết (trừ Hendrika de Rider Haggard trong “Người vợ của Allan”), lại càng ít trên màn bạc. Phải chờ tới năm 1963, với nhà văn Pierre Boulle để thấy cả hai nguồn cảm hứng – hư ảo và trào phúng – hòa lẫn trong “Hành tinh của loài khỉ” (NXB Presse Pocket – Pháp). Bằng một giọng nói gay gắt của lối mỉa mai lạnh lùng, ông đã mô tả hình ảnh Soror – một hành tinh của loài khỉ, một cái cớ để phê phán xã hội chúng ta và để đánh đổ lòng quá tự mê của thuyết sinh vật đồng nhân ở chúng ta. Nhà điện ảnh Mỹ Franklin Schaffner đã đưa cuốn truyện của Boulle lên màn ảnh vào năm 1968 và đã thu được một thành công rực rỡ…

 

Có lẽ tất cả những nhà văn, nhà điện ảnh của phương Tây không ngờ rằng: ngay từ thế kỷ thứ 16, bộ tiểu thuyết “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân đã ra đời ở Trung Quốc, qua câu chuyện Đường Tăng đi lấy Kinh Phật ở thế kỷ thứ 7 đã sáng tạo ra hình tượng Tôn Ngộ Không thần kỳ có một không hai. Cùng với nó, bộ phim thần thoại trường thiên cùng tên đã làm cho Tề Thiên Đại Thánh trở thành bất tử trong lòng khán giả người châu Á và thế giới…                                

  •  Hoàng - Hưng
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhớ nhà thơ "chân quê" (21/01/2004)
VCD thơ đầu tiên ''Tết của mẹ tôi'' (20/01/2004)
Tháng Giêng du xuân cùng lễ hội (20/01/2004)
VCD Làn sóng xanh 2003 (20/01/2004)
Bánh cuốn Kim Long (20/01/2004)
Nộm đu đủ bò khô (20/01/2004)
Giò xào (20/01/2004)
Giò chả Ước Lễ (20/01/2004)
Tôm chua Huế (20/01/2004)
Sửa soạn cho lễ cúng ngày 30 tết (20/01/2004)
Hà Nội: Vui chơi Tết ở đâu? (19/01/2004)
Phim Tết ngoài rạp (19/01/2004)
Xôi Phú Thượng ở một góc nhỏ Hà thành (18/01/2004)
Có một Tết lạ ở Đầm Sen (18/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang