Nguyễn Văn Dinh:
''Viết hàng triệu bài thơ vẫn không thể nói hết sự vĩ đại của Người''
10:35' 08/05/2003 (GMT+7)

Kể từ tập trường ca đầu tiên in vào năm 1956, đến nay nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã cho ra mắt bạn đọc 12 tập thơ. Đó là con số mà nhà thơ nào cũng phải mơ ước. Thơ ông dung dị và kiệm lời. Ông cũng có nhiều bài thơ, câu thơ xuất thần được tuyển chọn vào Tứ tuyệt ngàn năm Những câu thơ tài hoa. Ông cũng là người có đến 120 bài thơ viết về Bác Hồ được in và tái bản trong ba tập thơ vào các năm 1995, 1998 và 2000. Theo ông thì có viết hàng triệu bài thơ cũng không thể nói hết sự vĩ đại của Bác.

- Đề tài mà ông đang dồn tâm huyết có phải là đề tài về Bác Hồ?

- Vâng, tôi đã, đang và sẽ còn viết về Bác Hồ kính yêu. Cuộc sống ngày càng có điều kiện cho phép tôi lần theo dấu chân Người. Từ Bến Nhà Rồng đến là Nà Lừa; từ quê hương xứ Nghệ đến tận Paris... Tôi đã viết 120 bài thơ tứ tuyệt về Bác được in và tái bản trong các tập thơ: Hoa quê Bác, Hai con sóng và Nhớ Bác... Hiện tôi vẫn đi và viết về đề tài này. Đối với Bác Hồ thì có viết hàng triệu bài thơ vẫn không thể nào nói hết sự vĩ đại của Người.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết lời giới thiệu cho tập thơ Nhớ Bác của ông?

- Trước khi in, rất may được Đại tướng đọc bản thảo và ông đã viết lời giới thiệu cho tập thơ, trong đó có đoạn: Đọc tập thơ Nhớ Bác của nhà thơ Nguyễn Văn Dinh, càng thấy lòng Bác thương dân vô hạn, lòng dân ơn Bác đời đời...

- Nghe nói gia đình tự bỏ tiền cho ông đi du lịch và ông đã sang tận Paris...

- Mơ ước của cuộc đời tôi đã thành hiện thực, tôi sang Paris, đến tận ngõ số 9, Công-Poanh, nơi Bác làm Báo Le Paria: Ước một lần đến Công-Poanh nơi Bác ở/Thăm ngôi nhà ân nghĩa năm xưa/Từ đây ra đời Báo ''Người cùng khổ''/Nay đứng trước ngôi nhà lòng tưởng con mơ.
Nguyễn Văn Dinh sinh năm 1932 tại Quảng Bình. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Giải thưởng Văn học Lưu Trọng Lư (1991-1995). 3 giải thưởng báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam. Tác phẩm: Trường ca Quảng Bình (1956); Cánh buồm (1976), Gặp nụ cười (1980); Lá mướp là bàng (1987); Chút mặn mòi (1989); Hoa quê Bác (1991; Hai con sóng (1995); Nhớ Bác (2000)...  

- Thế hệ thiếu nhi trước đây thuộc nhiều bài thơ ông viết cho thiếu nhi in trong các tập :Lá mướp lá bàng, Giàn thiên lý... Đặc biệt nhiều bài được các nhạc sĩ phổ nhac như Em bé Bảo Ninh, Lá mướp lá bàng... một thời là bài hát nằm lòng của thế hệ lớn lên và đến trường cùng chiếc mũ rơm. Bây giờ ông có còn làm thơ cho thiếu nhi?

- Những năm tháng sau này, tôi mải mê và dồn tâm huyết theo đuổi một đề tài khác, tuy vậy tôi vẫn viết cho thiếu nhi và về thiếu nhi. Bởi mỗi khi cầm bút, tôi như lại thấy mình trở lại thuở thiếu thời.

(Theo Thanh Niên)
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thơ ca Việt Nam đã đến phiên ''đổi gác''? (07/05/2003)
Nhà văn Lê Văn Thảo: ''Tài trợ còn mang tính đại trà'' (29/04/2003)
Nguyễn Đình Thi - nóng bỏng chất ''người Hà Nội'' (19/04/2003)
Về bài Thăng Long thành hoài cổ của vua Thành Thái (17/04/2003)
Ông Nguyễn Cừ: Giá sách quá cao do phí phát hành! (08/04/2003)
NXB Trẻ mua toàn bộ tác quyền của nhà văn Sơn Nam (07/04/2003)
Nhà văn Pháp Morgan Sportés: ''Điều tôi quan tâm hơn cả là lịch sử Việt Nam'' (01/04/2003)
Giới thiệu thơ ca Việt Nam tại Pháp (24/03/2003)
Xuất bản cuốn "Tố Hữu sống mãi trong lòng nhân dân và đất nước" (24/03/2003)
Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn: ''Tôi muốn đồng hành với cuộc sống'' (23/03/2003)
Toàn tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ra mắt độc giả (20/03/2003)
Cần chủ động hơn trong việc tiếp cận văn học Mỹ (14/03/2003)
Một hành trình văn học (11/03/2003)
McEwan đoạt giải tiểu thuyết hay nhất (28/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang