Nhà văn Đặng Hồng Quang:
Viết văn và làm khoa học vì người nghèo
10:30' 26/11/2003 (GMT+7)
Nhà văn Đặng Hồng Quang bên mộ Tú Xương

(VietNamNet) - Cùng quê Nam Định với nhà thơ Tú Xương. Thời chiến tranh, ông cũng vượt Trường Sơn, sau về dạy học, cuộc sống khó khăn nên làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Ông thích nghiên cứu điện tử và điện lạnh, bởi thế mà với ông, khoa học song hành cùng viết văn…

Ông đã thiết kế hơn 200 mạch điện, và hai lần đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học năm 1991, năm 2001 vinh dự nhận giải “Cây bút vàng” của báo Khoa học phổ thông. VietNamNet đã có buổi trò chuyện cùng kỹ sư, nhà văn Đặng Hồng Quang, tên thật Đặng Hữu Xướng.  

- Con đường nghiên cứu khoa học về điện của ông từ duyên cớ nào, thưa kỹ sư?

- Tôi là một cậu bé được sinh ra trên một mảnh đất sát ven biển của cửa sông Hồng, dòng nước luôn mang nặng phù sa nên biến thành màu nâu đỏ. May mắn thay, gia đình tôi là gia đình hiếu học, 9 người con cả gái lẫn trai đều được đi học nhờ vào số tiền ít ỏi từ đôi bàn chân gầy guộc của cha tôi, suốt ngày đạp máy khâu vá may quần áo. Chả biết ý tưởng muốn làm người phổ biến khoa học cho mọi người đến từ lúc nào mà hôm nay tôi luôn nặng lòng với nó. Rồi cũng như bao lứa thanh niên ở thời chiến tranh, tôi cầm súng lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu. Sự ham hiểu biết của tôi không chấm dứt bởi sự khủng khiếp của chiến tranh, mà nó vẫn luôn đeo đuổi. Có những đêm trăng, những chiến hào tôi tâm sự với bạn tôi một cách rất “phổi bò” là kết thúc chiến tranh sẽ không lấy vợ để dành thời gian cho tìm hiểu khoa học…

Có một lần tôi đã cưa một thiết bị gọi là “cây nhiệt đới” vốn chính là một loại máy nghe trộm vô tuyến điện chiến thuật thả ở rừng của địch để nghiên cứu. Bỗng nó “xì khói”! Và tôi nhảy xuống hầm để tránh nổ. Về sau tôi mới suy đoán ra là lưỡi cưa của tôi đã cưa vào hệ thống pin thủy ngân có năng lượng mạnh nên gây chập mạch và nó đã xì khói mà thôi! Năm 1980, tôi quyết định học điện tử.

Những tác phẩm về điện và văn học của Ks Đặng Hồng Quang

- Được biết, ngoài nghiên cứu khoa học ông còn là một nhà văn, nhà báo?

- (Cười). Tôi đi bộ đội, về thành phố đến sinh hoạt (khi ấy có cả các chị Kim Hạnh (báo Tuổi Trẻ), Lý Lan… xây dựng nhóm sáng tác trẻ Câu lạc bộ Thanh niên (bây giờ là Nhà Văn hóa Thanh niên), thấy tôi mặc áo bộ đội các vị bầu tôi vào Ban điều hành. Lúc đó tôi viết truyện ngắn đầu tiên Văn hóa Tuổi trẻ và theo nghiệp văn chương. Năm 1991, thành phố tổ chức cuộc thi, tôi được chọn vào chung kết nhưng không trao giải, đó là truyện “Mối tình đầu”. Năm 1991, viết nhiều truyện ngắn và năm 1996 được nhà xuất bản Trẻ in ở phương thức A, tập truyện đó có tựa là “Mối tình đầu” và cuối năm 1997 tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy truyện của tôi đã được đưa lên mạng hay dịch ra tiếng nước ngoài như “Thằng người gỗ” nhưng tôi vẫn chưa có “duyên” được nhiều với nó. Gần 20 cuốn sách của tôi đã in ra và để tái bản nhiều lần phần lớn lại đều là sách phổ biến khoa học. Âu cũng là cái số hay nhu cầu của người đọc và là cách thức kiếm tiền để sống trước đã nên tôi đành phải tạm gác bỏ giấc mộng văn chương cao cả. Tôi hiểu rằng, tôi đã sắp thực hiện được một phần ước mơ khi làm cậu bé 15 tuổi giảng giải cho những người dân chân lấm tay bùn quê tôi về câu chuyện thủy tổ con người!

Radio cơ học nghe 2 giờ đồng hồ mới phải quay máy nạp lại và máy chống trộm sử dụng năng lượng đóng mở cửa.

Viết báo đối với tôi chỉ là nghiệp dư nhưng cũng đủ đắp đổi qua ngày. Tôi cộng tác một số báo: Tài Hoa trẻ, Khoa học Đời sống, Khoa học Phổ thông… để trả lời bạn đọc về điện. Tôi thiết kế trên radio lưu trữ điện cả tháng, và tôi thường nói đùa bạn bè: “Thiên hạ quên cái gì đó, mình bổ sung vào thôi”. Mới đây đã có ba người gọi đến để đặt làm thiết bị đó ở Kon Tum, Tiền Giang và ở Phú Nhuận (TP.HCM), giá mỗi cái chỉ 150.000 đồng, viết ba hướng là 350.000 đồng, viết bốn hướng là 310.000 đồng. Những cái đó nghe thì ghê gớm nhưng đã có rồi, mình chỉ hơn người ta là giá rẻ. Có người cắc cớ hỏi: Vậy rốt cuộc ông thích làm một nhà văn hay nhà sáng chế kỹ thuật? Tôi chỉ biết cười vì đối với tôi, văn là máu, kỹ thuật là thịt, thiếu một trong hai thì tôi…khó sống! Nhưng nói cho cùng, niềm đam mê, tâm huyết nhất của tôi là làm sao nghiên cứu, tìm kiếm ra nhiều mạch điện mới, dễ lắp ráp, tiện dụng và rẻ tiền phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của nhiều người dân lao động còn nghèo khó… Tôi rất hạnh phúc khi một người nông dân như anh y sĩ Dương Hồng ở Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã đọc những giải đáp thắc mắc của tôi trả lời trên báo Khoa học Phổ thông và tìm đến, tôi nhận lời lắp rắp chỉ với giá 200.000 đồng. Anh đã vượt gần 150 cây số đem thành quả là những quả xoài đến tặng tôi vì sản phẩm đã giúp cho anh không bị mất đến hai mươi triệu đồng!

- Nhiều thiết kế của kỹ sư bị đánh cắp ý tưởng, ông nghĩ sao về việc này?

- Tôi thiết kế, vì dính vào nghề báo nên xong cứ đăng lên báo họ lấy cắp thiết kế ấy. Khi tôi lên Sở Công nghiệp thì họ bảo: Anh đã đăng báo nghĩa là anh đã làm “từ thiện” rồi” (cười), cho nên thua!. Nhưng theo tôi nghĩ, họ nói không đúng vì tôi viết báo để anh sử dụng trong phạm vi nhỏ gia đình anh, hướng dẫn anh, còn anh dùng chất xám của tôi kinh doanh thì tôi phải phản đối. Trong khi việc đăng ký quyền sở hữu kinh phí bốn triệu thì đăng ký làm gì, cái đó để những người đăng ký mẫu mã, buôn bán thôi, còn những người sáng tạo thì không bảo vệ(?), nhất là những người nghiên cứu tiền rất ít. Tập trung để nghiên cứu lại bị ăn cắp, vậy Nhà nước nên có chính sách về vấn đề này…

  • Nguyễn Tý
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thầy, cô qua những trang văn (18/11/2003)
Các cây viết trẻ TP.HCM nghĩ gì? (15/11/2003)
“Thi pháp truyền Kiều" mang lại điều gì mới mẻ? (07/11/2003)
Nhà văn trẻ với cuộc chiến mưu sinh (06/11/2003)
Phê bình văn chương và những phát sinh “ngoài văn chương” (06/11/2003)
"Ngôi trường không nổi tiếng" của cô giáo viết văn (05/11/2003)
Cửa vào Hội Nhà văn - Mở rộng hay khép bớt? (04/11/2003)
Chương trình văn học truyền hình cần được củng cố (30/10/2003)
Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Người viết lịch sử bằng văn (21/10/2003)
Một thế giới không có đàn bà “lên” phim (17/10/2003)
Nhà văn Lê Văn Thảo: Văn chương không phải như công nghệ, tin học... (17/10/2003)
Tìm kiếm những trang viết về nông thôn (15/10/2003)
Phê bình văn học đang tự hạ thấp mình? (06/10/2003)
Người Nam Phi đăng quang Nobel Văn học 2003 (03/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang