Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Thầy, cô qua những trang văn
16:15' 18/11/2003 (GMT+7)

Tác phẩm "Dạ, thưa thầy!".

(VietNamNet) - Viết về thầy cô giáo là một trong những chủ đề văn hóa lớn để giáo dục truyền thống Tôn sư trọng đạo. "Ơn Thầy là cuộc thi thành công nhất từ trước đến nay của báo Tuổi trẻ", nhà văn Nguyễn Đông Thức cho biết. 

Nhà báo, nhà văn trẻ Phan Hoàng, người có duyên ở thể loại phỏng vấn, anh tiếp tục tái bản cuốn "Dạ, thưa thầy!" với 12 chân dung các nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng như: Cao Xuân Hạo, Võ Hồng, Đặng Hùng, Đinh Xuân Lâm, Vũ Đình Liên, Đỗ Tất Lợi, Hoàng Như Mai, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Tri Tài, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Chung Tú, Nguyễn Xiển. Tập sách gồm 215 trang sinh động và thú vị với những tâm sự về nghề và nghiệp của các Thầy ở các lãnh vực khác nhau, nhưng ở họ những trăn trở về nghề là những bài học lớn cho các thế hệ học trò suy ngẫm và noi gương theo.

Tác phẩm "Trái tim người thầy".

Trái tim người Thầy gồm 24 mẩu chuyện và những câu danh ngôn của các nhà văn, nhà giáo thế giới viết do Trần Tiễn Cao Thành dịch. Đây là cuốn sách nằm trong tủ sách và chuyên mục "Từ trái tim đến trái tim"  do Nhà xuất bản Trẻ và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức. Những mẩu chuyện xúc động về nghề dạy học và đằng sau bục giảng ẩn chứa những nỗi niềm day dứt khôn nguôi như: Trái tim người Thầy, Hoa hồng buổi sớm mai, Sự hiện diện mạnh mẽ...

Ơn thầy gồm 42 bài viết (được tập hợp từ cuộc thi viết cùng chủ đề do báo Tuổi trẻ tổ chức năm ngoái). Những bài viết khi xem, người đọc cảm động và đồng cảm với các tác giả về hình ảnh người thầy đáng kính đẹp như cổ tích như: Thầy mãi mãi trong ký ức tôi của Nguyễn Dinh Thự; Người thầy vỡ lòng - Lê Ký Thương; Yêu thầy -Nguyễn Mạnh Bích Ngọc... cùng với những năm tháng không thể nào quên khi chiến tranh vừa qua đi, cái đói vẫn hoành hành, nạn

Tác phẩm "Ơn thầy".

mù chữ vì lo cơm áo gạo tiền được các tác giả tái hiện rất cảm xúc về một thời của lịch sử đã qua: Bùi Đức Huy với Bài ngoại khóa; Phụng Kiều với Những vết mực lem... Những tấm gương của các thầy, cô đáng kính để lại là những bài học cho các học trò noi theo và đi chính bằng năng lực của mình với Thầy đã ra đi của Ngân Sơn; Bài học năm chữ của Huyền Minh cùng Khoảnh khắc bên ngưỡng lớp của Quế Hương... càng thêm lung linh vẻ đẹp truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, khi những dòng chữ ngợi ca được thể hiện tuy có giới hạn trong câu chữ nhưng phần nào là những bài học giáo dục ý thức làm người học trò của các thế hệ già có trẻ có... trong giai đoạn công nghệ thông tin như hiện nay, giữ được mình với những tình cảm chân thành đối với các bậc khai tâm là điều đáng quý và rất quý...   

  • Cam Linh

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Các cây viết trẻ TP.HCM nghĩ gì? (15/11/2003)
“Thi pháp truyền Kiều" mang lại điều gì mới mẻ? (07/11/2003)
Nhà văn trẻ với cuộc chiến mưu sinh (06/11/2003)
Phê bình văn chương và những phát sinh “ngoài văn chương” (06/11/2003)
"Ngôi trường không nổi tiếng" của cô giáo viết văn (05/11/2003)
Cửa vào Hội Nhà văn - Mở rộng hay khép bớt? (04/11/2003)
Chương trình văn học truyền hình cần được củng cố (30/10/2003)
Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Người viết lịch sử bằng văn (21/10/2003)
Một thế giới không có đàn bà “lên” phim (17/10/2003)
Nhà văn Lê Văn Thảo: Văn chương không phải như công nghệ, tin học... (17/10/2003)
Tìm kiếm những trang viết về nông thôn (15/10/2003)
Phê bình văn học đang tự hạ thấp mình? (06/10/2003)
Người Nam Phi đăng quang Nobel Văn học 2003 (03/10/2003)
Bán được 8.000 bản sách thiếu nhi của Madonna tại Anh (26/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang