Nội dung truyền hình cần phong phú và có ích hơn
12:13' 10/03/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực phát thanh-truyền hình (PT-TH) vừa kết thúc sáng nay (10/3) tại HN với đa số ý kiến cho rằng cần cải tiến nội dung truyền hình. Dưới đây là ý kiến của một số lãnh đạo ngành văn hóa và đại diện các đài truyền hình do VietNamNet ghi nhận.

Soạn: AM 309993 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Quản lý quá mức sẽ kìm hãm sự phát triển của hệ thống phát thanh truyền hình?

Ông Đào Duy Quát - Phó Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương: "Phải quy hoạch sớm các cơ quan báo chí".

"Sau 19 năm đổi mới, đổi mới trên lĩnh vực báo chí đạt được những kết quả hết sức to lớn. Lực lượng báo chí phát triển rất mạnh, đặc biệt là báo hình và báo Internet. Chính sự phát triển quá nhanh ấy đã đặt ra trên thực tiễn một loạt vấn đề.

Đây là hội nghị đầu tiên sau Nghị định 63 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ của Bộ VH-TT về quản lý báo chí và có tầm quan trọng đặc biệt. 19 năm đổi mới cũng cho thấy những yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý báo chí. Hội nghị đã làm rõ những vấn đề lớn như vai trò của Nhà nước phải quản lý hệ thống PT-TH từ TW đến các tỉnh phải được kiện toàn củng cố, phải có quản lý, qui hoạch sớm hệ thống các cơ quan báo chí".

NSND Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ VH-TT: "Các cơ quan quản lý nhà nước không nên đi sâu vào vấn đề nghiệp vụ, chuyên môn của các đài".

"Hội thảo lần này bàn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Tôi nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước không nên đi sâu vào vấn đề nghiệp vụ chuyên môn của các đài thì mới có thể tạo ra được những hoạt động và chương trình sinh động, tiếp cận được với đời sống xã hội. Hơn nữa cơ quan nhà nước cũng không thể làm thay được công việc của các đài PT-TH vì còn có luật báo chí".

Ông Phan Đăng Long, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội:  Những quy chế "bắt lỗi" còn chung chung.

"Trên thực tế, về mặt hành chính, lãnh đạo các cơ quan PT - TH ngang cấp với các cơ quan văn hoá nên khi đặt ra vấn đề các cơ quan văn hoá quản lý nội dung của các đài PT-TH thì không hiệu quả cho lắm. Cũng vì chức năng của các đài PT-TH và các sở văn hoá ngang nhau nên nhiều khi ngại đụng chạm. Bộ VH-TT chỉ có thể giám sát về mặt nội dung của các đài xem có sai sót gì để nhắc nhở mà thôi.

Thêm nữa, hiện chưa có quy chuẩn nào về những lỗi vi phạm về nội dung ví như: Thế nào là hở hang quá mức? Thế nào là không hợp với thuần phong mỹ tục? Đa số "bắt lỗi" theo suy nghĩ của từng người. Ví dụ, việc phát sóng một chương trình nhạc rock mà rock thì thường nổi loạn, tóc tai rũ rượi, ca sĩ ăn mặc hở hang thậm chí là cởi trần...

Theo các cơ quan quản lý văn hoá thì việc phát sóng chương trình đó là không được nhưng phía nhà đài lại lý luận: "Rock là phải thế". Người này thì cho là chấp nhận được, người khác lại cho là nhố nhăng. Nhiều quy định quản lý còn chung chung, có điều đối chiếu pháp luật thì các đài không sai nhưng về mặt nhạy cảm văn hoá thì lại không ổn. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, các giám đốc Sở VH không hiểu đúng quyền hạn của mình.

Thêm nữa, các đơn vị văn hoá đang thiếu người trầm trọng, chỉ có Sở VH-TT Hà Nội và TP. Vinh là có phòng quản lý báo chí. Sở VH - TT thành phố Hà Nội hiện có 6 người nhưng chừng đó không đủ để xem hết 18h phát sóng của Đài TH Hà Nội, phát hiện những sai sót và nhắc nhở. Đa số các Sở VH-TT khác chỉ có một người phụ trách toàn bộ việc giám sát báo chí xuất bản, kiêm nhiệm nhiều việc".

Ông Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP.HCM: "Hãy để các đài tự quản lý nội dung phát sóng".

"Tôi cho rằng đài truyền hình là một tờ báo hình và hoạt động theo đúng luật báo chí. Với một tờ báo thì tổng biên tập có quyền quyết định toàn bộ nội dung. Nói đúng ra, đài truyền hình không chỉ đơn thuần là một tờ báo mà còn là một nhà hát, một rạp chiếu phim và đồng thời là một trường học để phổ biến kiến thức cho khán giả.

Không thể để các Sở văn hoá hay Bộ VHTT can thiệp vào nội dung của các đài mà các cơ quan này chỉ có thể nhắc nhở ở chừng mực nào đó, nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của các đài PT-TH. Với Đài truyền hình TP.HCM, tôi sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung phát sóng, kể cả phim truyện, ca nhạc, giáo dục từ xa".

Ông Lò Duy Chinh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Lai Châu: "Chúng tôi không có người để quản lý nội dung của PT-TH".

"Ngay sau khi nghe báo cáo chính thức của Bộ VH về lĩnh vực quản lý nhà nước đối với phát thanh và truyền hình, mỗi nguời hiểu theo một cách khác nhau. Riêng tôi, tôi cho rằng sự quản lý của nhà nước trong 2 lĩnh vực này là quản lý nội dung phát sóng sao cho đúng chủ trương đường lối của Đảng, của pháp luật. Còn việc phát vào lúc nào, thiết bị, con người ra sao không thuộc trách nhiệm của Bộ VH. Ở đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và huyện mà giao cho các cơ quan thuộc Bộ VH TT quản lý là rất khó.

Trong biên chế của Sở VHTT không có phòng chức năng nào để quản lý vấn đề này, cũng không có người theo dõi phát thanh, truyền hình và các ấn phẩm báo chí. Nếu để ngành văn hoá quản lý thì Chính phủ phải tăng biên chế cho ngành văn hoá các tỉnh để có một bộ phận chuyên theo dõi vấn đề này và tham mưu cho các tỉnh. Tôi thấy Bộ VH-TT tổ chức hội nghị lần này chưa chuẩn bị kỹ các văn bản quy phạm pháp luật và khá lỏng lẻo nên bị phản ứng nhiều".

Ông Cao Cường Đệ, Giám đốc đài PT-TH Thanh Hoá: "Cần tôn trọng quyền hạn của các đài PT - TH tỉnh"

"Việc quản lý báo chí về mặt Nhà nước đã quy định rõ trong luật báo chí. Còn về góc độ quản lý của Bộ VH-TT, với tư cách là quản lý một đài phát thanh tỉnh, tôi cho rằng cứ theo luật mà làm còn quản lý chuyên môn nên để cho hai đài quốc gia (Đài THVN và TNVN) làm. Các đài địa phương cũng phải tự chịu trách nhiệm nội dung phát sóng trước cấp uỷ và làm theo luật. Qua trao đổi, phần lớn anh em trong ngành đều có chung suy nghĩ để các đài tự quản lý nội dung. Bộ VH-TT không thể bao quát mọi việc và cũng cần tôn trọng quyền hạn của các đài PT - TH tỉnh".

 

Kết thúc 2 ngày làm việc sôi nổi của Hội nghị, ông Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ VH - TT đã khẳng định sự phát triển và những thành tựu vững mạnh, đồng thời chỉ rõ những bất cập còn tồn tại của ngành PT - TH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng nêu rõ những nhiệm vụ của ngành PT - TH trong thời gian tới: Nâng cao chất lượng chương trình sao cho hấp dẫn hơn, phong phú và hữu ích hơn nhằm thu hút được số lượng công chúng ngày càng lớn; áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, đi tắt đón đầu trong lĩnh vực sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng; Bộ VH-TT sẽ tiến hành quản lý hoạt động của các đài PT-TH một cách khoa học nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống PT-TH trong cả nước.

  • H.T (thực hiện)

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Công ty thời trang": Xem để "buôn dưa lê" (10/03/2005)
Đạo diễn trẻ làm phim nhựa: Gió đã xoay chiều (10/03/2005)
Bàn cách phát triển phát thanh, truyền hình (09/03/2005)
"Nữ tướng cướp" lập kế hoạch hốt bạc (04/03/2005)
Cánh diều vàng 2004: Khán giả sẽ tiếp tục... chầu rìa (02/03/2005)
"Mùa len trâu" tham dự Oscar 2006? (01/03/2005)
Hoạt hình: Lối ra cho phim lịch sử Việt Nam? (28/02/2005)
HTV tăng tốc phủ sóng phim nội (28/02/2005)
Oscar 2005: "Million Dollar Baby" đại thắng (28/02/2005)
TT Mỹ George W. Bush: Nam diễn viên tồi nhất (27/02/2005)
Một ngày trước Oscar, Cesar gây chú ý (27/02/2005)
Lee Eun Ju tự sát sau khi đóng những cảnh khoả thân? (25/02/2005)
Phim giả tưởng "made in VN": Chuyện không tưởng? (24/02/2005)
Phim tư nhân: Lộn về đường cũ? (22/02/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang