Đạo diễn Nguyễn Hồ, BGK Phim truyền hình LHTHTQ:
Phim truyền hình VN mới "chạm" đến chuyên nghiệp
16:11' 13/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đến tận thời điểm này, phim dài tập mới bắt đầu được các nhà làm phim truyền hình quan tâm trong khi đó lại là đặc trưng của phim truyền hình và chỉ mới "chạm" được tới tính chuyên nghiệp và rất nhiều phim hay không có mặt tại các LHTHTQ. Tại sao vậy?

Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với đạo diễn, nhà biên kịch Nguyễn Hồ, nguyên GĐ Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS), thành viên BGK Phim truyền hình LHTHTQ 2005 tại Quảng Ninh sau buổi chấm thi sáng 13/12.

Soạn: AM 244313 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Các hãng bắt đầu "làm quen" với phim dài tập

- Thưa ông, với tư cách là thành viên BGK ban Phim truyền hình, ông có thấy điểm gì mới ở LH lần này?

- Tôi thấy đã có sự giao thoa giữa phim truyện video một tập và nhiều tập. Phim nhiều tập ngoài dòng phim truyền thống còn có phim giải trí. Đó là nét tương đối rõ của Liên hoan năm nay. Chuyện tập trung cho phim ngắn theo kiểu điện ảnh (quay 1 máy, dung lượng 90 phút, sử dụng ngôn ngữ điện ảnh) đã hạn chế nhiều do phải tập trung sức lực cho phim dài tập. Dần dần, khuynh hướng chung là đã làm phim truyền hình thì người ta làm phim dài tập. Phim dài tập cho màn ảnh nhỏ thực sự mới đang khởi động. Các dạng phim truyền thống (90 phút, kiểu điện ảnh) phải đầu tư cao nhưng lại không có sức thu hút vì dung lượng phát sóng thấp trong khi chỉ có phim dài tập mới có khả năng tăng thời lượng phát sóng, thu quảng cáo để bù vốn.

Chỉ có 5% các phim tham dự LH lần này làm theo công nghệ mới, thu hình thu tiếng đồng bộ. Liên hoan năm nay cho thấy các đài truyền hình đang cân nhắc khi làm phim truyện kiểu điện ảnh. Đây là dấu hiệu rất tích cực. Đã có 6 bộ phim dài tập (5-40 tập) đi dự LH nhưng vấn đề là chất lượng chứ không phải số lượng. Mặt tích cực là ở chỗ, các đài, các hãng đã bắt đầu chú tâm sản xuất phim dài tâp song làm phim nhiều tập đã bắt đầu bộc lộ hạn chế. Khi chưa có công nghệ, nhiều đài đã thể hiện cách làm phim thiếu chuyên nghiệp.  Hiện chỉ có Hãng phim truyền hình TP.HCM - TFS là Hãng phim truyền hình VN - VFC có công nghệ làm phim truyền hình mới trong đó TFS dùng công nghệ Sitcom cho ra tiếng và hình đồng bộ.

- Sự thiếu chuyên nghiệp trong sản xuất phim truyền hình Việt Nam thể hiện cụ thể ở những khâu nào, Thưa ông?

- Sự thiếu chuyên nghiệp thể hiện ở mọi khâu từ kịch bản đến tiền kỳ, hậu kỳ... Ý định của nhiều hãng phim truyền hình thì tốt đẹp nhưng không không biết làm gì, thậm chí làm liều, nghĩ sao làm vậy. Song, thời gian qua phim truyện VN có nhiều phim thành công chẳng hạn như Blouse Trắng vẫn quay 1 máy. Khi quay xong thì phải tổ chức lồng tiếng. Trong khi đó, công nghệ mới (nhiều máy quay, thu tiếng tại chỗ) giúp hiệu quả tốt hợn, phim hay hơn, tạo không khí tốt hơn, giá thành sản xuất rẻ hơn... TFS đã thử nghiệm Lẵng hoa tình yêu và đang thực hiện 39 độ yêu theo cách này. Một chuyến lưu phưu tham gia Liên hoan lần này cũng rất chất lượng và hiệu quả.

...Phấn đấu để chạm đến tiêu chí chuyên nghiệp sơ đẳng

- Vậy phải bắt đầu từ đâu để khắc phục thật nhanh những hạn chế ấy?

- Trước hết phải chuyên nghiệp từ khâu làm kịch bản, diễn viên và đạo diễn. Có đến 99% phim truyền hình hiện nay không chuyên nghiệp từ khâu kịch bản nên khi nói đến công nghệ phim truyền hình phải nói từ A đến Z (phim truờng, hậu kỳ, quảng bá tiếp thị...) đều phải khoa học. Nhiều đạo diễn đang phấn đấu để... chạm đến tiêu chí chuyên nghiệp sơ đẳng. Nếu muốn vậy phải đào tạo những người tham gia làm phim ở mọi khâu. Phải cần ít nhất là 5 năm mới có thể làm được điều đó.

- TFS là một trong những hãng đầu tiên hợp tác với nước ngoài mua công nghệ làm phim hiện đại và hầu hết phim dài tập hay đều là của hãng. Đây là sự chênh lệch đã nhận thấy khá rõ và hầu như người ta đã nghĩ đến việc TFS giành giải thưởng?

- Sự chênh lệch đó có lẽ phải chờ ý kiến của người xem. Nhưng với tư cách là một nhà chuyên môn, tôi nghĩ cần phải vài 3 năm nữa mới có thể thấy rõ sự chênh lệch ấy giữa các đài và các hãng phim truyền hình. Công nghệ phim trường (công nghệ mới, thu hình đồng bộ) và công nghệ phim một máy vận dụng làm phim truyền hình nhiều tập chưa có sự vênh lắm. Song, về việc thực hành phim trường mình còn yếu. Cho dù tạo được không khí thật nhưng tạp âm vẫn rất nhiều vì mình chủ yếu quay trong... nhà kho chứ không phải ở trường quay. Tôi cho rằng vài ba năm tới, khi có phim trường chuyên nghiệp thì người ta sẽ giã từ công nghệ làm phim 1 máy còn bây giờ nó vẫn sống.

Phim hay "trốn" Liên hoan vì sợ "đụng" bản quyền?

- Nhưng, có tình trạng là một số phim hay đã hoàn thành nhưng không tham gia Liên hoan truyền hình trong khi cơ hội đoạt giải cao. Khúc mắc là vấn đề bán bản quyền hay...

- Họ sợ nếu gửi đi LH thì sẽ mất bản quyền. Đã gửi cho truyền hình thì có nghĩa phim đó đã trở thành của công. Tại TP.HCM, giữ phim gần như là một tập quán, là cách để thu hồi vốn. Việc đưa phim hay đi dự LH khó thực hiện nếu phim đó đang kẹt hợp đồng bán cho đơn vị khác sẽ dẫn đến vi phạm hợp đồng chứ không đơn thuần là chỉ để giữ bản quyền. Do vậy, nhiều phim có kịch bản chất lượng 5 sao luôn vắng mặt tại các Liên hoan truyền hình.

Có chia giải không?

- Đến thời điểm này, ông đánh giá cao bộ phim nào tham gia LH truyền hình TQ và vì sao?

- Tôi chưa thể nói phim nào hay nhất. Danh sách có rồi nhưng nếu công bố ở thời điểm này sẽ có ảnh hưởng không tốt. Riêng tôi, tiêu chí đầu tiên phải là chuyên nghiệp sau đó mới nói chuyện hay dở. Số phim chuyên nghiệp tham gia LH năm nay không chiếm đa số.

- Thành viên BGK có thống nhất về tiêu chí chuyên nghiệp?

- Chúng tôi... nhất trí rất cao.

- Có tranh luận với nhau về việc... chia giải cho hài lòng tất cả?

- Làm gì có chuyện đó. Nếu đã xét tính chuyên nghiệp như là một tiêu chí xét giải thì không thể có chuyện phân đều giải thưởng. Nếu không xét mà chỉ trao giải chỉ là sự khuyến khích và ảnh hưởng đến thương hiệu của các đài cũng như nền sản xuất phim truyền hình VN. 

- Xin cảm ơn ông!

  • Bích Hạnh (Thực hiện)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phim "teen" Việt Nam: Đất rộng người thưa! (13/01/2005)
LH Truyền hình TQ 2005: Phóng sự "chuyển" nhất (13/01/2005)
Hoa hậu Điện ảnhThanh Xuân và bí quyết sắc đẹp (13/01/2005)
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền làm MC (12/01/2005)
Đêm nhạc ủng hộ nạn nhân sóng thần (11/01/2005)
Chờ xem phim sitcom kiểu Việt Nam (11/01/2005)
Săn lùng kịch bản hài (11/01/2005)
Phim Việt Nam làm quen với công nghệ mới (11/01/2005)
"Nhật ký tiểu thư Jones 2": Phim hay cho mùa Valentine (09/01/2005)
Sẽ có một "mùa" phim lịch sử Việt Nam? (09/01/2005)
Ấn Độ cấm hôn trên màn ảnh! (08/01/2005)
"Sát nhân bí ẩn", phim hành động pha ca múa (08/01/2005)
Điểm mới trong LH truyền hình toàn quốc 2005 (07/01/2005)
Thanh Thúy: "Tôi không đòi mà người ta tự tăng cát xê" (06/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang